6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong việc quản trị rủi ro nhập
khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
a. Công ty TNHH New Hope Hà Nội.
Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Tập đoàn New Hope – một trong những Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc trong ngành sản xuất thực phẩm. Công ty TNHH New Hope Hà Nội được Tập đoàn New Hope Group của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam từ năm 2005 đặt tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, Quận Long Biên, TP. Hà Nội với công suất thiết kế 700.000 tấn/năm cung cấp thức ăn chăn nuôi cho heo, vịt, gà, trâu, bò và chăn nuôi thủy sản.
Tập đoàn New Hope là Tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những tập đoàn chuyên về lĩnh vực nông nghiệp lớn mạnh nhất Trung Quốc. Hiện nay Tập đoàn có hơn 400 công ty trên thế giới, với hơn 80.000 nhân viên, trong đó có gần 30.000 cán bộ khoa học kỹ thuật, bác sỹ, kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp.
Theo bà Đỗ Kim Chi – Trưởng phòng Thu mua công ty New Hope Hà Nội, nhằm tránh tình trạng tàu về trễ đáp ứng không kịp nhu cầu sản xuất, công ty New Hope Hà Nội thường áp dụng chính sách nhập 2/3 lượng hàng từ nước ngoài và 1/3 lượng hàng còn lại sẽ được mua trực tiếp từ các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu trong nước. Hơn nữa, công ty luôn dự phòng hàng tồn kho đủ để sản xuất từ 10-15 ngày và áp dụng hình thức quản lý nhập trước xuất trước (FIFO) để xoay vòng hàng tồn kho vì hàng nông sản nếu không bảo quản đúng cách và đưa vào sử dụng kịp thời thì giá trị dinh dưỡng sẽ giảm. Đối với công tác mua hàng, công ty New Hope Hà Nội thường xuyên theo dõi tình hình thị trường trong nước và vụ mùa của các quốc gia để mua hàng kịp thời. Kinh nghiệm cho thấy chỉ nên tập trung mua vào tháng 3-4 mỗi năm đối với hàng có nguồn gốc từ Brazil và Argentina và tháng 10- 11 đối với hàng có nguồn gốc từ Mỹ vì đây là thời điểm thu hoạch rộ tại tại những quốc gia này và giá có xu hướng giảm nhiều. Đặc thù của công ty New Hope Hà Nội là sản xuất thức ăn chăn nuôi nên công thức sản xuất đóng góp quan trọng trong giá thành đầu ra sản phẩm, tùy vào giá thành đầu vào, công ty sẽ tiến hành điều chỉnh công thức sản xuất cho phù hợp. Do đó, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và kinh doanh, công ty New Hope Hà Nội phần lớn công tác mua hàng và chốt giá nguyên
liệu nhập khẩu bằng hình thức giá xô và chốt giá giao ngay khi mua nguyên liệu trong nước nhằm giúp công ty giảm thiểu rủi ro và tập trung vào việc sản xuất.
b. Tập đoàn Tân Long.
Là một doanh nghiệp thương mại trong nước có trụ sở đặt tại Hà Nội, chuyên nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Theo ông Phạm Văn Bình – Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết năm 2018, tổng sản lượng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi mà công ty đã nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn. Ông Bình cho biết tập đoàn Tân Long hầu hết luôn ký kết và mua hàng nguyên cả tàu số lượng từ 50.000-70.000 tấn, việc chọn cảng dỡ hàng do bên mua chọn lựa giúp khi tàu đến giảm thiểu thời gian lưu tàu cũng như chi phí dỡ hàng hợp lý giúp giảm được giá thành đầu vào. Hơn nữa, công tác định vị trí đặt kho được đặt lên hàng đầu. Các kho được chọn, ngoài yếu tố đảm bảo diện tích, độ thông thoáng và an toàn, phải nằm trong khu vực dễ tiếp cận với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, hộ chăn nuôi giúp đáp ứng nhanh nhu cầu và giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Do đặc thù là công ty thương mại, việc đầu cơ trữ hàng giúp tập đoàn kiếm được lợi nhuận lớn nếu có tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước làm cho giá cả tăng và cũng sẽ đối mặt với rủi ro lỗ nặng nếu nhu cầu nguyên liệu trong nước giảm làm cho giá cả giảm theo. Để giảm thiểu những rủi ro này và nhằm tối đa hóa lợi nhuận, ông Bình cho biết tập đoàn Tân Long theo đuổi chiến lược mua hàng theo giá cơ sở và chốt hàng theo giá xô. Theo đó, sau khi đã mua hàng theo giá cơ sở, mỗi khi bán lại cho các nhà máy sản xuất trong nước, tập đoàn sẽ thực hiện chốt giá xô cho số lượng đã bán nhằm chốt lời tại thời điểm đó. Tùy vào điều kiện kinh doanh của thị trường, phần lớn công ty bán 70-80% lượng hàng trước khi tàu về Việt Nam, còn lại 20-30% sẽ dung cho mục đích dự trữ đầu cơ.
