6 .Một số đóng góp của đề tài
7. Bố cục của đề tài
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG TRONG
1.2.4. Thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới
Khi một FTA thế hệ mới hàm chứa các quy định về lao động có hiệu lực, các thành viên của FTA thế hệ mới đó phải thực thi các cam kết của mình. Để đảm bảo thực thi tốt các cam kết về lao động, các thành viên của FTA thế hệ mới cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
1.2.4.1. Cơ sở pháp lý để thực thi
Vì các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới, về giá trị pháp lý, là các quy phạm điều ước. Do đó, các quốc gia thành viên của FTA thế hệ mới đều phải tuân thủ các cam kết trong điều ước quốc tế của mình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy định của pháp luật trong nước của từng quốc gia, việc thực thi các quy định về lao động có
thể được thực hiện thông qua một trong hai con đường: áp dụng trực tiếp hoặc áp dụng
gián tiếp. Với các quốc gia đi theo quan điểm nhất nguyên luận (monism)54, các quy
định về lao động trong các FTA thế hệ mới có thể được các chủ thể trong nước viện dẫn một cách trực tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nói cách khác, ở các quốc gia này, người lao động, khi xảy ra tranh chấp với người sử dụng lao động hoặc liên quan đến các vấn đề về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, có thể dẫn chiếu đến các cam kết quốc tế của quốc gia đó một cách trực tiếp tại các cơ quan có thẩm quyền. Điều này có thể tạo ra những lợi thế cho người lao động, nhưng cũng đòi hỏi người lao động hoặc người bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động phải có sự hiểu biết đối với các cam kết quốc tế đó.
Ngược lại, với các quốc gia đi theo quan điểm nhị nguyên luận (dualism)55, các
quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới chỉ có thể được áp dụng gián tiếp bằng cách nội luật hóa các quy định đó vào trong hệ thống pháp luật trong nước. Lúc này các chủ thể pháp luật trong nước sẽ áp dụng các cam kết về lao động thơng qua việc quốc gia đó chuyển hóa các cam kết vào nội luật. Nói cách khác, một khi chuyển hóa vào pháp luật trong nước, các quốc gia này phải đảm bảo quy định của pháp luật trong nước tương thích với các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới.
Do đó, căn cứ vào các quy định nội địa về thực thi các điều ước quốc tế, các quốc gia sẽ xây dựng các kế hoạch thực thi cần thiết nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới mà quốc gia đó là thành viên.
1.2.4.2. Các yêu cầu và điều kiện để thực thi
Một là, chuẩn bị các điều kiện về thể chế, tài chính và nhân lực cần thiết cho quá trình thực thi
Một số FTA thế hệ mới có điều chỉnh vấn đề về lao động thường yêu cầu thiết lập một số thiết chế nhất định chịu trách nhiệm giám sát và thực thi các quy định về lao động. Các thiết chế được thiết lập có thể tồn tại dưới dạng một ủy ban chung về thương mại và lao động, điểm hỏi đáp quốc gia về thương mại và lao động hoặc các nhóm chuyên gia về giải quyết tranh chấp. Do đó, các quốc gia thành viên của FTA
54 Marko Novakovic (ed.), Basic Concepts of Public International Law: Monism & Dualism, Alter Doo, Belgrade, 2013, pp. 322-343.
thế hệ mới cần phải có sự chuẩn bị về thể chế, tài chính và nhân lực nhằm đảm bảo tham gia có hiệu quả vào các cơ chế giám sát và thực thi này.
Hai là, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cam kết cho các đối tượng chịu tác động cần được đảm bảo
Từ góc độ thực thi, để chuẩn bị các điều kiện cho việc tuân thủ các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp rất cần tìm hiểu về các quy định này và có hành động tương ứng ngay từ bây giờ. Ít nhất, có một số việc mà các chủ thể này cần tập trung triển khai ngay, đó là:
i) Tìm hiểu, tập hợp thơng tin về các xu hướng, cam kết trong các FTA có liên quan tới hoạt động của ngành mình và doanh nghiệp mình;
ii) Phân tích, đánh giá tác động của các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới lên hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các quy định về quyền lập hội và hoạt động cơng đồn;
iii) Xây dựng kế hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thế liên kết với các doanh nghiệp khác khác trong theo chuỗi giá trị có tính đến các tác động cả tiêu cực và tích cực của các FTA này;
Ba là, xây dựng một kênh tham vấn doanh nghiệp và người lao động thường xuyên và hiệu quả khi thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới
Vì doanh nghiệp và người lao động là những đối tượng sẽ chịu nhiều tác động của quá trình thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới, nên việc xây dựng các cơ chế tham vấn doanh nghiệp và người lao động là cần thiết. Điều này sẽ giúp các quốc gia thường xuyên đánh giá được những kết quả của quá trình thực thi và có những điều chỉnh khi cần thiết nhằm đảm bảo quá trình thực thi các quy định về lao động sẽ mang lại lợi ích cho các chủ thể đó.
1.2.4.3. Đánh giá kết quả thực thi
Đánh giá kết quả thực thi sẽ giúp cho các quốc gia có được những sự chuẩn bị và hành động cần thiết nhằm: i) điều chỉnh các kế hoạch, chính sách, pháp luật trong nước để thực thi; ii) có những hành động pháp lý trong trường hợp các quốc gia thành viên cịn lại của FTA thế hệ mới khơng tn thủ đầy đủ các quy định về lao động.
Từ việc đàm phán hội nhập đến việc thực sự hội nhập đối với các FTA thế hệ mới tại Việt Nam là một quá trình dài. Các FTA thế hệ mới sẽ là động lực mạnh mẽ cho kinh tế-xã hội Việt Nam đang trên chặng đường phát triển. Điều này sẽ khích lệ các quốc gia vượt qua được sự khác biệt về chính trị, trình độ kinh tế, văn hóa và cùng nhau hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển kinh tế cũng như hợp tác chính trị.
Trên đây là một số vấn đề pháp lý cơ bản về FTA thế hệ mới và về các quy định lao động trong các FTA thế hệ mới. Những phân tích của chương 1 này là cơ sở lý thuyết quan trọng để người viết tập trung làm rõ nội hàm của các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam ở chương 2.
CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM
Trong số các FTA mà Việt Nam đàm phán và ký kết gần đây, một số FTA có thể được coi thuộc nhóm FTA thế hệ mới, như CPTPP, EVFTA, Hiệp định Thương mại
Tự do Việt Nam – Hàn Quốc năm 201556, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật
Bản năm 200957, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu58,
các Hiệp định Thương mại trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+1. Về điều chỉnh nội dung thương mại và lao động, các quy định có liên quan trong các FTA thế hệ mới này có thể được chia thành hai nhóm: các quy định điều chỉnh trực tiếp và các quy định điều chỉnh gián tiếp về lao động. Cụ thể: