Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm xuân thành (Trang 27 - 30)

1.3.3.1. Nhân tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy không hoặc chƣa hợp lý, năng lực quản lý yếu kém, khả năng thích ứng với sự thay đổi còn hạn chế, … làm cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm không đƣợc hiệu quả. Những doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, thị phần thấp, khả năng thanh toán yếu, …

- Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên, trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo: Cán bộ khai thác hay đại lý bảo hiểm có trình độ chuyên môn tốt có thể đánh giá và lựa chọn những đối tƣợng bảo hiểm có rủi ro tốt, khả năng xảy ra tổn thất thấp, từ đó sẽ giảm đƣợc chi phí bồi thƣờng. Các chuyên viên giám định có trình độ chuyên môn cao giải quyết khiếu nại một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác, tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng và giảm thiểu chi phí giám định…

- Nhận thức của nhà quản lý: Doanh nghiệp bảo hiểm thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào ngƣời đứng đầu doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời đứng đầu các đơn vị thành viên, họ chính là những nhà quản lý của doanh nghiệp. Nếu mỗi

đơn vị quản lý rủi ro tốt thì toàn tổng công ty sẽ tốt. Một nhà quản lý tốt phải đảm bảo các kỹ năng về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và về quan hệ. Nhà quản lý phải phân tích và chuẩn đoán đƣợc nguyên nhân gây ra nguy cơ rủi ro để đƣa ra những quyết định đúng đắn trƣớc khi chấp nhận bảo hiểm cho một đối tƣợng nào đó. Kiến thức chuyên môn giúp họ đánh giá mức độ rủi ro một cách chính xác và toàn diện hơn.

- Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm lớn hay nhỏ, có phù hợp với trình độ quản lý hay không cũng ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ thƣờng có mức vốn thấp và không đƣợc nhiều khách hàng biết đến nên sẽ bị hạn chế hơn so với các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong việc cạnh tranh, lôi kéo khách hàng. Khi các doanh nghiệp bảo hiểm lớn đã tạo đƣợc tên tuổi và uy tín trên thị trƣờng thì sẽ có xu hƣớng chuyển sang kinh doanh có lãi, họ sẽ hạn chế nhận bảo hiểm cho các loại rủi ro cao nhƣ bảo hiểm vật chất xe khách, xe taxi, bảo hiểm tài sản cho kho hàng của doanh nghiệp Đài Loan (do trên thị trƣờng đã có rất nhiều vụ cháy kho, nhà xƣởng của các doanh nghiệp Đài Loan do chính họ đốt xƣởng nhằm trục lợi bảo hiểm)… Để có doanh thu, tăng thị phần, các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ phải chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro cao này. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ thì khả năng tài chính yếu kém sẽ bị hạn chế trong hoạt động nhận và nhƣợng tái bảo hiểm.

1.3.3.2. Nhân tố khách quan

- Các quy định của Nhà nƣớc mang tính pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Có rất nhiều các quy định từ khi doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc thành lập cho đến khi thanh lý, phá sản. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về hoạt động này luôn kiểm tra, giám sát khả năng thanh toán, tỷ lệ phí, các mẫu đơn và các sản phẩm bảo hiểm trƣớc khi doanh nghiệp bảo hiểm đƣa ra thị trƣờng. Những quy định này đôi khi cũng gây nên những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp nếu công tác kiểm tra và giám sát bị lạm dụng. Ngoài ra, những quy định mới đƣợc ban hành nếu không đƣợc hƣớng dẫn, chỉ dẫn cụ thể, thống nhất sẽ khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện vì không biết thực hiện nhƣ thế nào là đúng.

- Sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm: Từ sau năm 1965 khi Bảo hiểm Bảo Việt đƣợc thành lập tới nay, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đang hoạt động rất sôi động với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm bất chấp mọi hình thức để giành giật thị phần, tăng doanh thu bằng cách giảm tỷ lệ phí. Các doanh nghiệp bảo hiểm lớn với tiềm lực tài chính lớn và đã có uy tín trên thị trƣờng sẵn sàng giảm phí để giữ chân cũng nhƣ lôi kéo thêm khách hàng, để cạnh tranh các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ đành phải chấp nhận giảm phí để cạnh tranh. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.

- Thị trƣờng bảo hiểm ngày càng phát triển thì nhận thức của ngƣời tham gia bảo hiểm cũng ngày càng cao, kiến thức về bảo hiểm của họ ngày càng sâu nên hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi hơn khiến các doanh nghiệp bảo hiểm khó nhận biết đƣợc. Không chỉ khách hàng trục lợi bảo hiểm mà còn cả những cán bộ nhân viên bảo hiểm bắt tay với khách hàng nhằm trục lợi bảo hiểm của công ty.

- Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ cần một hệ thống phân phối sản phẩm khác nhau để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Cho nên, việc lựa chọn hệ thống phân phối và tổ chức kênh phân phối nhƣ thế nào cho hợp lý là vấn đề không đơn giản.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM XUÂN THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm xuân thành (Trang 27 - 30)