Sơ kết Chương I
Việc nhận dạng, phân tích đánh giá và đo lường các rủi ro trong hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp đưa ra những biện pháp quản trị hiệu quả đối với từng rủi ro nhằm giảm thiểu các tác động, giảm chi phí phát sinh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY NGŨ CỐC LONG VÂN KS. 2.1 Giới thiệu chung về công ty Ngũ Cốc Long Vân KS.
* Ban lãnh đạo và cơ cấu tổ chức.
Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH TM-XNK NGŨ CỐC LONG VÂN KS
Địa chỉ: Phòng LE-04.39, tòa nhà Lexington, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Q.2, TP.HCM
Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại Dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống.
+ Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác + Bán buôn hoa và cây
+ Bán buôn động vật sống
+ Bán buôn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản + Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác
Công ty Ngũ cốc Long Vân KS (công ty Long Vân) là đại diện bán hàng cho tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) có văn phòng đặt tại Singapore cho các mặt hàng Ngô, Bã Đậu Nành, Lúa mì, và các sản phẩm khác dùng trong thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam. Các hợp đồng sẽ được ký kết trực tiếp giữa Marubeni và khách hàng tại Việt Nam.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức Công ty Ngũ cốc Long Vân KS
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KẾ TOÁN-HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH QUỐC TẾ PHÓ GIÁM ĐỐC
Bảng 2.1: Số liệu nhập khẩu tại thị trƣờng Việt Nam mặt hàng Ngô, Bã đậu nành, lúa mì dùng cho chăn nuôi từ năm 2013-2018
ĐVT: tấn Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ngô 1.678.846,22 4.225.881,01 6.623.123,73 7.621.558,43 8.372.501,90 9.425.251,15 Bã đậu nành 3.060.573,07 3.314.251,68 4.102.154,43 4.573.328,23 4.724.025,74 4.595.232,97 Lúa mì dùng cho chăn nuôi 76.869,62 506.806,00 760.863,24 2.352.986,38 3.239.095,65 2.802.222,34
(Nguồn: Dữ liệu Hải Quan)
Biểu đồ 2.1: Số liệu nhập khẩu tại thị trƣờng Việt Nam mặt hàng Ngô, Bã đậu nành, lúa mì dùng cho chăn nuôi từ năm 2013-2018
Số liệu bảng trên cho thấy nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng ngô, bã đậu nành và lúa mì sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam có xu hướng tăng theo các năm.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Ngô Bã đậu nành Lúa mì
2018 2017 2016 2015 2014 2013
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại công ty Ngũ Cốc Long Vân KS. thức ăn chăn nuôi tại công ty Ngũ Cốc Long Vân KS.
2.2.1 Nhận diện rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. chăn nuôi.
2.2.1.1 Rủi ro bên trong. a. Yếu tố nguồn lực. a. Yếu tố nguồn lực.
- Nhân sự là nguồn lực được xem là có yếu tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức, đặc biệt trong ngành nông sản. Tại công ty Long Vân, tùy vào năng lực và chuyên môn, để đào tạo một nhân viên thành thạo nghiệp vụ trong mỗi bộ phận, bình quân mất khoảng 1,5-2 năm và mất 3-4 năm đối với vị trí Trưởng phòng. Tuy nhiên, trong hai vừa qua có sự thay đổi vị trí Phó Giám đốc phòng xuất nhập khẩu, vị trí trưởng phòng kinh doanh quốc tế và 2 vị trí nhân viên xuất nhập khẩu. Quan sát cho thấy các nhân sự này chuyển sang làm cho các doanh nghiệp khác cùng ngành. Điều này cho thấy công tác giữ chân nhân sự tại công ty vẫn chưa được hiệu quả cao. Mặc khác, Công ty vẫn đang thiếu nhân sự đảm trách phân tích và dự báo chuyên sâu về thị trường làm cho công tác hoạch định kinh doanh không theo kịp với sự biến động của thị trường.
