TMCP Quân Đội
Hoạt động KDNH tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế. Chính vì vậy việc giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động KDNH có ý nghĩa quan trọng. Để giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động KDNH, MB cần thực hiện các giải pháp sau:
* Đối với rủi ro tỷ giá:
Đây là loại rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNH. Các rủi ro ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do biến động kinh tế, chính trị của một đất nước. Việc ngân hàng nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó quá nhiều sẽ là mạo hiểm khi tỷ giá biến động bất lợi. Do đó, MB cần phải tuân thủ nghiêm ngặt công cụ phòng tránh rủi ro tỷ giá là hệ thống hạn mức (Position limits), bao gồm:
- Hạn mức trạng thái tiền tệ (hạn mức qua đêm và hạn mức giao dịch trong ngày): là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà MB được để qua đêm (đối với hạn mức qua đêm) hoặc giao dịch trong ngày nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thị trường biến động quá nhanh khiến nhân viên KDNH không phản ứng kịp. Tùy theo
khối lượng giao dịch, tính thanh khoản cao hay thấp, biến động tỷ giá nhiều hay ít, các quy định của NHNN và kinh nghiệm, trình độ, mục tiêu kinh doanh, năng lực tài chính của MB mà Ban Lãnh đạo thiết lập hạn mức trên.
- Hạn mức dừng lỗ: Là mức lỗ tối đa cho một giao dịch và mức lỗ tối đa trong ngày, mục đích của hạn mức này là nhằm khống chế mức lỗ của MB trong một giới hạn có thể chấp nhận được.
Trong hoạt động KDNH, rủi ro về tỷ giá có nguyên nhân từ trạng thái ngoại hối. Khi ngoại tệ lên giá thì trạng thái ngoại tệ dương sẽ có lợi, còn trạng thái âm sẽ bị lỗ.
Trong quá trình mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ luôn thay đổi nên MB luôn có khả năng gặp rủi ro tỷ giá. Nhưng MB cũng cần linh hoạt điều chỉnh trạng thái ngoại tệ vì ở thời điểm cân bằng trạng thái, có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi không có ngoại tệ cho nhu cầu đột xuất của khách hàng.
Việc giảm thiểu rủi ro tỷ giá được thực hiện thông qua quản lý trạng thái ngoại hối và MB phải xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với trạng thái ngoại hối.
* Đối với rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng:
MB, đặc biệt là các chi nhánh của MB giao dịch trực tiếp với các khách hàng cần tiến hành phân loại, đánh giá khách hàng theo các mức cụ thể để đưa ra hạn mức giao dịch cho từng khách hàng cho phù hợp.
MB nên áp dụng hạn mức khách hàng như sau: Quy định hạn mức cho từng khách hàng tuỳ theo tình hình tài chính của khách hàng đó, bao gồm:
- Hạn mức thanh toán (quy định số tiền tối đa mà ngân hàng thanh toán cho một khách hàng trong một ngày)
- Hạn mức kỳ hạn (tổng giá trị các hợp đồng kỳ hạn đang còn hiệu lực không được vượt quá).