Thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại quận Bình Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác cán bộ cấp cơ sở tại QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 58 - 67)

chí hầu hết đều có sự tương đồng, sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai phiếu đánh giá là không lớn. Do vậy, kết quả đánh giá như bảng trên tương đối chính xác.

Trong quá trình làm việc với cơng dân, hầu hết các CBCC đều khơng có thái độ cửa quyền, hạch sách, hách dịch hay to tiếng với nhân dân. Đa số cán bộ đều có thái độ đúng mực, nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và tiếp dân. Đặc biệt, trong thời gian qua, việc ra đời và áp dụng cơ chế “một cửa” được coi như một bước chuyển đổi quan trọng, có tính đột phá và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao văn hóa ứng xử và thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường. Bằng việc hạn chế các thủ tục hành chính rườm rà, các thủ tục được công khai, minh bạch, đơn giản, đội ngũ CBCC cấp phường của quận Bình Tân đã có những bước trưởng thành cả về trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức, phẩm chất cũng như tinh thần nghiệp vụ.

2.3. Thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại quận Bình Tân quận Bình Tân

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng

Về công tác tuyển dụng, căn cứ trên các văn bản hướng dẫn của cấp trên, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã thực hiện phân cấp tuyển dụng cơng chức, bước đầu gắn thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền tuyển dụng. Hình thức tuyển dụng gồm 2 loại: thi tuyển và xét tuyển. Nội dung thi tuyển gồm có: các mơn thi kiến thức chung và nghiệp vụ chuyên môn (nhân đôi điểm nghiệp vụ chuyên môn). Các môn điều kiện là ngoại ngữ và tin học. Với hình thức xét tuyển cơng chức thơng qua hồ sơ kết quả học tập, phỏng vấn trực tiếp về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, của người tham gia dự xét tuyển.

Việc tuyển dụng công chức cấp phường được dựa trên cơ sở của yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và số công chức được Ủy ban nhân dân thành phố

giao. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình thức tế tại địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các phường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo các chức danh, sau đó gửi báo cáo để Ủy ban nhân dân quận phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo các tiêu chí đã đề ra.

Việc tổ chức bầu cử các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015 Đến ngày 31/12/2018, HĐND cấp phường đã bầu được 10 Chủ tịch HĐND, 10 Phó Chủ tịch HĐND, 10 Chủ tịch UBND, 10 Phó Chủ tịch UBND phường. Cơng tác tuyển dụng công chức cấp xã của quận Bình Tân được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức 2008 và hướng dẫn tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ. Theo đó, việc tuyển dụng cơng chức phải đảm bảo các nguyên tắc: Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm, trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng của từng vị trí phòng ban tại các xã, thị trấn.

Trước đây, cũng như các địa phương trên cả nước, việc tuyển dụng công chức cấp phường của quận Bình Tân thường khơng có quy trình cụ thể, chặt chẽ. Hầu hết các vị trí tuyển dụng đều là những cán bộ được trưởng thành và đi lên từ các phong trào thanh niên, các cán bộ khu phố, khu dân cư... Tuy nhiên, từ những năm gần đây, khi luật CBCC ra đời và có hiệu lực, cùng với chủ trương, định hướng phát triển đội ngũ CBCC cấp phường của quận Bình Tân và các quy định, tiêu chuẩn cụ thể công tác tuyển dụng đã được chú trọng.

Tại các phường của quận Bình Tân, việc tuyển dụng cán bộ cấp phường qua các năm, qua từng nhiệm kỳ được tiến hành theo đúng các chế độ bầu cử đã được Chính phủ và Quốc hội quy định, phê chuẩn theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối với đội ngũ công chức cấp phường, việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức thi tuyển, xét tuyển, đồng thời kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu

công việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức của CBCC. Kết quả tuyển dụng cơng chức cấp phường của quận Bình Tân giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện qua bảng.

Bảng 2.6. Kết quả tuyển dụng công chức các phường của quận Bình Tân giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: người

Trình độ 2015 2016 2017 2018

Đại học 3 4 5 4

Cao đẳng 7 8 7 5

Trung cấp 7 7 8 6

Tổng số 17 19 20 15

Nguồn: Phòng Nội vụ quận Bình Tân

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, cơng chức cấp phường của quận Bình Tân được tuyển dụng tăng dần về số lượng và chất lượng. Từ năm 2015 đến năm 2018, tổng số công chức cấp phường được tuyển dụng là 75 người. Tỷ lệ cơng chức có trình độ Cao đẳng, Đại học có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công chức được tuyển dụng mới. Qua điều tra của tác giả, tồn bộ số cơng chức được tuyển dụng mới trong những năm gần đây đều được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo phù hợp với chức danh, vị trí công việc đảm nhận. Tuy nhiên số lượng công chức được tuyển dụng từ năm 2015-2018 là khơng nhiều, trung bình tuyển dụng 18 công chức/năm. Số lượng công chức được tuyển dụng hàng năm trên tổng số 10 phường như vậy là tương đối thấp, trung bình mỗi phường hằng năm chỉ tuyền gần 2 cơng chức mới.