Để giữ chân và thu hút những người tài làm việc lâu dài, công ty Long Vân đang có chính sách đào tạo, huấn luyện tại chỗ đối với các nhân viên có chuyên môn và tâm huyết để làm nền tảng kế thừa. Công ty Long Vân đang sử dụng dịch vụ từ các công ty tư vấn chuyên ngành ở nước ngoài cho công tác phân tích và dự báo chuyên sâu về thị trường được tốt hơn.
Hơn nữa, công ty Long Vân cũng ban hành các qui định về đãi ngộ, trợ cấp, thưởng, v.v… Mặc khác, Công ty cũng định kỳ cử các nhân viên đi tham gia tập huấn chuyên môn về chứng khoán phái sinh, tài chính, hải quan nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi tiệc giao lưu cho các nhân viên của mình giúp tăng sự đoàn kết nội bộ; tiến hành hỏi thăm tặng quà cho các cán bộ công nhân viên trong các dịp quan trọng giúp cho mọi người gắn bó với Công ty hơn.
- Công tác quản lý điều phối hoạt động giữa các phòng bang vẫn chưa hiệu quả cao, đặc biệt là bộ phận kinh doanh quốc tế và xuất nhập khẩu. Với đặc thù là doanh nghiệp thương mại dịch vụ, hai bộ phận này có mối liên hệ chặc chẽ và xuyên suốt với nhau trong các hoạt động của mình. Trường hợp các thông tin giữa hai bộ phận không được cập nhật, truyền đạt kịp thời không những gây ra sự đứt gãy trong chuỗi hoạt động của công ty mà còn gây ra tổn thất nhân lực và tài lực nếu sự cố xảy ra không được giải quyết.
Để giải quyết vấn đề trên, công ty Long Vân có lập ra bảng Qui trình Hoạt động (Standard of Operations) qui định nhiệm vụ, nghĩa vụ và các bước thực hiện của từng bộ phận. Thông qua những qui trình này, Công ty có thể phát hiện ra những sai sót, nút thắt khi có sự cố phát sinh nhằm xử lý kịp thời.
b. Rủi ro hoạch định và kiểm soát bán hàng.
Công tác hoạch định bán hàng của công ty Long Vân được lên kế hoạch hàng tháng và hàng năm dựa vào tình hình vụ mùa Ngô, Đậu nành, Lúa mì trên thế giới và kèm theo những dự báo về sản lượng của từng quốc gia, vùng mà Việt Nam nhập chủ yếu và nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi của các nhà máy trong nước để có kế hoạch bán hàng. Việc cập nhật, đánh giá thông tin sản lượng vụ mùa tại các quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào các thông tin cơ quan chuyên ngành ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Bảng 2.2: Thời gian theo trồng, thu hoạch và sản lƣợng Ngô tại một số quốc gia
Đvt: triệu tấn
NGÔ Mỹ Brazil Argentina Nga
Gieo trồng tháng 4-6 tháng 1-2 tháng 9-11 tháng 4-5
Thu hoạch tháng 9-11 tháng 7-9 tháng 3-5 tháng 10-11
Sản lượng bình quân/năm
Bảng 2.3: Thời gian theo trồng, thu hoạch và sản lƣợng Đậu tƣơng tại một số quốc gia
Đvt: triệu tấn
ĐẬU TƢƠNG Mỹ Brazil Argentina
Gieo trồng tháng 4-6 tháng 10-12 tháng 2-3
Thu hoạch tháng 9-11 tháng 3-5 tháng 5-6
Sản lượng bình quân/năm 120 110 55
Bảng 2.4: Thời gian theo trồng, thu hoạch và sản lƣợng Lúa mì tại một số quốc gia
Đvt: triệu tấn
LÚA MÌ Mỹ Brazil Argentina Nga Úc
Gieo trồng tháng 4-6 tháng 4-5 tháng 5-7 tháng 4-5 tháng 5-7
Thu hoạch tháng 8-9 tháng 9-11 tháng 11-12 tháng 8-10 tháng 10-12 Sản lượng bình
quân/năm 51 5 19 71 17
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA)
Các bảng trên tổng hợp thông tin chung về tình hình gieo trồng, thu hoạch và sản lượng bình quân của một số quốc gia trên thế giới mà Việt Nam nhập các mặt hàng ngô, bã đậu nành và lúa mì dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nhằm làm tốt công tác hoạch định bán hàng, các thông tin được công ty Long Vân thực hiện bằng cách tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Thông tin cơ quan chuyên ngành trong nước: Bộ Nông nghiệp, Cục Chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), v.v…
+ Thông tin đánh giá mùa vụ của các cơ quan chuyên môn của các nước trên thế giới như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và thông qua các cuộc hội thảo chuyên môn trong ngành.
