Khuyến mại nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn áp dụng (Trang 54 - 55)

Bên cạnh hình thức bán giá thấp, khuyến mại cũng là một chiến lược cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây là một hình thức thu hút khách hàng và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi khuyến mại gian dối về giải thưởng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Một ví dụ cụ thể là chương trình khuyến mại “Uống bia Tiger có cơ hội trung một trong năm chuyến du lịch Thái Lan hay một trong mười tivi Samsung”, song nhà sản xuất lại không hề công bố thông tin người trúng giải. Năm 2006, LG tung ra chương trình khuyến mại “Đầu

năm thắng lớn với LG” với những giải thưởng vô cùng giá trị. Tuy nhiên tại buổi lễ bốc thăm trúng thưởng, doanh nghiệp này bị phát hiện gian dối trong các thùng phiếu, trong các thùng phiếu chỉ có số từ 1 trở xuống, trong khi rất nhiều người có phiếu từ 200 trở lên. Đây cũng là hành vi phân biệt đối xử giữa các khách hàng, không đảm bảo sự bình đẳng và cơ hội hưởng lợi ích kinh tế dành cho mọi người tham gia trong cùng một chương trình khuyến mại. ( Hùng Sơn (2006), LG gian dối trong khuyến mãi rút thăm trúng thưởng, https://dantri.com.vn/xa-hoi/lg-gian-doi-

trong-khuyen-mai-rut-tham-trung-thuong-1144412924.htm. )

Hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại mà doanh nghiệp khác đang sản xuất mà khách hàng đang sử dụng có thể kể đến chương trình quảng cáo nhãn hiệu nước tương Tam thái tử năm 2008 “đổi chai nước tương dở của bất kỳ nhãn hiệu nào khác lấy chai nước tương Tam thái tử chất lượng cao”. Ngoài ra, quảng cáo này cũng vi phạm Điều 3 của Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Một số trường hợp khác, sản phẩm được khuyến mại có chất lượng kém hơn so với ban đầu hoặc giá trị sản phẩm đã được phóng đại lên. Có nhiều trường hợp đã phát hiện, doanh nghiệp tự tăng giá sản phẩm lên rồi đưa ra các chương trình khuyến mại giảm giá 50 – 70% nhằm thu hút khách hàng. Thực chất khách hàng chẳng được hưởng lợi từ những chương trình khuyến mại như vậy mà nhiều trường hợp còn phải bỏ tiền ra mua một sản phẩm khác bởi thực chất những mặt hàng miễn phí không phải những thứ cho không mà chất lượng cũng chưa chắc đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn áp dụng (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)