lành mạnh tại Việt Nam
Thứ nhất, chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn lỏng lẻo,
mức xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Theo quy định của Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, mức phạt tiền cao nhất đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng chỉ là 100 triệu đồng. Ngoài ra, có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung khác hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy, so với những khoản thu được từ thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì mức phạt đó không đáng kể. Nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng chịu phạt để thực hiện hành vi chơi xấu đối thủ cạnh tranh. Nếu so sánh giữa mức tiền phạt mà doanh nghiệp phải chịu so với những thiệt hại mà doanh nghiệp đó gây ra cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng và xã hội thì vẫn chưa thỏa đáng.
Những năm gần đây, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả, vi phạm bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, nguồn gốc xuất xứ… có xu hướng tăng, đặc biệt là tình trạng hàng giả nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đó khó có thể giải quyết được vì sự chồng chéo, thiếu đồng bộ từ chính sách phòng chống và các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo. Pháp luật quy định làm hàng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng định nghĩa thế nào là hàng giả cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Chế tài xử lý thiếu nghiêm khắc đã vô hình hậu thuẫn cho các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Tại Mỹ, các vi phạm nhãn hiệu hàng hoá có thể bị phạt tới 2 triệu USD và phạt tù từ 5 đến 10 năm, ăn cắp bí mật thương mại có thể bị phạt tới 5 triệu USD và 10 năm tù… Trong khi tại Việt Nam, các vi phạm chỉ mới dừng lại ở mức phạt hành
chính, chế tài chưa đủ sức răn đe, vấn đề bồi thường thiệt hại và các khía cạnh hình sự, dân sự khác cũng rất khó xử lý. Tình trạng hành chính hoá các vi phạm về cạnh tranh đã làm giảm hiệu quả phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này.
Thứ hai, hiệu quả thực thi pháp Luật Cạnh tranh còn thấp.
Luật Cạnh tranh có nhiều quy định thiếu rõ ràng cả về đối tượng, phạm vi áp dụng, đến việc chứng minh yếu tố lỗi, xác định thiệt hại, phân định ranh giới với các lĩnh vực pháp luật khác, có nhiều quy định chưa định lượng được nên còn gặp phải khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý. Sự trùng lặp các quy định về cạnh tranh không lành mạnh ở những lĩnh vực pháp luật khác nhau, tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi luật nội dung chưa rõ ràng, cụ thể đã gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện pháp luật.
Cách thức giải quyết đối với các hành vi vi phạm chưa thật sự kiên quyết và triệt để. Thực tế, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thị trường Việt Nam không phải là ít, nhưng hầu hết các vụ việc đều được giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải. Nếu quan hệ cạnh tranh không lành mạnh xảy ra giữa một bên là doanh nghiệp lớn hay một tập đoàn kinh tế với bên kia là người tiêu dùng còn có sự hạn chế về hiểu biết pháp luật, kinh doanh thì rõ ràng người tiêu dùng luôn ở vào vị trí yếu thế. Cách thức xử lý chưa kiên quyết và triệt để đó đã không động viên, khích lệ được người tiêu dùng và các doanh nghiệp có quyền lợi bị xâm hại quyết tâm đấu tranh để bảo vệ công lý. Cơ chế giải quyết bằng thương lượng, hoà giải đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bị xâm hại và người tiêu dùng nản chí, thậm chí thờ ơ và có tâm lý ngại tìm đến cơ quan có thẩm quyền khi có cạnh tranh không lành mạnh xảy ra.
Mặc dù, Luật Cạnh tranh vẫn quy định quyền khiếu nại của các tổ chức, cá nhân: Nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh (Khoản 1, Điều 58), nhưng pháp luật lại chưa có cơ chế đảm bảo cho người khiếu nại thực hiện quyền này một cách đầy đủ. Nếu người bị xâm hại là cá
nhân thì việc khiếu nại, khiếu kiện rất ít khi đượcthực hiện, nhất là sự khó khăn về kinh phí. Nếu thất bại trong vụ kiện, người khiếu nại sẽ phải chịu mức phí là 10.000.000 đồng (Điểm a, khoản 1, Điều 53 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Vì vậy, dù có thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp vẫn có cơ hội không bị truy cứu trước pháp luật, do tâm lý không kiên quyết đấu tranh của người tiêu dùng.
