Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường của quận Bình Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác cán bộ cấp cơ sở tại QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 67 - 72)

phường của quận Bình Tân

a) Những mặt mạnh

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ CBCC cấp phường của quận Bình Tân hiện nay đã được nâng lên và tiến tới chuẩn hóa. Cùng với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đặc biệt là chương trình xây dựng đơ thị văn minh, chất lượng đội ngũ CBCC cấp phường cũng được hoàn thiện. Đại bộ phận CBCC của quận có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, kiên định theo lý tưởng của Đảng và Nhà nước, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, được người dân tin tưởng và ủng hộ cao. Đây là ưu điểm nổi bật của đội ngũ CBCC cấp phường của quận Bình Tân. Trong giai đoạn 2015 - 2018, đội ngũ CBCC cấp phường trên địa bàn quận đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Về tâm lực, hầu hết đội ngũ CBCC cấp phường đều có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của địa phương. Tuyệt đại bộ phận CBCC đã xây dựng được phong cách, lề lối, tác phong làm việc tiến bộ hơn, hiệu quả hơn, tình trạng quan liêu, hạch sách nhân dân đã giảm đi rất nhiều. Về trí lực, nhìn chung, CBCC các phường đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn về yêu cầu, trách nhiệm được phân công. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng nâng cao về học vấn, chuẩn hóa về bằng cấp, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, năng lực thực thi nhiệm vụ ngày càng được hoàn thiện hơn so với các giai đoạn trước. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng, nhìn chung đại đa số CBCC đã và đang phát huy tối đa vai trị và tinh thần trách nhiệm của mình trong cơng việc.

Về cơ cấu tổ chức của cán bộ cơng chức cấp phường của quận Bình Tân đã cơ bản ổn định và hợp lý. Đội ngũ cán bộ, công chức tại các vị trí đã từng bước đáp ứng tốt những yêu cầu chung của Bộ Nội vụ đề ra và các quy định về số lượng cán bộ, công chức tại cấp cơ sở. Tỷ lệ nữ cán bộ cũng có đang xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Các công tác như tuyển dụng; đào tạo bồi dưỡng; quy hoạch, sử dụng cán bộ; đánh giá, phân loại cán bộ công chức đều được thực hiện tương đối đầy đủ và đảm bảo đúng theo yêu cầu của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

b) Một số tồn tại

Bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Chất lượng đội ngũ CBCC cấp phường trên địa bàn quận Bình Tân vẫn cịn nhiều hạn chế, tồn tại chưa đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Về trình độ văn hóa, trình độ chun mơn: quận Bình Tân rất thiếu những CBCC cấp phường có trình độ chuyên môn cao. Đa số CBCC cấp phường mới chỉ tham gia các khóa học tại chức từ xa, liên thơng, số cán bộ được đào tạo bài bản cịn ở mức thấp; một số cán bộ đi học chỉ cốt để có bằng, hợp thức hóa các quy định của Chính phủ, chưa phản ảnh thực tế về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo đúng tinh thần của Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 “Về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành.

Về năng lực chấp hành, thực hiện công việc: Thông qua kết quả khảo sát, tác giả có thể thấy rằng, một bộ phận nhỏ CBCC tại các phường trên địa bàn quận vẫn chưa ổn định, tính chuyên nghiệp còn ở mức thấp, trình độ và năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ cịn yếu… dẫn đến tình trạng năng lực thực hiện cơng việc cịn hạn chế, tiến độ xử lý cơng việc cịn chậm, ảnh hưởng đến việc phục vụ nhân dân. Một số cán bộ tuy đã công tác lâu năm nhưng việc nắm bắt các thủ tục

hành chính, các quy trình giải quyết cơng việc vẫn chủ yếu dựa trên cảm tính, kinh nghiệm truyền từ người này sang người khác. Tình trạng đó khó tránh khỏi việc dẫn đến các sai sót, sai phạm trong q trình xử lý cơng việc, gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý và quyền lợi của quần chúng, nhân dân. Về phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc và thái độ làm việc với cơng dân: Một bộ phận CBCC có thái độ làm việc cầm chừng, vi phạm quy định tại nơi làm việc, vẫn còn trường hợp vi phạm đạo đức và bị kỷ luật. Vẫn tồn tại thái độ quan liêu, hạch sách người dân khi đến làm việc, chưa giải thích rõ ràng cho cơng dân để dẫn đến tình trạng giải quyết chậm trễ, đơn thư của nhân dân kéo dài, dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Việc tiến hành các hoạt động đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của các phường như: đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí nhân sự cán bộ, cơng chức... vẫn cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm. Việc lựa chọn cán bộ vào các vị trí quan trọng, đứng đầu vẫn chưa thực sự đảm bảo tính công khai minh bạch, thiếu dân chủ trong việc đề cử. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sư bám sát với thực tế đời sống xã hội mà vẫn cịn mang nặng tính hình thức, lý thuyết giáo điều, từ đó dẫn đến kết quả đào tạo chưa cao. Công tác đánh giá cán bộ vẫn cịn mang tính hình thức, đối phó, chưa thực sự tạo ra động lực khuyến khích tinh thần và thái độ làm việc của đội ngũ CBCC của các phường.