+ Thông tin thu được các nhà máy tình hình sản xuất, nhu cầu mua hàng. + Thông tin giá chào hàng ngày, nguồn hàng, mặt hàng, thời gian giao hàng, v.v.. của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Các thông tin trên đều mang tính tổng quát, rất khó để phân tích chi tiết. Tuy nhiên, việc có thông tin và đánh giá giúp công ty giảm thiểu rủi ro trong quá trình bán hàng.
Song song đó, công tác phân tích nhu cầu của từng khách hàng theo từng tháng và từng năm cũng được chú trọng. Mỗi nhà máy đều có công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi riêng, mỗi mặt hàng có chất dinh dưỡng có thể bổ sung và thay thế cho nhau. Tùy vào giá mua đầu vào sẽ quyết định công thức sản xuất để có được giá thành đầu ra cạnh tranh. Do đó, nắm được hệ số, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm giúp dự báo tình hình mua hàng của khách hàng. Công tác này rất phức tạp và đòi hỏi kỹ năng và khả năng thu thập, phân tích thông tin và kinh nghiệm chuyên môn trong ngành. Bộ phận kinh doanh quốc tế, bán hàng sẽ phụ trách tìm hiểu thông tin và cập nhật hàng tháng về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình mua hàng của khách hàng. Báo cáo cập nhật sẽ được toàn thể nhân viên và Ban giám đốc xem xét, họp đánh giá vào những ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng kế tiếp.
Bảng 2.5: Tỷ lệ tổng quát các nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn công nghiệp
Đvt: %
NGUYÊN LIỆU Heo Gia cầm Thủy sản Gia súc
Bã đậu tương 24 32 38 8
Ngô 47 49 27 25
Lúa mì dùng cho chăn nuôi 1 1 5 1
Các nguyên liệu khác 7 9 13 51
Sắn 10 3 15 9
Cám gạo 11 6 2 6
Cộng 100 100 100 100
(Nguồn: Công ty Ngũ cốc Long Vân KS)
Nhìn chung bảng trên ta có thể thấy, tỉ lệ phối trộn nguyên liệu dành cho nguồn thức ăn chăn nuôi khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu vật nuôi căn cứ vào tính chất của nguyên liệu. Ví dụ, đối với vật nuôi là heo thì yêu cầu cần đạm nhiều hơn để tăng trưởng lúc đó thành phần bã đậu tương sẽ sử dụng nhiều hơn vì bã đậu tương chứa nhiều đạm; đối với gia cầm thì cần dùng ngô nhiều hơn do ngô cung cấp nhiều năng lượng; trong khi đó lúa mì được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi
thủy sản do lúa mì có thành phần gluten giúp thức ăn nổi lên mặt nước giúp tôm, cá có thể ăn được.
2.2.1.2 Rủi ro bên ngoài. a. Từ phía đối thủ cạnh tranh. a. Từ phía đối thủ cạnh tranh.
Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường nông sản. Trước đây có Bunge, ADM, Cargill, LDC, CBH, Sojitz, Glencore, Cremer thì nay có CJ, Enerfo, Cofco, Agro Corp. Miếng bán thị phần ngày càng được chia nhỏ, các đối thủ mới muốn giành thị phần sẽ tìm cách hạ giá bán và đưa ra nhiều điều kiện