Thứ ba, sự hiểu biết Luật Cạnh tranh trong cộng đồng vẫn còn hạn chế đã
làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh
Luật Cạnh tranh đã ra đời và được áp dụng trong thực tế 13 năm, song không phải doanh nghiệp nào cũng quan tâm tìm hiểu và nắm vững những quy định của đạo luật này. Bản chất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thương trường để tồn tại và phát triển, thường xuyên thực hiện các hành vi khuyến mại, quảng cáo, gia nhập các hiệp hội ngành nghề…, nhưng bản chất của các hành vi đó như thế nào, những thủ tục về mặt pháp lý cần phải thực hiện ra sao thì không ít doanh nghiệp còn lúng túng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khi quyền lợi của doanh nghiệp bị xâm hại do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp khác gây ra, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đúng để tự bảo vệ mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp, hoặc nếu có tìm đến cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp vẫn còn thiếu hiểu biết về thủ tục, trình tự khiếu nại, khởi kiện. Thực tế đó cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn kinh doanh trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Người tiêu dùng cũng là đối tượng bị xâm hại bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp, nhưng họ thường có tâm lý ngại đấu tranh, thờ ơ và chấp nhận thị trường. Tâm lý đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà trước hết là nhận thức chưa đầy đủ về pháp Luật Cạnh tranhvà vị trí yếu thế của người tiêu dùng trước các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế. Trong khi đó, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc đấu tranh chống
lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trực tiếp gây nguy hại cho người tiêu dùng. Vì chức năng bảo vệ người tiêu dùng của Hội chủ yếu được thực hiện thông qua sự tác động đến đường lối, chính sách, thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền hoặc khuyến khích người tiêu dùng có ý thức tự bảo vệ mình, mà không có thẩm quyền về mặt Nhà nước, do đó chưa có những tác động mạnh mẽ đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 3.1. Những kinh nghiệm các nước trên thế giới cho việc xây dựng pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Để tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài, tác giả lựa chọn các nước Châu Âu, Liên bang Nga, Nhật Bản và Đài Loan. Lý do lựa chọn các nước Châu Âu vì Liên minh Châu Âu là khởi nguồn của pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới. Việc lựa chọn Liên bang Nga, Nhật Bản và Đài Loan vì đây là những nước cùng thuộc khu vực Châu Á, có nền kinh tế phát triển nên pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng bài bản và có hệ thống. Vì vậy, những kinh nghiệm này là rất cần thiết cho Việt Nam.
3.1.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu
Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới xuất phát từ các quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu. Với đặc thù nền kinh tế đang phát triển của nước ta, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều cơ hội lột xác với sự hợp tác kinh doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư vào nước tangày càng gia tăng cả số lượng và chất lượng dự án đầu tư. Việc học tập kinh nghiệm để xây dựng một bộ quy chuẩn điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh choViệt Nam là điều kiện cần phải tiếp cận.
Một là, điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần dựa trên nguyên
tắc chung hướng đến trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng và cụ thể hóa trách nhiệm. Vấn đề đặt ra ở đây là, một chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng vật chất sát với giá thịtrường, tương ứng với mức độ gây thiệt hại đối với người tiêu dùng. Trong các quy định của pháp Luật Cạnh tranh hiện hành, chế tài xử lý khi doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn mang tính hình thức, mức phạt kinh tế rất nhẹ, chưa phù với tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà chính doanh nghiệp gây ra với người tiêu dùng. Điều này dẫn đến pháp Luật Cạnh tranh chưa thật sự góp phần bảo vệ người
bị hại, xử lý chưa triệt để những tác hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra mà người tiêu dùng phải gánh chịu.
Hai là, xác định vi phạm liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh
ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích của Nhà nước đó là “Gây nhầm lẫn; mạo nhận về nhãn hiệu và xâm phạm bí mật kinh doanh” trong quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hiện hành của nước ta. Quy định tại Điều của Luật Cạnh tranh năm 2004, có 10 hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp được liệt kê chưa khoa học. Do đó, kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xác định hành vi cạnh tranh phải gắn liền với phạm vi điều chỉnh để quy định khoa học hơn hợp với thực tiễn áp dụng thuận lợi hơn cho các chủ thể tham gia kinh doanh, hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời.
