8. Bố cục của luận văn
2.1. Cung cấp thông tin về tình trạng của tài sản thế chấp
“Bên thế chấp có nghĩa vụ cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp” (Khoản 5 điều 320 Bộ luật dân sự). Thông tin có thể bao gồm tình trạng tài sản thế chấp trong quá trình xây dựng, lắp đặt, khai thác, sử dụng; việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán (nếu có) đối với các chủ nợ khác trong trường hợp tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, việc thay đổi tình trạng pháp lý, hiện trạng của tài sản thế chấp…
Đối với tài sản là NƠHTTTL, bên cạnh việc yêu cầu bên thế chấp cung cấp thông tin, cũng có quy định Bên nhận thế chấp có quyền “yêu cầu chủ đầu tư có nhà ở hình thành trong tương lai bán cho bên thế chấp, bên thế chấp cung cấp thông tin liên quan đến tài sản thế chấp và tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản thế chấp” (điểm đ khoản 1 điều 5 Thông tư 26). Tuy nhiên hiện trong luật không có quy định cụ thể về mức độ (thời gian cụ thể) cho vấn đề kiểm tra, giám sát (3 tháng/lần – 6 tháng/lần). Thực tế cho thấy, việc kiểm tra giám sát thường phụ thuộc vào quy định nội bộ của từng tổ chức tín dụng và được cụ thể hóa thành trong các hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Thông thường ít nhất 1 năm/lần, ngân hàng sẽ kiểm tra tài sản thế chấp để đánh giá giá trị và có thể định giá lại nếu cần thiết.
Ngoài ra, điểm c khoản 2 điều 4 Thông tư 26 còn có quy định “Trong trường
hợp nhà ở thế chấp bị hư hỏng, bị tiêu hủy, không thể hoàn thành việc xây dựng hoặc bị dừng quá trình xây dựng thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên
nhận thế chấp và thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.