Kinh nghiệm của Nhật Bản và Đài Loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn áp dụng (Trang 70 - 72)

Thứ nhất, hiện nay trong Luật Cạnh tranh hiện hành và các văn bản luật

chuyên ngành khác của Việt Nam chưa có khái niệm hành vi thương mại cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế hoạt động thương mại, các thương nhân có hành vi thương mại khônglành mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chung của thị trường. Cần bổ sung và làm rõ khái niệm hành vi thương mại không lành mạnh trong pháp Luật Cạnh tranh.

Thứ hai,ở Nhật Bản các văn bản luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không

lành mạnh phải căn cứ theo quy định của văn bản luật gốc của quốc gia là Luật

Cạnh tranh quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Nhật Bản hoàn thiện hơn hệ thống quy định về cạnh tranh không lành mạnh tách nội dung hành vi không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh thành luật chống cạnh tranh không lành mạnh và cần xây dựng một luật riêng về điều chỉnh hành vi bán hàng đa cấp nhằm bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng.

Thứ ba, loại bỏ hành vi bán hàng đa cấp bất chính trong quy định về cạnh

tranh không lành mạnh của pháp Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Đài Loan hành vi này là của doanh nghiệp với người tham gia, nó thể hiện giao dịch bằng hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên không thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. So sánh với những hành vi bán hàng đa cấp bất chính quy định trong Luật Cạnh tranh của Việt Nam, tác giả nhận thấy nó không thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ tư, xác định rõ thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh chuyên trách

xử lý chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh để quản lý Nhà nước có hiệu quả hơn. Trong quy định của pháp Luật Cạnh tranh hiện hành của nước ta có quy định Cục Quản lý cạnh tranh với rất nhiều chức năng, thẩm quyền giải quyết hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Quy định như vậy chưa thể hiện và khó phát huy tác dụng giải quyết triệt để hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra trên thương trường của cơ quan rất quan trọng này. Trong pháp luật của Đài Loan việc quản lý Nhà nước về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về cơ quan chuyên trách chỉ có chức năng riêng biệt quản lý xử lý những doanh nghiệp vi phạm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó là Ủy ban Thương mại lành mạnh ( Thực thi Luật Thương mại lành mạnh ở Đài Loan, các vụ điển hình, NXB Sự thật năm 2009 ).

Tóm lại, với đặc điểm nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều

thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong điều kiện nước ta đang tiến hành hội nhập toàn cầu hóa là hết sức cần thiết. Trong đó việc học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn áp dụng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)