Ba là, xây dựng một luật riêng điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành
mạnh để luật hóa những hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình dựa trên quy định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng, làm cơ sở cho việc thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hiệu quả, đồng bộ hơn trong thực tiễn ( Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật Cạnh tranh của Pháp và lien minh châu Âu, NXB Tư pháp, Hà Nội ).
3.1.2. Kinh nghiệm của Liên bang Nga
Thứ nhất, trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật hiện
hành của Việt Nam, so sánh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Liên bang Nga, có thể thấy các hành vi như bán hàng đa cấp bất chính hay phân biệt đối xử của hiệp hội về bản chất những quy định này không thực sự đáp ứng các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể được xem xét bỏ các hành vi này khi tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Cạnh tranh.
Thứ hai, chế định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh vừa là công cụ
bổ sung vừa là công cụ độc lập nhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại có quyền lựa chọn phương thức khôi phục theo quy định của pháp luật về bảo vệ cạnh tranh hoặc theo quy định của các văn bản pháp luật trong từng
lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nếu hành vi xâm phạm được điều chỉnh trong cả loại hình pháp luật này. Cũng như ở Liên bang Nga, hiện tại, trong pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang có sự giao thoa giữa quy định liên quan trong pháp Luật Cạnh tranh và pháp luật khác như pháp luật về giá, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về sở hữu trí tuệ. Có thể thấy trên thực tế, các chủ thể kinh doanh rất khó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo các văn bản pháp luật chuyên ngành, vì pháp luật trong từng lĩnh vực kinh doanh chưa quy định về hành vi này nên chủ thể bị xâm hại thường có thể sử dụng quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo pháp Luật Cạnh tranh. Vấn đề cần giải quyết là có thể bổ sung vào pháp Luật Cạnh tranh các quy định về hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp mang tính cạnh tranh vào nhóm hành vi vi phạm chỉ dẫn gây nhầm lẫn; làm rõ các dấu hiệu nhận dạng đối với biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh. Việc đưa ra một nguyên tắc chung, rõ ràng về cách áp dụng pháp luật như kinh nghiệm của Liên bang Nga quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo hợp nhất hóa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong một văn bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc áp dụng, điều chỉnh trongthực tiễn.
Ngoài ra, có thể quy định cụ thể các yếu tố nhận dạng của hành vi gièm pha doanh nghiệp khác để từ đó có cơ sở phân định rõ ranh giới giữa quyền tự do ngôn luận, tự do phê bình với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác và có thể bổ sung quy định về bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm cạnh tranh không lành mạnh vào nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo pháp Luật Cạnh tranh.
Thứ ba, trong tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh, mặc dù Luật Cạnh tranh
năm 2004 đã xây dựng về cơ bản cơ chế và hệ thống cơ quan thực thi nhưng việc tổ chức và vận hành chúng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, cơ chế phân chia thẩm quyền giữa Hội đồng cạnh tranh và Cơ quan quản lý cạnh tranh còn nhiều điểm bất hợp lý. Trong một vụ việc về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, cơ quan có thẩm quyền xử lý là Hội đồng cạnh tranh song gần như tất cả các hoạt động tố tụng đều do Cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành. Theo Điều 3
Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006, Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền tổ chức xử lý vụviệc cạnh tranh, ra quyết định xử lý vụ việc, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Như vậy, dù là cơ quan có thẩm quyền cao nhất nhưng kết quả xử lý vụ việc của Hội đồng cạnh tranh gần như lệ thuộc vào kết quả hoạt động tố tụng trước đó của cơ quan quản lý cạnh tranh. Rõ ràng cách thiết kế phân quyền theo quy định hiện hành đảm bảo sự chuyên môn hoá cao độnhưng có thể làm mờ nhạt vai trò của Hội đồng cạnh tranh là cơ quan xử lý vụ việc ( Phạm Trí Hùng (2012), Pháp luật cạnh tranh Liên bang Nga và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp trường, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh ).
Từ các phân tích về quy định của pháp Luật Cạnh tranh Liên bang Nga về cơ quan quản lý cạnh tranh nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
- Lĩnh vực quản lý cạnh tranh rất rộng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế của một quốc gia: từ sản xuất cho đến cung cấp các dịch vụ, tài chính,… Việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh cần tính hết đặc thù của các lĩnh vực để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của cơ quan này, nhất là tránh việc thay