Khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty ngũ cốc long vân KS (Trang 56 - 63)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2 Khó khăn, hạn chế

Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, mặc dù đã thiết lập một qui trình hoạt động khá đầy đủ bao trùm các hoạt động của công ty, tuy nhiên chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của công ty Long Vân chịu ảnh hưởng từ nhiều các yếu tố khách quan lẫn chủ quan và một số khó khăn và hạn chế như sau:

- Việc cập nhật thông tin về vụ mùa, giá dầu, cước phí thường phải thông qua các bên tư vấn nên có độ trễ.

- Việc tiếp nhận và đánh giá thông tin nếu không chính xác gây ảnh hưởng lớn đến công tác bán hàng. Chẳng hạn, đánh giá nhu cầu mua hàng của khác hàng không đúng sẽ làm cho việc bán hàng không được, hoặc nếu bán sẽ bị lỗ nếu hàng đã được mua. Trường hợp bán hàng không đầy tàu thì sẽ mua lại hàng trên tàu của các đối thủ cạnh tranh làm chi chi phí tăng lên, hoặc nếu bán gần đầy tàu thì chịu chi phí cước khống.

- Các yếu tố địa chính trị xảy ra trên thế giới làm ảnh hưởng lớn đến nguồn cung-cầu và cước tàu, gây ảnh hưởng lớn đến công tác dự báo giá thành.

- Khó theo dõi tình hình khả năng tài chính của khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Trường hợp giá biến động lên khách hàng sẽ hăng hái thực hiện hợp đồng, nếu giá giảm nhiều quá trình thực hiện hợp đồng sẽ lâu, có lúc khách hàng đòi yêu cầu giảm giá.

- Do hợp đồng được lập căn cứ vào mẫu GAFTA 100, trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng, căn cứ vào điều kiện hợp đồng sẽ bị kiện ra Hiệp hội

Thương mại Ngũ cốc và Thức ăn Chăn nuôi (GAFTA). Thời gian thu thập chứng cứ, xử lý thường mất 1-2 năm làm tốn nhiều nhân lực và tài lực.

- Mặc dù hàng hóa đã được khách hàng mua bảo hiểm, quá trình chất hàng và dỡ hàng đều được các công ty giám định độc lập do các bên cùng chỉ định để theo dõi, tuy nhiên do bản chất lý tính của hàng và thời gian chuyên chở trên biển lâu ngày, chất lượng hàng khi về Việt Nam sẽ có giảm sút, và hao hụt về lượng cũng xãy ra, việc xử lý những khiếu nại này liên quan đến nhiều bên và tốn nhiều thời gian và chi phí.

- Sự thay đổi về qui định chất khử trùng của Cục Bảo vệ thực vật áp dụng cho một số nông sản từ một số quốc gia riêng biệt ảnh hưởng rất lớn đến công tác bán hàng và chi phí.

- Thông tin dỡ hàng, nhận hàng do đại lý tàu cập nhật hàng ngày nên sẽ có độ trễ trong việc hối thúc khách hàng nhận hàng.

- Một số hợp đồng được ký kết theo điều kiện dỡ hàng theo năng lực cảng (CQD) thì công tác dỡ hàng sẽ được thúc đẩy nhanh, giải phóng tàu nhanh, trong khi đó một số hợp đồng được ký kết theo điều kiện thưởng phạt (Dem/Des) tốc độ dỡ hàng phụ thuộc vào việc sắp xếp phương tiện vận tải của bên mua, trường hợp có phát sinh phạt thì quá trình khiếu nại đòi tiền phạt thường mất vài tháng. Có một số khách hàng không chịu thanh toán và yêu cầu hỗ trợ, thời gian xử lý sẽ kéo dài.

- Các chứng từ: Hóa đơn, bảng kê khai do bên Singapore cấp trong khi giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch, hun trùng, vận đơn, chứng nhận chất lượng, số lượng được cấp bởi cơ quan liên quan tại quốc gia xuất xứ hàng hóa, công tác thông báo làm chứng từ, xử lý, đối chiếu phù hợp với điều kiện tín dụng thư thường tốn nhiều thời gian do chênh lệch múi giờ.

Sơ kết Chương II.