Về trình tự, thủ tục, quy trình tuyển dụng cơng chức cấp phường: Thực hiện đúng theo các quy trình tuyển dụng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

về việc ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.

Trong những năm gần đây, bám sát vào tình hình thực tế trên địa bàn, quận Bình Tân đã đẩy mạnh việc áp dụng chính sách thu hút, ưu tiên những người có trình độ đại học và sau đại học có chuyên ngành đào tạo phù hợp với các chức danh công chức cấp phường cần tuyển dụng về công tác tại các phường. Hiện tại, chủ trương này không chỉ là chủ trường riêng của quận Bình Tân mà cịn là chủ trương chung tại nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện nhằm mục đích trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở tại các địa phương.

Xác định nhu cầu đào tạo là khâu quan trọng trong cả quá trình ĐTBD, để tránh lãng phí trong q trình ĐTBD, cần tiến hành kiểm tra tổng thể trình độ và nhu cầu ĐTBD. Khi đã nắm bắt và hiểu rõ đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu ĐTBD thì lúc đó mới lựa chọn được các đối tượng phù hợp để cử đi ĐTBD. Trong những năm gần đây, UBND quận đã xác định yếu tố quan trọng nhất, góp phần tạo nên sự thành cơng của cơng tác cán bộ đó là yếu tố con người. Bên cạnh việc tập trung đầu tư sơ sở hạ tầng, UBND quận luôn chú trọng công tác đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCS, đặc biệt quận luôn coi đào tạo nguồn nhân lực nhằm để nâng cao trình độ chun mơn, thái độ phục vụ và chất lượng phục vụ tổ chức, công dân là vấn đề quyết định đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây, UBND quận đã quan tâm, chú ý nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trên địa bàn quận.

- Việc xây dựng kế hoạch triển khai các chính sách ĐTBD CBCCS còn chậm và thiếu tính chủ động, phần lớn đều căn cứ vào kế hoạch của Sở Nội vụ Thành phố, chưa thực sự chú trọng đến nhu cầu thực tế của cấp cơ sở. Bên cạnh đó, UBND quận cũng chưa tiến hành phân tích thực trạng cơng việc một cách tổng thể nên việc lập kế hoạch đào tạo cịn có nhiều khúc mắc, khó khăn. Việc xây dựng

kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ một cách tổng thể giúp đánh giá đúng thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực từ đó xác định đối tượng cần đào tạo.

- Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Theo kế hoạch đề ra, UBND quận và các phường cần xác định rõ nhu cầu đào tạo CBCCS để làm việc tại các bộ phận chun mơn như cán bộ văn phịng, cán bộ tư pháp, hộ tịch, công chức địa chính, xây dựng, công chức tài chính - kế tốn, cơng chức văn hóa - xã hội… Tuy nhiên, trên thực tế các phường khi xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng lại không xuất phát từ kế hoạch phát triển của đơn vị cũng như đánh giá kết quả cơng việc của CBCCS. Vì thế, các mục tiêu khi đề ra cịn mang tính chung chung, chưa bám sát vào tình hình thực tế trên địa bàn, chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá cụ thể kết quả của việc đào tạo bồi dưỡng, không xác định được yêu cầu cụ thể cho từng cán bộ tham gia vào các khóa đào tạo. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng những cán bộ tham gia đào tạo không nắm bắt được yêu cầu về kỹ năng cụ thể để họ tích cực học tập. Trên thực tế trong những năm gần đây, mặc dù UBND của các phường đã bước đầu chú trọng đến việc xác định rõ các mục tiêu đào tạo cán bộ, cơng chức, vì vậy, tỷ lệ cán bộ công chức được đào tạo theo đúng với các yêu cầu so với tổng số CBCCS đã tham gia đào tạo đã có sự tăng trưởng, tuy nhiên không nhiều. Theo bảng 2.6, đến năm 2015, tồn quận có 15 người đào tạo đúng yêu cầu, chiếm tỷ lệ 41,6% so với tổng số người được đào tạo, đến năm 2018 là 28 người chiếm tỷ lệ 56%, tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 15%. Do đó, trong những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân các phường cần xác định mục tiêu ĐTBD cán bộ rõ ràng và cách thức xác định mục tiêu đó một cách hợp lý.

Bảng 2.7. Kết quả CBCCS được ĐTBD đúng với yêu cầu của các phường so với tổng số CBCCS đã được tham gia đào tạo từ năm 2015 - 2018

Tổng người được đào tạo bồi dưỡng 36 100% 40 100% Số người được ĐTBD đúng với yêu cầu

của phường

17 58.6% 28 68.3%

(Nguồn: Phịng Nội vụ quận Bình Tân)

- Xây dựng nội dung, các chương trình và tiến hành tổ chức đào tạo.

