2.1.1 .Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
2.2. CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH GIÁN TIẾP VỀ LAO ĐỘNG
Bên cạnh các quy định điều chỉnh trực tiếp về lao động trong chương lao động hoặc chương về phát triển bền vững của các FTA thế hệ mới, vấn đề về lao động cịn có thể được điều chỉnh gián tiếp thông qua các quy định trong thương về thương mại dịch vụ, đầu tư hoặc thông qua các ngoại lệ chung.
2.2.1. Các quy định về dịch vụ hoặc đầu tư liên quan đến lao động
Dù các quy định về đầu tư và dịch vụ trong CPTPP hay EVFTA không điều chỉnh trực tiếp vấn đề lao động, nhưng hàm chứa một số quy định mà khi thực thi, có thể ảnh hưởng đến lao động và việc làm, từ đó, ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động cho người hưởng lợi. Có thể kể đến một số quy định cụ thể như:
Thứ nhất, quy định về nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh trong CPTPP
CPTPP dành các quy định tại chương 12 để điều chỉnh vấn đề nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh, nói cách khác, cho người quản lý, người lao động, người cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ các cam kết mở cửa dịch vụ và đầu tư được thể hiện trong Chương 9 về đầu tư, Chương 10 về dịch vụ xuyên biên giới. Thuật ngữ khách kinh doanh được CPTPP định nghĩa theo hướng rộng, chỉ tất cả các cá nhân mang quốc tịch hoặc được quy chế định cư như người có quốc tịch của nước thành viên CPTPP tham gia hoạt động thương mại hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc tiến hành một
hoạt động đầu tư ở một nước thành viên CPTPP khác75. Trên cơ sở đó, Chương 12 đưa
ra các quy định cụ thể về thời gian, điều kiện cho phép nhập cảnh tạm thời đối với một
số loại hình khách kinh doanh76, thủ tục nộp đơn, cấp phép nhập cảnh tạm thời, cung cấp thông tin và việc thiết lập Ủy ban nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh như một thiết chế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng các quy định của
chương77. So với WTO, trong CPTPP, Việt Nam đã đưa ra những cam kết sâu và rộng
hơn về vấn đề này (xem bảng 2.1), từ đó, tạo thuận lợi hơn nữa cho quá trình nhập cảnh của người lãnh đạo, người quản lý, người cung cấp dịch vụ hoặc nhà đầu tư vào làm việc, cung cấp dịch vụ, thực hiện hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Có thể thấy, nếu các nước thành viên CPTPP, trên cơ sở nguyên tắc “có đi, có lại” đều tạo những điều kiện thuận lợi cho những đối tượng như trên, sẽ góp phần thúc đẩy q trình di chuyển lao động giữa các nước thành viên CPTPP trong ngắn hạn, từ đó, góp phần phát triển thị trường lao động của các quốc gia này.
Bảng 2.1. thời hạn nhập cảnh của các loại khách kinh doanh theo cam kết của Việt Nam trong WTO và CPTPP
Loại hình khách kinh doanh
Cam kết WTO Cam kết trong CPTPP
Người chào bán dịch vụ 90 ngày 6 tháng
Người di chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam
3 năm, có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp đó tại Việt Nam
3 năm, có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhân sự khác của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (là các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà người Việt Nam
3 năm hoặc theo thời hạn của hợp đồng lao động, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn, và có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
3 năm hoặc theo thời hạn của hợp đồng lao động, tùy thuộc vào thời hạn nào ngắn hơn, và có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
76 Xem Phụ lục 12-A của từng nước thành viên CPTPP.
không thể thay thế)
Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại
90 ngày 01 năm
Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng
90 ngày hoặc theo thời hạn hợp dồng, tùy thời hạn nào ngắn hơn
06 tháng, hoặc theo thời hạn hợp đồng, tùy thời hạn nào ngắn hơn
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập, “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Tóm tắt Chương 12 – Nhập cảnh tạp thời cho khách kinh doanh”, xem tại: http://www.trungtamwto.vn/upload/files/fta/174-da-ky-ket/175-cptpp- tpp11/177-noi-dung-hiep-dinh/Tom%20luoc%20CPTPP%20-%20Chuong%2012.pdf (truy cập ngày 15/10/2018).