So sánh, đối chiếu thực tế hoạt động của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành; phân tích, dự đoán nguồn cung-cầu các mặt hàng; nhận dạng rõ những rủi ro có thể xảy ra trong qui trình hoạt động của từng phòng bang và trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giúp làm căn cứ để đưa ra những giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY NGŨ CỐC LONG VÂN KS. 3.1 Dự báo tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2025.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, trong năm 2018 Việt Nam đã chi hơn 3,9 tỉ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 21,2% so với năm 2017. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Brazil với 471 triệu USD, tăng 234,84% so với năm 2017, Chile với 25 triệu USD, tăng 152,7% so với năm 2017, Mỹ với hơn 681 triệu USD, tăng 142,93% so với năm 2017, sau cùng là Mexico với hơn 4,1 triệu USD, tăng 81,29% so với cùng kỳ.

USDA Post dự báo trong năm 2019, 76% tổng lượng nguyên liệu thô cho ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu. Các doanh nghiệp sẵn sàng chớp thời cơ, gia tăng nhập khẩu nguyên liệu vì những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi chứng kiến đà tăng trưởng ngành trung bình 12-15%/năm.

Cargill (Mỹ) vừa khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi mới ở Bình Dương, nâng tổng số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của tập đoàn này ở Việt Nam lên con số 12. Trước đó, CJ Vina Agri (Hàn Quốc) cũng đã đưa vào hoạt động nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 6 tại Việt Nam và dự kiến sẽ sớm triển khai nhà máy thứ 7 tại đồng bằng sông Cửu Long. Mavin (Úc) khai trương nhà máy mới vào tháng 5 vừa qua, đưa số nhà máy của Mavin ở Việt Nam lên 5 nhà máy. Các tên tuổi khác như De Heus (Hà Lan), Haid (Singapore) cũng đều đã khánh thành nhà máy mới.

Một số doanh nghiệp FDI khác như CP (Thái Lan), Neovia (Pháp), Emivest Feedmill (Malaysia), Japfa Comfeed (Nhật)... tuy không mở thêm nhà máy mới trong thời gian này nhưng tỏ ra đáng gờm. Chẳng hạn, CP Việt Nam hiện có 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản trên cả nước, với tổng công suất 4,2 triệu tấn/năm. CP Việt Nam cũng là doanh nghiệp dẫn đầu, chiếm hơn 20% sản lượng, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tính chung, nhóm doanh nghiệp FDI tuy chỉ sở hữu khoảng 61 nhà máy nhưng lại chiếm 60-65% sản lượng, theo Hội Chăn nuôi Việt Nam. Trong thế trận đó, dù các doanh nghiệp Việt Nam như GreenFeed, Anova Feed, Masan, Hòa Phát, Vingroup... tuy

đã đầu tư lớn vào ngành thức ăn chăn nuôi nhưng so về quy mô thị phần, vẫn lép vế trước doanh nghiệp FDI khi chỉ nắm khoảng 23% thị phần.

Dù vậy, các công ty đều không muốn bỏ lỡ các cơ hội trong ngành thức ăn chăn nuôi. ng Lê Thanh Phương, Giám đốc Chăn nuôi Công ty Emivest Feedmill Việt Nam, khẳng định: “Các công ty đều có kế hoạch mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Ngành chăn nuôi Việt Nam hiện cần khoảng 16-18 triệu tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm với tổng trị giá khoảng 6 tỉ USD. Đến năm 2020, theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam có thể sẽ đạt mức 10,55 tỉ USD và cần tới 25-26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Montri Suwanposri, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam, những doanh nghiệp vững mạnh trong ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam hầu hết hoạt động theo mô hình chuỗi khép kín. Đó là lý do vì sao, ngoài sở hữu 8 nhà máy thức ăn chăn nuôi đặt ở Việt Nam, Campuchia và Myanmar, với công nghệ hiện đại thế giới và tổng công suất 2 triệu tấn/năm, GreenFeed còn đầu tư trang trại heo giống, hệ thống trại chăn nuôi heo. GreenFeed cũng đã vận hành nhà máy giết mổ chế biến và phát triển chuỗi cửa hàng riêng để phân phối thực phẩm của mình. Theo thông tin Công ty, sản phẩm thức ăn của GreenFeed đã được phân phối bởi trên 3.000 đại lý và các trang trại mua trực tiếp. Hòa Phát và Masan cũng theo đuổi mô hình chuỗi khép kín 3F: Farm (trang trại) - Factory (nhà máy) - Food (thực phẩm)

