2.3.1 Các chỉ ti u phản ánh chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ có vấn đề trong tổng danh mục nợ của Ngân hàng
Bảng 2.7 – Chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ có vấn đề (nội bảng) trong tổng danh mục nợ của MB STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị +/-2015 /2014 Giá trị +/-2016 /2015 1 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,20% 3,57% -1,63% 2,58% -0,99% 2 Tỷ lệ nợ xấu 2,80% 1,61% -1,19% 1,32% -0,29% 3 Tỷ lệ nợ c vấn đề/Tổng dư nợ 7,54% 6,36% -1,18% 5,96% -0,40%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2014, 2015, 2016 và báo cáo của Khối Quản trị rủi ro – Ngân hàng TMCP Quân đội)
Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ có vấn đề trong tổng danh mục nợ của Ngân hàng Quân Đội c xu hướng được cải thiện trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016 ở cả 03 chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quân Đội ở mức khá thấp so với các ngân hàng khác trong hệ thống.
Tỷ lệ nợ có vấn đề/ tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 là 5,96%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu (1,32%) và tỷ lệ nợ quá hạn (2,58%). Điều này cho thấy, Ngân hàng Quân Đội c ng đã nhận diện được nợ có vấn đề không chỉ nằm ở các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng mà còn tiềm ẩn nhiều trong các khoản nợ đang ở nhóm I.
Bảng 2.8 – Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thu hồi nợ xấu (bao gồm cả nợ ngoại bảng) của Ngân hàng Quân Đội
Đơn vị: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị +/- 2015 Giá trị +/- 2016/2015 /2014 1 Nợ xấu đầu kỳ 3.910 4.198 7,37% 2.985 -28,89% 2 Nợ xấu phát sinh trong kỳ 1.666 734 -55,94% 483 -34,20% 3 Nợ xấu thu hồi trong kỳ 1.378 1.947 41,29% 856 -56,03% 4 Tỷ lệ thu hồi nợ xấu 24,71% 39,48% 14,76% 24,68% -14,79%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2014, 2015, 2016 và báo cáo của Khối QTRR – Ngân hàng TMCP Quân đội)
Trong hai năm 2015 – 2016, công tác quản lý nợ của Ngân hàng Quân Đội được thực hiện khá hiệu quả. Dư nợ xấu (bao gồm nợ xấu ngoại bảng) giảm từ 4.198 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2014 xuống còn 2.612 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2016 Tỷ lệ thu hồi nợ xấu đạt mức cao: năm 2014 là 24,71%, năm 2015 là 39,48%, đến năm 2016 là 24,68%.
2.3.2 ết quả đạt và các hạn chế của hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.3.2.1 ết quả đạt được
Với thực trạng chất lượng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội như ở trên, có thể thấy Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý nợ xấu, cụ thể:
Thứ nhất: Ban lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên phân tích, đánh giá về nợ xấu, ảnh hưởng của nợ xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nhiệm vụ xử lý nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm. Các chỉ tiêu về xử lý, thu hồi nợ xấu được giao cụ thể theo KPIs (Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc đến từng cán bộ, nhân viên và là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua định kỳ hàng quý. Nợ xấu được nhận diện đầy đủ, kịp thời để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, giảm
Thứ hai: Công tác quản lý nợ xấu được thực hiện triệt để, xuyên suốt từ Hội sở đến Chi nhánh. Ban chỉ đạo cơ cấu và thu hồi nợ thực hiện họp định kỳ hàng tuần, để đưa ra các giải pháp thu hồi nợ triệt để đối với từng Khách hàng và Chi nhánh. Trung tâm Quản lý thu hồi nợ thường xuyên đôn đốc các đơn vị thực hiện các Kết luận chỉ đạo của các Trưởng ban/Phó ban nhằm sát sao tình hình thu hồi nợ tại các Chi nhánh. Tại các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% đều được thành lập Tổ thu hồi nợ. Do đ , việc thu hồi nợ được thực hiện tập trung tại trụ sở của Chi nhánh, phân tách được việc kinh doanh và thu hồi nợ. Việc chuyên môn hóa này giúp cho cả công tác kinh doanh và thu nợ đạt hiệu quả cao hơn so với việc một cán bộ quan hệ khách hàng vừa bán hàng vừa xử lý nợ.
Thứ ba: Ngân hàng Quân Đội đã hoàn thiện triển khai mô hình tổ chức, phù hợp với các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, đ là: Về cơ bản thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng Theo đ , toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể do Khối quản trị rủi ro thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan c ng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng Đối với việc đánh giá, thẩm định từng lần cho vay tùy mức độ sẽ do Khối thẩm định thực hiện. Khoản vay sau khi được phê duyệt sẽ do bộ phận H trợ tín dụng trực tiếp theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng được phê duyệt. Việc thu hồi nợ sẽ do Tổ thu hồi nợ và Trung tâm Quản lý thu hồi nợ phụ trách. Việc triển khai mô hình trên đã giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ xấu phát sinh.
Thứ tư: Chất lượng công tác quản lý nợ xấu được nâng cao từ khâu phòng ngừa phát sinh nợ xấu. Cụ thể: Nợ xấu phát sinh từ các khoản cấp tín dụng mới trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 giảm thiểu do các đơn vị tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng mà chủ yếu phát sinh từ các khoản vay c từ năm 2013 trở về trước Ngoài ra, trên cơ sở thực trạng các khoản vay đã phát sinh nợ xấu, MB đã thực hiện khái quát hóa; phân tích rủi ro và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc tài trợ đối với Khách hàng hoạt động trong một số lĩnh vực như: Vi n
thông tin học; Điện thoại di động; Điện máy; Bất động sản, Sắt thép Inox, Xi măng thông qua việc thực hiện cảnh báo rủi ro trên toàn hệ thống về các lĩnh vực trên. Điều này c ng giúp cho các đơn vị kinh doanh c được các bài học kinh nghiệm để tránh không cấp tín dụng đối với các Khách hàng có dấu hiệu tương tự, hạn chế phát sinh nợ có vấn đề.
Mặc dù thời gian vừa qua Ngân hàng Quân Đội đã chú trọng công tác quản lý nợ và thu được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên công tác quản lý và thu hồi nợ tại Ngân hàng Quân Đội vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện và còn một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất: Trong một số trường hợp chưa nhận diện đầy đủ được khoản nợ có vấn đề
Mặc d , MB đã xây dựng quy trình tín dụng khá chặt chẽ tuy nhiên, việc nhận diện các khoản nợ có vấn đề vẫn còn một số hạn chế. Vẫn có tình trạng ngay sau khi MB thực hiện tái cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng, khách hàng phát sinh luôn quá hạn. Ví dụ như đối với trường hợp Công ty CP thương mại kim loại màu Hồng Việt Năm 2013, Khách hàng được Ngân hàng Quân Đội cấp hạn mức 100 tỷ đồng để thực hiện các phương án tạm nhập tái xuất đồng. Khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt Năm 2014, Ngân hàng Quân Đội thực hiện tái cấp hạn mức đối với Khách hàng, duy trì hạn mức 100 tỷ đồng. Trong quá trình tái cấp hạn mức, các cán bộ của Ngân hàng Quân Đội (bao gồm cả chuyên viên quan hệ khác hàng và Chuyên viên thẩm định đều xuống Cảng Hải Phòng để kiểm tra tình trạng hàng hóa và quy trình hoạt động của Khách hàng. Kết quả của công tác kiểm tra là hàng hóa vẫn còn nguyên trong các container tại cảng, hoạt động kinh doanh của Khách hàng di n ra bình thường. Tuy nhiên, chỉ sau 01 tháng kể từ ngày tái cấp hạn mức, Khách hàng phát sinh quá hạn. Nguyên nhân do thực chất, Khách hàng đã lấy toàn bộ hàng hóa là đồng trong các container để bán hàng, dùng nguồn thu vào các mục đích khác mà không trả nợ MB. Trong quá trình kiểm tra, các cán bộ của MB đã không thực hiện kiểm tra được thực chất trong container có hàng không, một phần do quy định về mặt hàng tạm nhập tái xuất phải luôn có kẹp niêm phong của Hải Quan nên không thực hiện kiểm tra được. Vấn đề của MB là đã không nhận diện được rủi ro khi tài trợ đối
với các mặt hàng tạm nhập tái xuất, và không xác định được đây là một khoản nợ có vấn đề cần theo dõi và xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp.
Thứ hai: Thời gian xử lý nợ còn chậm, quá trình tác nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc
Thời gian xử lý các phương án xử lý nợ còn kéo dài. Thời gian trung bình trình đối với một phương án xử lý nợ thường kéo dài 5 - 15 ngày, tùy theo tính chất phức tạp của quá trình xử lý, trong đ : Thời gian đề xuất từ ĐVKD: 01 ngày; Thời gian thẩm định các phương án xử lý nợ: 3 ngày; Thời gian phê duyệt: 01 – 10 ngày. Thời gian xét duyệt dài có thể gây kh khăn trong các tình huống cần xử lý nhanh như các trường hợp cần bắt giữ tài sản là xe ô tô, cần xử lý tài sản ngay do tài sản sụt giảm giá trị lớn hoặc các trường hợp thu giữ hàng hóa.
Trên đây là một số điểm còn hạn chế trong quản lý nợ và thu hồi nợ tại Ngân hàng TMCP Quân đội Để có thể tăng cường hơn nữa quản lý nợ xấu, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội, tác giả đã tìm hiểu và nhận thấy có một số nguyên nhân dưới đây đã ảnh hưởng tới hiệu quả công tá quản lý nợ và thu hồi nợ tại chi nhánh.
