Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thu bảo hiểm xã hội và thực tiễn áp dụng tại thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 91)

Việc hoàn thiện pháp luật về thu BHXH giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động thu BHXH nói riêng và chất lượng của nền ASXH nước ta nói chung. Sau đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về thu BHXH:

Thứ nhất, Nhà nước cần mở rộng đối tượng tham gia để BHXH bắt buộc có

thể vươn tới nhiều tầng lớp dân cư hơn. Cụ thể: Có thể bổ sung người lao động có hợp đồng lao động đủ 1 tháng trở lên; chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp và người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; doanh nghiệp có sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động... vào đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc. Việc mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng sẽ góp phần tăng thu cho quỹ hưu trí khi mà nguy cơ mất cân đối của quỹ này đã được tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo trong thời gian từ 10-16 năm nữa.

Thứ hai, Nhà nước cần quy định trong thủ tục đề nghị cấp hoặc đổi Giấy phép

kinh doanh đối với các doanh nghiệp bao gồm cả hồ sơ đăng ký số lao động tham gia BHXH gửi cơ quan BHXH. Thực hiện được việc này sẽ giúp cho cơ quan BHXH nắm được thực tế số lượng đơn vị có sử dụng lao động và số lượng lao động thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHXH trên địa bàn để từ đó có kế hoạch đôn đốc, kiểm tra tình hình thu nộp BHXH hiệu quả.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Nội

dung quy định về đối tượng tham gia BHXH nên quy định sao cho hợp lý để đối tượng tham gia BHXH không có cơ hội trốn tránh và cơ quan BHXH không gặp khó khăn về mặt pháp lý khi kiểm tra, phát hiện. Có thể sửa đổi như sau: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công.

Với nội dung quy định trên, cơ quan BHXH hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động tham gia BHXH khi người lao động và người sử dụng lao động phát

sinh mối quan hệ làm công ăn lương mà không cần căn cứ vào việc đã tồn tại hay chưa một hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH:

Nhà nước nên sửa đổi quy định về mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Thay vì mức lương để đóng BHXH là lương tối thiểu nhân với hệ số như hiện tại, nên quy định lương đóng BHXH là lương theo công việc hoặc chức danh có kèm phụ cấp và các khoản thu nhập bổ sung khác như quy định tại điều 90 của Bộ Luật Lao động.

Về tỷ lệ thu BHXH, rút kinh nghiệm từ các nước phát triển, quy định về BHXH nên điều chỉnh tỷ lệ trích nộp tương đối cân bằng giữa người SDLĐ và NLĐ vì hiện nay người SDLĐ đóng 15% trên tổng quỹ lương, NLĐ đóng 5% tiền lương tháng. Quy định này làm cho một số DN nhất là những DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thấy số tiền phải đóng BHXH cho NLĐ quá cao nên cố tình né tránh không đóng hoặc đóng với mức thấp làm ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ. Nên chăng cần có quy định cụ thể như Thái Lan, cân bằng giữa người SDLĐ và NLĐ và có một phần đóng góp của Chính Phủ.

Thứ năm, Nhà nước cần xem xét bổ sung vào Bộ Luật Hình sự tội danh liên

quan đến nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động để Luật BHXH được thực hiện nghiêm. Ví dụ: hành vi cố tình chây ỳ đóng BHXH là cố tình chiếm dụng tiền BHXH, khi hành vi này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động cũng có thể coi là hành vi tham nhũng, một trong những tội của Luật hình sự phải xem xét xử lý. Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, nếu để các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH từ 6 tháng trở lên thì khả năng thu hồi rất khó khi chỉ sử dụng biện pháp xử phạt hành chính, do vậy, hành vi chậm đóng BHXH (chiếm dụng tiền BHXH) cần được ngăn chặn sớm, tránh để kéo dài tạo ra số tiền “nợ” lớn, khó có khả năng thanh toán.

Thứ sáu, Nhà nước cần tăng chế tài xử phạt hành chính đối với những doanh

nghiệp chậm đóng, trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, như: Quy định lãi suất cho số tiền chậm đóng BHXH phải cao hơn lãi suất tiền cho vay của các ngân hàng thương mại trong cùng thời điểm; quy định mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì mức phạt có thể là một

số tiền nào đó tính theo số người lao động bị vi phạm (ví dụ: mức phạt từ 300.000- 700.000 đồng đối với mỗi người lao động bị vi phạm); Rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị vi phạm kéo dài, nếu là doanh nghiệp Nhà nước phải xử lý kỷ luật lãnh đạo; đồng thời cần có chế tài cụ thể về việc khởi kiện và thi hành án sau khi xét xử, hạn chế thực trạng như hiện nay nhiều doanh nghiệp không thực hiện quyết định của Toà án xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật BHXH nhưng vẫn hoạt động SXKD bình thường.

Thứ bảy, Nhà nước cần bổ sung các quy định về việc người sử dụng lao động

phải bồi thường cho người lao động khi có hành vi trốn đóng BHXH hoặc chậm nộp BHXH làm thiệt hại đến quyền lợi của người lao động; Đồng thời, cũng cần phải có quy định về xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Thứ tám, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần đẩy mạnh vai trò của tổ chức công đoàn, tích cực tham gia hỗ trợ người lao động giám sát, phát hiện các chủ doanh nghiệp không đóng BHXH hoặc sử dụng tiền đóng BHXH vào mục đích khác. Cần có những quy định để thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan BHXH với người lao động chứ không phải quan hệ giữa BHXH với doanh nghiệp, từ đó đảm bảo quyền lợi BHXH cho người tham gia.

Thứ chín, xây dựng, ban hành các quy định về giám sát, phối hợp giữa các cơ

quan có thẩm quyền trong thu BHXH: pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp trong tăng cường giám sát các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHXH nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động; trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo các ngành Lao động – Thương binh & Xã hội, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Liên đoàn Lao động, Thanh tra phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh, thành phố để thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, trong đó tập trung vào thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về BHXH để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thu bảo hiểm xã hội và thực tiễn áp dụng tại thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)