Cung cấp thông tin về tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Cung cấp thông tin về tài sản thế chấp

Theo quy định tại khoản 5, Điều 320, Bộ luật dân sự bên thế chấp có nghĩa vụ: “cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp”. Điều đó có nghĩa là bên thế chấp tài sản phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

Việc có được các thông tin chích xác về thực trạng tài sản thế chấp rất là quan trọng đối với bên nhận thế chấp trong việc quản lý tài sản thế chấp. Đặc biệt là giúp bên nhận thế chấp định giá được đúng giá trị của tài sản thế chấp và hạn chế được các rủi ro gắn với tài sản thế chấp để có thể tiến hành xử lý tài sản thế chấp sau này.

Áp dụng quy định trên, chính sách quản lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thường quy định:

 Nếu tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì thông tin về thực trạng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất là:

+ Tình trạng của thửa đất và nhưng thay đổi đối với tài sản, công trình xây dựng trên đất và công trình xây dựng xung quanh để xác định mức độ ảnh hưởng tới khả năng xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận thế chấp. + Tình trạng quy hoạch, các chính sách của chính quyền địa phương đối

với cơ sở hạ tầng khu vực có bất động sản; những thay đổi của môi trường xung quanh khu vực, ảnh hưởng tới khả năng chuyển nhượng của bất động sản…

+ Mức biến động giá cả của loại tài sản, các tài sản tương tự trên thị trường để có biện pháp kịp thời.

+ Tình trạng sở hữu, tình trạng sử dụng của tài sản. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và nhà ở được bảo đảm tại bên nhận thế chấp được bên thế chấp cho thuê thì phải được bên nhận thế chấp chấp nhận.

 Nếu tài sản là máy móc, thiết bị thì thông tin về thực trạng tài sản thế chấp là:

+ Thông tin về quản lý tài sản cố định, thực tế trích khẩu hao, thực hiện sửa chữa tại doanh nghiệp, đánh giá mức độ sử dụng, mức độ hao mòn của tài sản là máy móc thiết bị của doanh nghiệp mà bên nhận thế chấp nhận bảo đảm.

+ Tần suất sửa chữa máy móc thiết bị để xác định chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị. Xác định địa điểm, vị trí đặt máy móc thiết bị hiện thời, liệu có di chuyển so với ban đầu hay không? Liệu có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng tài sản không?

+ Giá thị trường của các loại máy móc thiết bị bên cạnh với việc theo dõi giá trị sổ sách, tránh trường hợp giá trị trên sổ sách còn khá lớn, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố tiến bộ công nghệ, hoặc doanh nghiệp trích khấu hao không đầy đủ, giá trị thị trường của tài sản có thể suy giảm đáng kể so với giá trị sổ sách của máy móc thiết bị.

 Nếu tài sản là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên thì thông tin về thực trạng tài sản thế chấp là tình hình biến động của tài sản bảo đảm (công suất khai thác, trữ lượng khai thác còn lại…) để có biện pháp xử lý thích hợp (yêu cầu bên thế chấp bổ sung, thay thế tài sản/biện pháp bảo đảm khác được bên nhận bảo đảm chấp nhận hoặc thu nợ trước hạn,..), đặc biệt trong trường hợp bên thế chấp khai thác vượt quá công suất ghi trên giấy phép khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)