2.3.2.2 Nguyên nhân tồn tại các hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Nguy n nhân chủ quan
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng như công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng còn hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng phân loại nợ
Đối với doanh nghiệp, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính hai năm gần nhất, như vậy với những doanh nghiệp mới thành lập, có thời gian hoạt động dưới hai năm sẽ không đủ điều kiện để thực hiện xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với loại hình là khách hàng doanh nghiệp, vì thế ngân hàng không thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng mà thực hiện phân loại nợ chủ yếu theo thời gian quá hạn (quy định tại điều 6 QĐ 493 hoặc phải thực hiện xếp hạng theo bộ chỉ tiêu dành cho khách hàng có quy mô nhỏ (với đối tượng khách hàng này, việc đánh giá sẽ được loại bỏ một số
chỉ tiêu so với khách hàng doanh nghiệp) từ đ sẽ ảnh hưởng tới việc xác định và phân loại nợ của những khách hàng này.
Bên cạnh đ , với các chỉ tiêu phi tài chính, việc đánh giá chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của người chấm điểm mà chưa c chế tài kiểm soát thường xuyên mức độ xác thực của thông tin được nhập vào Hệ thống xếp hạng tín dụng nên trong một số trường hợp kết quả xếp hạng tín dụng có thể bị làm sai lệch do vô tình hoặc cố ý.
Trình độ và vai trò của cán bộ xử lý nợ chưa cao
Hiện tại, mô hình Tổ thu hồi nợ tại Chi nhánh mới được triển khai tại 11/63 Chi nhánh của MB. Tại các Chi nhánh còn lại, các CV QHKH vừa đảm nhiệm vai trò phát triển kinh doanh, vừa thực hiện thu hồi nợ nên phần lớn nhân sự tại cơ quan này đều có ít kinh nghiệm thực tế, không có hoặc có dành ít thời gian cho công tác thu hồi nợ Điều này c ng một phần ảnh hưởng tới khả năng và thời gian thu hồi khoản nợ có vấn đề.
Chưa tuân thủ Qui trình nghiệp vụ tín dụng
Chất lượng công tác thẩm định Khách hàng còn một số hạn chế, dẫn tới việc cho vay không phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của Khách hàng dẫn tới việc MB giải ngân trên các chứng từ (h a đơn, hợp đồng kinh tế..) không có thật; BCTC của Doanh nghiệp báo lãi tuy nhiên thực chất hoạt động kinh doanh thua l . Dẫn tới khi phát sinh quá hạn, MB không thể xử lý thu hồi nợ.
Đặc biệt chất lượng công tác thẩm định TSBĐ của MB đang gặp nhiều vướng mắc. Hầu hết CVTĐ không đi thẩm định thực tế TSBĐ, chỉ lấy thông tin từ CVQHKH và đơn vị định giá độc lập (MBAMC hoặc một công ty định giá thuê ngoài). Hồ sơ giấy tờ của TSBĐ có thể đảm bảo tính pháp lý tuy nhiên MB không nắm được thông tin về việc tranh chấp tài sản (liên quan tới vay ké, vay hộ) hoặc TSBĐ không được định giá lại theo đúng quy định nên giá trị tại thời điểm xử lý sụt giảm nghiêm trọng so với thời điểm cho vay, dẫn tới kh khăn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ cho MB.
Công tác kiểm soát sau cho vay còn nhiều hạn chế, yếu kém và thực hiện mang tính chất hình thức nên không phát hiện được các sai phạm của Khách hàng để xây dựng các biện pháp xử lý kịp thời Đối với các khoản vay hiện nay đã xử lý
bằng quỹ DPRR và hạch toán ở ngoại bảng chủ yếu phát sinh từ những năm 1998, 1999 do chưa c qui trình nghiệp vụ tín dụng và việc tuân thủ qui định chung còn kém Nhân viên cho vay c ng như cán bộ quản lý của chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm, không nắm chắc nghiệp vụ. Trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng qui định như cho khách hàng mượn giấy tờ tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay để bán mà không thu được nợ.
Việc theo dõi nợ có vấn đề chưa khoa học, xử lý nợ xấu chưa thực sự khách quan
Trong theo dõi nợ có vấn đề, đặc biệt là những khoản nợ có vấn đề tồn đọng trong một khoảng thời gian dài chưa được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống. Sự luân chuyển cán bộ nhân viên c ng như điều chuyển công tác đối với những nhân viên trực tiếp cho vay đã tạo ra một khoảng trống nhất định giữa những người tiếp nhận lại khoản vay và khách hàng, thêm vào đ trách nhiệm trong quản lý khoản nợ xấu của người tiếp nhận mặc d được cụ thể h a thành nghĩa vụ nhưng chưa gắn với quyền lợi và có sự động viên kịp thời.
Ngoài những khoản nợ có vấn đề được bàn giao lại do luân chuyển cán bộ, điều chuyển công tác thì phần lớn các khoản nợ có vấn đề còn lại do nhân viên cho vay trực tiếp quản lý và xử lý thu hồi Điều này giúp quá trình theo dõi và nắm bắt tình hình khách hàng thuận lợi, tuy nhiên trong một số trường hợp nhân viên ngân hàng còn có tâm lý cả nể, không áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt với những khoản nợ xấu mới phát sinh dẫn đến tình trạng nợ có vấn đề không được xử lý dứt điểm. Bên cạnh đ , một số khoản vay c liên quan đến bảo lãnh của cơ quan quốc phòng không thể xử lý quyết liệt do có nhiều mối quan hệ khác chi phối.