Quy trình, thủ tục khiếu nại, điều tra, xử lý hành vi cạnh tranhkhông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn áp dụng (Trang 45 - 50)

mạnh

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh và phân công xử lý

Văn phòng Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, vào sổ lưu và trình lên Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được phân công) ngay trong ngày.

Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh bao gồm:

- Đơn khiếu nại theo mẫu MĐ-1 hoặc MĐ-2 Ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006;

- Chứng cứ về hành vi vi phạm.

Văn phòng Cục nhận lại hồ sơ sau khi có ý kiến của Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được phân công) và chuyển về cho Ban điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh xử lý theo phân công của lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh.

Bước 2. Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý cạnh tranh phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh chưa đáp ứng tính đầy đủ và hợp pháp theo quy định, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ thông báo cho bên khiếu nại bổ sung. Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.

Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ, hợp lệ, Cục Quản lý cạnh tranhphải thông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh trừ trường hợp bên khiếu nại thuộc trường hợp được miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Ngoại trừ các trường hợp được miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh

chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Người tiêu dùng có thu nhập thấp được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nơi người đó cư trú hoặc làm việc, chứng nhận thì có thể được Cục Quản lý cạnh tranh cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Mức tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 03 triệu đồng.

Bước 3. Điều tra vụ việc cạnh tranh

Sau khi hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được thụ lý, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra sơ bộ. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.

Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra một trong các quyết định sau đây:

- Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh;

- Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.

Thời hạn điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày.

Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra. Trong quá trình tiến hành điều tra, nếu phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay với Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Bước 4. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Sau khi kết thúc điều travụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau:

- Mở phiên điều trần;

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

- Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có yêu cầu điều tra bổ sung bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh phải hoàn thành điều tra bổ sung và chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong ba quyết định nêu trên.

Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định mở phiên điều trần, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua phiên điều trần. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

Bước 5. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh.

Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu

nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 108 của Luật Cạnh tranh trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá 30 ngày.

Khi xem xét, giải quyết khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền sau đây:

- Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại là không đủ căn cứ;

- Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật;

- Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:

Chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ;

Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không đúng quy định của Luật Cạnh tranh hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh.

Khi xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Công Thương có các quyền sau đây:

- Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại là không đủ căn cứ;

- Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật;

- Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh trong trường hợp chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ.

Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.

Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn áp dụng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)