6. Kết cấu của luận văn
3.3. Định giá tài sản bảo đảm
Định giá (xác định giá) tài sản bảo đảm là một bước bắt buộc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Trong thực tế việc xử lý tài sản thế chấp có thể
bị kéo dài khi các bên không có tiếng nói chung về giá tài sản hay về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá hay trong trường hợp việc định giá không sát giá thị trường. Việc định giá không đúng hay không theo giá thị trường đã dẫn tới không ít trường hợp cán bộ tín dụng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 1, Điều 306, Bộ luật dân sự quy định: “Bên bảo đảm và bên nhận bảo
đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản”. Như vậy các bên có thể thỏa
thuận về giá tài sản thế chấp khi xử lý hoặc thỏa thuận thuê tổ chức định giá độc lập để xác định giá tài sản; còn nếu các bên không thống nhất được thì bắt buộc phải định giá tài sản thông qua tổ chức định giá tài sản.
Việc định giá thông qua tổ chức định giá là cách làm phổ biến nhất trong thực tế để bảo đảm tính khách quan của việc định giá. Chứng thư thẩm định giá có giá trị trong vòng 6 tháng kề từ thời điểm phát hành. Việc định giá nội bộ của bên nhận thế chấp thường chỉ làm căn cứ để đề xuất với bên thế chấp nhằm tìm một tiếng nói chung về giá trị tài sản bảo đảm đang xử lý.
Vấn đề ở đây là nếu bên nhận thế chấp là người có tài sản đấu giá thì có thể tự mình xác định và ký hợp đồng định giá với một tổ chức định giá nhất định nào đó hay không? Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp bên bảo đảm trước đó không hợp tác với bên nhận thế chấp để xử lý tài sản bảo đảm và bên nhận thế chấp đã buộc phải thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm nhưng sau đó bên bảo đảm vẫn không hợp tác trong việc xác định giá tài sản bảo đảm để đấu giá. Có vẻ khoản 1, Điều 306 ngầm định trao cho bên nhận thế chấp quyền này. Cần lưu ý điều luật này đề cập việc định giá tài sản bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm. Bộ luật dân sự không có quy định nào về việc định giá tài sản bảo đảm (hay tài sản thế chấp) trong quá trình xác lập hợp đồng bảo đảm (hợp đồng thế chấp). Thông thường, trong hợp đồng thế chấp tài sản, các bên thường nêu giá trị của tài sản thế chấp kèm theo quy định giá trị tài sản thế chấp này không được áp dụng khi xử lý tài sản thế chấp (Bùi Đức Giang 2017).