c) Nguyên nhân của những tồn tại trên

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) tại đối với quận Bình Tân nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên là tổng hòa các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, tác giả khái quát chung do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do khâu tuyển dụng cán bộ, công chức: Giai đoạn trước năm 2003, thời điểm trước khi thành lập quận, đời sống kinh tế của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, do thiếu nhân lực cấp cơ sở, một số CBCC cấp xã lúc này chưa tốt

nghiệp phổ thông, chủ yếu chỉ dựa trên kinh nghiệm làm việc tại các thơn, xóm, cụm dân cư được tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức cấp xã. Sau 15 năm thành lập, một bộ phận không nhỏ CBCC cấp phường hiện tại đều trưởng thành từ các khu phố hoặc phong trào đồn thanh niên tại địa phương, do vậy, trình độ văn hóa và trình độ chun mơn chưa đạt chuẩn. Cơng tác tuyển dụng cịn chưa đảm bảo tính khách quan, những người có trình độ, năng lực thực sự nhưng khơng có mối quan hệ sẽ rất khó khăn trong việc tuyển dụng vào các cơ quan hành chính nhà nước, ngay cả cơ quan cấp phường. Tình trạng thiên vị đối với những người có mối quan hệ thân quen đã dẫn đến tình trạng tuyển dụng, thi tuyển cán bộ có nhiều sự bất cập, gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước.

Nguyên nhân thứ hai tác giả muốn đề cập đến là chất lượng đào tạo: Khi có 1 cơng chức mới được tuyển dụng vào làm việc trong các vị trí được bố trí công tác sẽ phải hoàn thành tốt các quy định, tiêu chuẩn đã đề ra đối với từng vị trí được bổ nhiệm, phân công. Tuy nhiên, để hợp thức hóa bằng cấp và phù hợp với các tiêu chuẩn quy định, các lớp, khóa đào tạo ngắn hạn, cấp tốc được tổ chức, nhưng chất lượng đào tạo còn kém, chưa chú trọng vào hiệu quả thực tế, hầu hết các khóa đào tạo trước đây chỉ mang nặng tính hình thức.

Đối với những CBCC được cử đi học các khóa đào tạo bồi dưỡng cũng chưa thực sự phát huy được chất lượng của công tác đào tạo. Những tấm bằng chưa phản ánh chân thực về chất lượng của công tác đào tạo. Nguyên nhân chính của việc này là do chất lượng giáo dục đào tạo tại bậc học chuyên nghiệp của nước ta cịn ở mức thấp, chương trình đào tạo đã ở tình trạng lạc hậu, chưa bám sát vào tình hình thực tế ngồi xã hội, nặng về lý thuyết mà chưa song song với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và thế giới.

Thứ ba, do lương thấp đã khiến một bộ phận cán bộ công chức cấp phường có thái độ thờ ơ, làm việc chưa chuẩn mực với nhân dân, qua đó nảy sinh nguy cơ xảy ra hiện tượng gây khó dễ cho nhân dân khi đến làm việc, tham nhũng, nhận hối

lộ. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của đội ngũ CBCC chỉ từ lương do ngân sách Nhà nước chi trả, do vậy, lương thấp không đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và chăm lo cho gia đình nên họ phải tự tìm các nguồn thu khác để đảm bảo đời sống gia đình hoặc tâm lý làm việc cầm chừng, chán nản, khơng có động lực để cống hiến hay làm việc hết mình. Kể từ năm 1993 đến nay, Nhà nước đã có 12 lần tăng lương tối thiểu chung, với tốc độ tăng bình quân từ 16 -20%, song mức lương tối thiểu vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa thực sự đảm bảo cho mức sống tối thiểu của đội ngũ CBCC. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ CBCC cấp cơ sở nói riêng và đội ngũ CBCC nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác cán bộ cấp cơ sở tại QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)