Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thuận lợi và thách thức (Trang 41 - 45)

2.1.1 .Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

2.1.2. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu

2.1.2.1. Giới thiệu chung về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu

EVFTA là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với CPTPP, là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

65 Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Quan Hệ Lao Động – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tlđd.

66 Điều 19.9.3, Hiệp định TPP.

Hiệp định được kỳ vọng mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân châu Âu và Việt Nam. Hiệp định sẽ giúp các công ty châu Âu ưu tiên tiếp cận thị trường hơn 92 triệu người tiêu dùng, tăng đầu tư, tạo thêm việc làm, thúc đẩy thương mại với một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á; các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng dễ tiếp cận thị trường châu Âu hơn…

EVFTA khi được thực thi, nhất là việc dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại - hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU… Cùng đó, EU sẽ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, là lĩnh vực tiềm năng được nhiều doanh nghiệp chờ đón, trong đó, ngồi việc tập trung nguồn vốn cịn đẩy mạnh chuyển giao cơng nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, cửa ngõ kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực châu Á. Đầu tư mà EVFTA hướng vào Việt Nam không chỉ nhằm vào sản xuất, xuất, nhập khẩu, mà cịn là dịch vụ viễn thơng & công nghệ thông tin, kiến trúc & tư vấn kỹ thuật, dịch vụ môi trường. Khi phát triển các dịch vụ này đạt trình độ quốc tế, Việt Nam sẽ tăng tốc trên tiến trình nhập, bằng việc mở ra kênh huy động vốn đầu tư quốc tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; bổ sung hàng cho thị trường nội địa;mở mang xuất, nhập khẩu và hội nhập quốc tế; và tạo ra quá trình chuyển đổi từ một quốc gia với lực lượng lao động tay nghề thấp sang tay nghề cao.

2.1.2.2. Các quy định về lao động trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu

Các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về lao động tại EVFTA là nội dung được đưa vào trong chương Thương mại và Phát triển bền vững (gồm 17 điều). Như vậy, khác với CPTPP khi nội dung về lao động được đề cập đến trong một chương riêng, các quy định về lao động trong EVFTA nằm chung với các quy định về môi trường trong chương về phát triển bền vững. Sự khác biệt này cũng thể hiện sự không đồng nhất trong cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề phi thương mại giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Về cơ bản, các quy định về lao động trong EVFTA thể hiện một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, EVFTA dẫn chiến đến các nguyên tắc và các quyền lao động cơ bản được đề cập đến trong Tuyên bố của ILO năm 1998 bao gồm: Tự do hiệp hội và

công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; bãi bỏ hiệu quả lao động trẻ em; và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Cam kết về vấn đề lao động trong EVFTA nhằm thúc đẩy, khuyến khích sự tuân thủ các nguyên tắc trên, giúp cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, mơi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về cơ hội tham gia hiệp hội và cơng đồn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Về điểm này, cả CPTPP và EVFTA có điểm chung khi đều yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO.

Thứ hai, EVFTA đưa ra các quy định ít mang tính ràng buộc về các cơ chế đảm bảo thực thi.

Có thể thấy, khác với TPP ở đó Hoa Kỳ “áp đặt” nhiều quy định mang tính ràng buộc pháp lý cao, thì trong EVFTA, EUvà Việt Nam tập trung vào các quy định thực thi mang tính chất khuyến khích và vào cơ chế giải quyết tranh chấp.

Về cơ chế đảm bảo thực thi mang tính khuyến khích, EVFTA khơng có bất kỳ

cam kết nào cho phép một bên được hưởng những ưu đãi khi tuân thủ các quy định trực tiếp về lao động cũng như bị trừng phạt thương mại khi vi phạm các quy định này. Cụ thể:

Về quy định không vi phạm, chương Thương mại và Phát triển bền vững trong

EVFTA ghi nhận các nguyên tắc cụ thể để tránh “cuộc đua đến đáy” trong lĩnh vực lao động. Những nguyên tắc này ràng buộc mỗi bên không được vi phạm hoặc vô hiệu

pháp luật lao động trong nước để thu hút thương mại và đầu tư68. Đồng thời, mỗi bên

có quyền xây dựng những quy định trong lĩnh vực lao động và thiết lập những mức độ

bảo vệ vượt ra ngồi nhưng khơng thể thấp hơn tiêu chuẩn của ILO69.

Về cơ chế hợp tác, Liên minh châu Âu và Việt Nam cam kết hợp tác trong ít nhất

5 lĩnh vực liên quan tới lao động bao gồm: i) thương mại và phát triển bền vững tại các diễn đàn quốc tế bao gồm cả ILO và ASEM, ii) trao đổi thông tin và thực tiễn liên quan đến các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá tác động thương mại bền vững, iii) tác động thương mại của nội quy lao động, định mức, tiêu chuẩn, cũng như tác động về lao động của thương mại và các quy tắc đầu tư bao gồm sự phát triển của các chiến lược và chính sách phát triển bền vững, iv) chia sẻ kinh nghiệm về việc thúc đẩy việc phê chuẩn và thực hiện các Công ước cơ bản và các công ước khác trong khuôn khổ ILO; vàv) các khía cạnh liên quan tới thương mại của chương trình Nghị sự Việc làm

thỏa đáng của ILO70. Bên cạnh đó, EVFTA cũng quy định cách thức để tiến hành hoạt

động hợp tác trên bao gồm hội thảo, chuyên đề, đào tạo và các cuộc đối thoại để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thực hành tốt nhất; các nghiên cứu; hỗ trợ kỹ thuật và

xây dựng năng lực cho phù hợp71.

Về cơ chế giám sát, hoạt động giám sát thiết lập trong EVFTA chủ yếu dựa trên

vấn đề về đánh giá tác động bền vững. Theo q, q trình đánh giá có thể diễn ra độc lập hoặc hai bên cũng nhau tham gia, dựa trên các chính sách, thơng lệ, quy trình và thể chế tương ứng72.

Với mục đích đảm bảo các cam kết được thực hiện và giám sát đầy đủ, các cấu trúc thể chế chuyên môn được thiết lập thông qua hai kênh cơ bản là cơ quan chính phủ và tổ chức dân sự tham gia độc lập, bao gồm các đối tác xã hội tại EU và Việt Nam tham gia độc lập và cùng nhau73. Tuy nhiên, khác với CPTPP, EVFTA không hàm chứa bất kỳ quy định cụ thể nào về đệ trình của cơng chúng. Do đó, cơ chế giám sát trong EVFTA thiếu tính chặt chẽ hơn so với CPTPP.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp, điểm khác biệt cơ bản giữa EVFTA và CPTPP

về giải quyết tranh chấp lao động là trong EVFTA, Chương Giải quyết tranh

69 Điều 2, Chương 15, Hiệp định EVFTA.

70 Điều 14.1. a, b, c, d, e, Chương 15, Hiệp định EVFTA.

71 Điều 14.3, Chương 15, Hiệp định EVFTA.

72 Điều 13, Chương 15, Hiệp định EVFTA.

chấpchung không áp dụng đối với các tranh chấp về lao động phát sinh từ việc giải thích và áp dụng các quy định của Chương về Phát triển bền vững. Thay vào đó, Chương về Phát triển bền vững hàm chứa Phụ lục I về Thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp chưa xây dựng được thủ tục giải quyết tranh chấp riêng cho lĩnh vực lao động. Q trình này được tiến hành thơng qua việc tham vấn và gây áp lực chính trị mà khơng đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt hoặc đình chỉ lợi ích thương mại cho đối phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thuận lợi và thách thức (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)