Nhưng trong ngành thức ăn chăn nuôi, cạnh tranh nhau là ở khả năng đa dạng lĩnh vực hoạt động. Như Neovia tham gia vào 6 lĩnh vực gồm: thức ăn hoàn chỉnh, nuôi trồng thủy sản, phân tích phòng thí nghiệm, thú y, premix và chăm sóc thú cưng. Còn Cargill cung cấp nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi thành phẩm, hỗn hợp chất bổ sung, ngũ cốc, hạt có dầu cho thức ăn chăn nuôi, các giải pháp chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro và các công cụ phần mềm, kinh nghiệm chuyên môn...

Đây cũng là lĩnh vực cần đến yếu tố xuất khẩu... Hằng năm, CP Việt Nam còn xuất khẩu thực phẩm chế biến thủy sản trên 20.000 tấn sang Úc, Nhật, Trung Quốc, châu Âu... Sắp tới, CP Việt Nam cho biết sẽ đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến gà xuất khẩu hiện đại nhất Đông Nam Á.

Các công ty FDI còn tìm cách “tự sản tự tiêu”. Cụ thể, trong khoảng 2,4 triệu tấn sản xuất trong năm ngoái của CP Việt Nam, chỉ có 40% tham gia thị trường, 60% còn lại được sử dụng trong hệ thống nuôi gia công. Emivest, Japfa cũng hầu như không bán cám ra ngoài.

Rõ ràng, doanh nghiệp nội địa muốn chen chân trong thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ rất vất vả. Tuy nhiên, sau những hoạt động đầu tư bài bản và chiến lược tạo chuỗi khép kín, với các bước đi tương tự nhóm FDI, GreenFeed vẫn đặt mục tiêu vươn tới 20% thị phần trong ngành thức ăn chăn nuôi. Còn Hòa Phát đặt mục tiêu: giành 10% thị phần thức ăn chăn nuôi trong vòng 10 năm.

Có ý kiến cho rằng, nếu doanh nghiệp trong nước hợp tác, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, làm tốt khâu quảng bá, chăm sóc khách hàng thì cơ hội tìm lại thế cân bằng với doanh nghiệp ngoại trong ngành thức ăn chăn nuôi có thể sẽ sớm rút ngắn.

Theo nhận định của USDA, giá thịt heo và thịt gà có tác động lớn đến hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, bởi hai loại thịt này lần lượt chiếm 75% và 10% tổng tiêu thụ thịt của cả nước. Giá thịt heo và thịt gia cầm bắt đầu tăng ổn định kể từ tháng 11/2017 sau khi xuống rất thấp trong 11 tháng đầu năm 2017.

Báo cáo của USDA trích thông tin từ nông dân chăn nuôi cho biết, chi phí sản xuất tại Việt Nam đang nằm trong khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, tính đến tháng 5/2018, giá thịt heo đã chạm mốc 48.000 đồng/kg, giá thịt gà là 40.000 đồng/kg và tiếp tục tăng cho tới thời điểm hiện tại.

Giới phân tích cho rằng giá thịt lợn và giá thịt gà tăng là do thiếu hụt nguồn cung thịt trên thị trường. Theo các nguồn tin trong nước, sau đợt khủng hoảng của ngành chăn nuôi heo trong năm 2017, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị thua lỗ nghiêm trọng, dẫn tới nhiều hộ phải bỏ trống chuồng trại, ngừng sản xuất. Chỉ những trang trại quy mô lớn với mô hình chăn nuôi khép kín mới đủ sức sống sót.

Hiện nay, giá thịt heo đã phục hồi và là động lực thúc đẩy người dân tái đầu tư. Hoạt động buôn heo hơi qua biên giới phần lớn đã ngưng trệ nhưng nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước vẫn tăng. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn cảnh báo các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vốn đã treo chuồng không nên tái đàn để tránh lặp lại khủng hoảng dư cung.

Tăng trưởng trong ngành thức ăn chăn nuôi có động lực mạnh từ sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản có tăng trưởng 5 – 10% trong những năm gần đây, phụ thuộc vào diện tích và ngành sản xuất thủy sản. Ví dụ, ngành nuôi cá tăng trưởng 5% trong năm 2017 trong khi ngành nuôi tôm tăng trưởng 10%. Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam sẽ cần thời gian để hồi phục và USDA Post dự báo tăng trưởng ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam vào các năm tới sẽ duy trì ở mức 3%.

Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất thế giới và đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Trong đó, ngành chăn nuôi lợn là động lực chính của ngành thức ăn chăn nuôi nội địa. Sau cuộc khủng hoảng năm 2016, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với thách thức giá thịt lợn giảm xuống dưới giá thành, buộc nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ phải rời bỏ ngành. Hiện thị trường chỉ còn những nhà chăn nuôi quy mô lớn với chu trình sản xuất khép kín do họ có thể tiếp tục sản xuất với biên lợi nhuận rất thấp.

Về ngô, những nhà sản xuất nội địa đối mặt với thách thức lớn với nguồn ngô có giá rất cạnh tranh từ các nước sản xuất lớn trên thế giới như Argentina và Brazil. Từ năm 2014, giá ngô quốc tế đã liên tục thấp hơn giá ngô Việt Nam. Trong những năm tới, nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng: USDA Post dự báo lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục 11 triệu tấn trong niên vụ 2018/19.

Dưới những điều kiện thuận lợi, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi có thể là nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thay thế cho ngô.

Nhập khẩu lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi phụ thuộc lớn vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô. Niên vụ 2016/17 và 2017/18, USDA Post ước tính nhập khẩu lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi tăng mạnh do cạnh tranh về giá tốt so với ngô.

Tuy nhiên, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi không thể hoàn toàn thay thế ngô trong ngành thức ăn chăn nuôi. Ban đầu, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi gần như chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản. Hiện, do giá của lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi khá cạnh tranh nên đang trở thành một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tổng hợp cho cả nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.

Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc được dự báo sẽ sụt giảm xuống mức nhiều nhất trong vòng 12 năm khi bối cảnh chiến tranh thương mại khiến các nhà buôn hạn chế thu mua và lượng dự trữ nội địa vẫn ở mức cao.

Tháng 7, Trung Quốc tiến hành đáp trả bằng áp thuế 25% đối với đậu nành nhập khẩu từ Mỹ.Theo giới thương nhân,quốc gia này nhập khẩu tới 60% lượng đậu nành giao dịch trên toàn thế giới, tuy nhiên sẽ giảm khoảng 18 – 20 triệu tấn trong quí IV, so với 24,1 triệu tấn cùng kì năm ngoái.

Do lượng dự trữ còn tồn đọng sau khi nhập khẩu với tốc độ chóng mặt trong thời gian vừa qua, Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn cung trong ngắn hạn. Nguồn cung đậu nành được dự đoán vẫn đủ do Trung Quốc có thể chuyển sang nhập khẩu từ các nước Nam Mỹ hoặc các quốc gia mục tiêu nằm trong chính sách “Một vành đai, một con đường”, Reuters cho biết.

Bên cạnh đó, khi rào cản thuế quan gây khó khăn cho việc tiếp cận thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất đậu nành từ Mỹ sẽ tìm kiếm các thị trường mới để bù đắp.

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam có thể tận dụng điều này để nhập nguyên liệu giá rẻ từ Mỹ, phục vụ sản xuất cho thị trường nội địa. Giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Mỹ như ngô, đậu tương cũng nhiều khả năng sẽ giảm sâu, ít nhất khoảng 20 – 25%.

Trung Quốc với số lượng heo lớn nhất thế giới, là quốc gia chủ yếu sử dụng đậu nành (giàu protein) làm nguyên liệu chính cho thức ăn chăn nuôi. Nguồn cung đậu nành giảm sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào trong chăn nuôi gia súc tăng nếu lượng cầu tiếp tục ổn định.

Theo chia sẻ từ một số chuyên gia trong ngành, để tránh ảnh hưởng từ mức giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty ngũ cốc long vân KS (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)