6. Kết cấu của luận văn
2.5.1. Quy định chung
Thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh được nêu tại khoản 4, Điều 321, Bộ luật dân sự, theo đó bên thế chấp “Được bán, thay thế,
trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên nhận thế chấp được quyền thay thế bằng hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận”.
Quyền bán, thay thế và trao đổi hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh của bên thế chấp tạo nên sự khác biệt giữa thế chấp loại tài sản đặc biệt này với thế chấp các loại tài sản khác bởi vì thông thường bên thế chấp chỉ được bán, trao đổi tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định tại (khoản 8, Điều 320 và khoản 5, Điều 321, Bộ luật dân sự)10. Bù lại, quyền đòi nợ, số tiền thu được hay tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Khoản 4, Điều 321, Bộ luật dân sự công nhận việc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 18, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm, không cần phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký trong trường hợp tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã hình thành.
10