Thứ hai, cam kết về cho phép tạm thời đối với cá nhân vì mục đích kinh doanh trong EVFTA
Về cơ bản, EVFTA hàm chứa những quy định tương tự như trong CPTPP về nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh. Tuy nhiên, khác với CPTPP khi dành một chương riêng, EVFTA đưa ra các quy định về vấn đề này vào mục D của Chương 8 về Tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư. Về thời hạn, điều 8.14 của EVFTA đưa ra các quy định gần như tương tự CPTPP, khi cho phép nhập cảnh tối đa 3 năm cho người quản lý và chuyên gia; một năm cho người lao động đã được đào tạo và 90 ngày đối với người nhập cảnh để thiết lập hiện diện thương mại… Tuy nhiên, cả EU và Việt Nam đều bổ sung cho các quy định này bằng Phụ lục về các cam kết đặc biệt về tuân thủ Mục D của Chương 8. Ví dụ, đối với Việt Nam, Việt Nam chỉ rõ các cam kết ở Mục D chỉ được áp dụng đối với những lĩnh vực dịch vụ đã được cam kết mở cửa theo biểu cam kết78.
2.2.2. Các ngoại lệ chung
Cả CPTPP, EVFTA và một số FTA thế hệ mới khác của Việt Nam đều hàm chứa các quy định về ngoại lệ chung, được xây dựng trên cơ sở khuôn mẫu là điều XX của GATT hoặc điều XIV của GATS. Ví dụ, Điều 29.1 của CPTPP quy định về các ngoại lệ chung như sau:
“Vì mục đích của Chương 2 (Đối Xử Quốc Gia và Tiếp Cận Thị Trường Hàng Hóa), Chương3 (Quy tắc Xuất xứ và Các thủ tục xuất xứ), Chương 4 (Dệt May), Chương 5 (Thủ Tục Hải Quan và Thuận Lợi Hoá Thương Mại)), Chương7 (Các Biện Pháp Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm và Kiểm Dịch Động Thực Vật), Chương8 (Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại) và Chương 17 (Các Doanh Nghiệp Nhà Nước và Các Doanh Nghiệp Độc Quyền Được Chỉ Định), Điều XX của GATT 1994 và các giải thích kèm theo Điều XX sẽ được viện dẫn và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi cần thiết.
2. Các Bên hiểu rằng các biện pháp quy định tại Điều XX(b) của GATT 1994 bao gồm các biện pháp về môi trường cần thiết để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật, và Điều XX(g) của GATT 1994 áp dụng cho các biện pháp liên quan đến việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cơ và hữu cơ có thể bị cạn kiệt.
3. Vì mục đích của Chương 10 (Dịch Vụ Thương Mại Qua Biên Giới), Chương12 (Nhập Cảnh Tạm Thời Của Khách Kinh Doanh), Chương 13 (Viễn Thông), Chương 14 (Thương Mại Điện Tử) và Chương 17 (Các Doanh Nghiệp Nhà Nước và Các Doanh Nghiệp Độc Quyền Được Chỉ Định), các khoản (a), (b) và (c) của Điều XIV của GATS được viện dẫn và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi cần thiết. 3 Các Bên hiểu rằng các biện pháp quy định tại Điều XIV(b) của GATS bao gồm các biện pháp về môi trường cần thiết để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật.”
Việc dẫn chiếu đến các ngoại lệ chung tại điều XX của GATT và điều XIV của GATS cho phép Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên của các FTA thế hệ mới có thể viện dẫn tới một số trường hợp ngoại lệ cho phép bảo vệ các giá trị phi thương mại trong đó có các vấn đề về lao động, bảo vệ người lao động và áp dụng các tiêu
chuẩn lao động của ILO79. Bên cạnh trường hợp ngoại lệ nêu tại đoạn XX(e) của GATT về lao động tù nhân, các trường hợp ngoại lệ tại đoạn (a) và (b) của điều XX GATT cũng có thể được viện dẫn tới nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Ngoại lệ tại đoạn (a) cho phép một thành viên WTO nói chung và của một FTA thế hệ mới áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ đạo đức cơng cộng, cịn ngoại lệ (b) cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động thực vật. Dù thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO cho thấy các trường hợp ngoại lệ này chưa bao giờ được viện dẫn để bảo vệ quyền lợi của người lao
động80, nhưng cũng khơng có gì ngăn cản là trong tương lai chúng sẽ được sử dụng
cho các mục đích nêu trên.