Cấp quận và thành phố chịu trách nhiệm xây dựng nội dung chương trình ĐTBD mà khơng có sự tham gia của cấp cơ sở nên vẫn còn một số hạn chế. Nội dung của các chương trình ĐTBD chưa thực sự bám sát thực tiễn của thành phố Hồ Chí Minh, của quận Bình Tân; các kiến thức bồi dưỡng, đào tạo cịn mang tính dàn trải, chưa thực sự chú trọng đến ĐTBD những kỹ năng mềm khác.

Trong việc thực hiện ĐTBD thì phương pháp tiến hành ĐTBD có vai trị đặc biệt quan trọng, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Thực tế, qua thời gian quan sát và tìm hiểu, tại địa phương, việc thực hiện cơng tác đào tạo bổi dưỡng CBCCS được đào tạo chủ yếu đào tạo ngồi cơng việc, việc đào tạo trong công việc dưới sự hướng dẫn của những cán bộ có kinh nghiệm vẫn còn nhiều sự hạn chế nhất định. Đào tạo trong công việc chỉ được áp dụng đối với những cán bộ mới bắt đầu vào làm việc, thiếu lý thuyết mà hầu hết lại chỉ tập trung vào hướng dẫn các kỹ năng thực hành.

Công tác tổ chức ĐTBD cho CBCCS được UBND quận, Phòng Tổ chức Quận tiến hành theo các đợt học tập tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị của quận hoặc các cụm tại các phường gần nhau, với những phường có điều kiện tương đồng nhau về kinh tế - xã hội để thuận tiện cho việc trải nghiệm và nghiên cứu thực tế. Đối với đội ngũ cán bộ về chuyên mơn như Cán bộ địa chính, kế tốn – tài chính, văn hóa – xã hội….. và các chức danh lãnh đạo chủ chốt, việc đào tạo cũng tạm thời dừng lại ở các hình thức như các lớp học chính quy, các cơ sở đào tạo ở trong nước như các trường chính trị, các học viện. Việc tổ chức nghiên cứu tình huống,

mơ phỏng trị chơi quản trị hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế này xảy ra trên địa bàn quận Bình Tân là tương đối rõ nét.

Việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết. Ngay trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nội dung vẫn còn nặng về tính lý thuyết, chưa thực sự nhận định và bám sát vào tình hình thực tiễn của quận Bình Tân. Việc luân chuyển các cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác đào tạo và bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị quận cũng chưa thực sự được chú trọng và thực hiện. Do đó, nhiều cán bộ có thế mạnh giảng dạy một số chuyên đề chưa được sử dụng đúng mục đích trong tổ chức đào tạo và bồi dưỡng.

- Nguồn kinh phí ĐTBD cho đội ngũ CBCCS của quận Bình Tân trong giai đoạn 2015 - 2018 được huy động một cách đa dạng, trong đó chủ yếu dựa nguồn từ ngân sách Nhà nước chi trả và nguồn ngân sách của Trung ương cấp theo các chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo cán bộ. Hằng năm, Phòng Tổ chức quận và Phòng Tài chính đều liên tục rà soát, kiểm tra việc phân bổ nguồn lực cho việc thi hành chính sách như tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật…Bên cạnh đó, các phịng cịn chủ động rà sốt trong đội ngũ CBCCS để tham mưu cho Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận xây dựng các kế hoạch thực hiện chính sách cho phù hợp để ĐTBD đúng đối tượng. Trong 3 năm qua, trên địa bàn quận Bình Tân, việc hỗ trợ kinh phí đào tạo chủ yếu dựa trên nguồn từ ngân sách của thành phố cấp xuống cho các lớp học do Thành phố tổ chức. Đối với các lớp bồi dưỡng do UBND quận tổ chức thì mới sử dụng đến ngân sách của quận.

- Đối với việc thực hiện cơ chế chính sách đặc thủ để đãi ngộ cho CBCCS được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: UBND quận đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù giành riêng cho các cán bộ, công chức được cử đi tham gia các khóa ĐTBD trên địa bàn quận như sau:

+ Hỗ trợ về thời gian: Những CBCCS được các phường lựa chọn và tham gia các buổi ĐTBD đều được tạo điều kiện về thời gian và có sự bố trí phù hợp với

các nhiệm vụ được phân công. Một số lớp đào tạo vào buổi tối, ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc; đối với các trường hợp cán bộ được cử đi học trong giờ hành chính thì việc cử CBCCS đi học phải cam kết đảm bảo có cán bộ thay thế hoặc được ủy quyền để giải quyết công việc chuyên môn hoặc sau giờ học về xử lý công việc để đảm bảo không gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và việc phục vụ nhân dân.

+ Hỗ trợ về tài chính: Việc tiến hành hỗ trợ cho CBCCS được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng được trích ra hầu hết từ nguồn vốn của cấp trên xuống theo các quy định của Chính phủ. Về phía địa phương, do tình hình ngân sách cịn hạn hẹp nên việc hỗ trợ cho cán bộ đi học cịn có phần hạn chế, thậm chí gần như khơng có. Vì vậy, trong thời gian tới đây, Phòng Tổ chức, Phòng Tài chính cần tham mưu cho UBND quận bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ cho người học, giúp họ có thêm động lực để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác cán bộ cấp cơ sở tại QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)