Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ xấu trong tổng danh mục nợ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 34 - 36)

công tác quản lý nợ.

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ xấu trong tổng danh mục nợ của Ngân hàng của Ngân hàng

Một số chỉ tiêu thường được sử dụng là:

gốc và/hoặc lãi khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro tín dụng và phản ánh những rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải đối mặt.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đ c những nhân tố tác động nằm ngoài tầm kiểm soát của chính Ngân hàng và khách hàng. Vì thế, trên thực tế, trong kinh doanh ngân hàng không thể không có nợ quá hạn. Ngân hàng phải chấp nhận nợ quá hạn và phải cố gắng kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở một mức độ hợp lý.

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà ngân hàng không thu hồi được đúng như thời hạn cam kết trong các hợp đồng tín dụng và tổng số nợ mà ngân hàng đã cho vay Tỷ lệ này càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng cao. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như là giới hạn an toàn. Khi tỷ lệ này vượt quá một giới hạn cho phép thì nó thể hiện sự yếu kém của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

(2) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua l triền miên, phá sản hoặc khách hàng có dấu hiệu lừa đảo…Nợ xấu là một phần của nợ quá hạn song có mức nguy hiểm cao hơn Nợ xấu là một cảnh báo cho ngân hàng: Hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Để đánh giá chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng này so với toàn ngành, hoặc so một tổ chức tín dụng khác thì người ta dùng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này cao, chứng tỏ ngân hàng gặp rủi ro tín dụng lớn, ngân hàng có khả năng mất vốn, các biện pháp quản lý nợ thực sự không hiệu quả. Chỉ tiêu này

được tính như sau:

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu

Tổng dư nợ x 100% Ngoài ra, còn sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ ngoại bảng/Tổng dư nợ Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ

ngoại bảng =

Dư nợ ngoại bảng

Tổng dư nợ nội bảng + dư nợ ngoại bảng

x 100%

(3) Nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ

Các khoản nợ có vấn đề được hiểu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn, hoặc không trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và cả các khoản vay trong hạn nhưng c dấu hiệu không an toàn có thể dẫn đến rủi ro. Như vậy, nợ có vấn đề đã bao hàm cả nợ quá hạn và nợ xấu, quy mô nợ có vấn đề phụ thuộc vào chất lượng nợ của NHTM và phụ thuộc cả vào khả năng quản lý - nhận biết nợ có vấn đề của m i ngân hàng.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ có vấn đề = Dư nợ có vấn đề

Tổng dư nợ x 100%

Trường hợp, tỷ lệ nợ có vấn đề cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, điều này cho thấy:

- Chất lượng tín dụng thật sự của NHTM đang thấp hơn nhiều so với số liệu báo cáo trên BCTC

- Việc nhận diện các khoản nợ (Quản lý nợ có vấn đề đã tương đối đầy đủ và có thể nói là có hiệu quả, vì chỉ khi nhận diện được khoản nợ có vấn đề, ngân hàng mới có thể đưa ra các biện pháp xử lý nợ phù hợp nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 34 - 36)