Phân tích các điều kiện đảm bảo thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 52 - 71)

Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2013 – 2018

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý

BR-VT nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh BR-VT là điểm nút quan trọng trong phát triển kinh tế trong khu vực khi giáp Bình Thuận ở phía Đông, TP.HCM ở phía Tây, giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc và giáp Biển Đông ở phía Nam. Đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh bao gồm 6 huyện (Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo) và 2 thành phố (TP.Vũng Tàu, TP. Bà Rịa). Trong đó, Côn Đảo là đơn vị hành chính hải đảo. Hơn thế nữa, BR-VT là một trong số rất ít địa phương trên cả nước nằm trên các trục đường quốc lộ huyết mạch, có cả sân bay, hệ thống cảng biển và mạng lưới đường sông rất thuận lợi.

Với vị trí địa lý như vậy, trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam, Nhà nước đã xác định BR-VT là một địa bàn du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Ngành du lịch tỉnh BR-VT đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có để trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng trong khu vực và quốc tế.

Địa chất, địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh BR-VT tương đối phức tạp, có thể được chia làm 4 vùng: bán đảo (Vũng Tàu), hải đảo (quần đảo Côn Lôn, đảo Long Sơn), vùng đồi núi bán trung du (huyện Châu Đức, Xuyên Mộc) và vùng thung lũng đồng bằng ven biển (huyện Long Điền, Đất Đỏ, TP.Bà Rịa). Địa hình của tỉnh BR-VT rất đa dạng, vừa có những dãy núi cao chạy dọc theo đường bờ biển như dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh, những vách đá dựng đứng, vừa có những bãi cát, cồn cát, bãi lầy và những đồng lúa nước, xen lẫn rừng thưa. Với lợi thế này, BR-VT là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, khám phá,... nhờ vào sự đa dạng của địa hình.

BR-VT có đường bờ biển dài 305,4km, có khúc quanh co, khúc khuỷu; trong đó trên 156 km bờ biển đẹp với những bãi cát dài thoai thoải, tạo ra nhiều bãi tắm sạch lý tưởng như Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (TP.Vũng Tàu), bãi biển Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), bãi Lộc An, Thùy Dương (Đất Đỏ) và bãi Long Hải (Long Điền). Đặc biệt, Côn Đảo ngoài biển Đông còn được tạp chí “Travel and Leisure” của Mỹ bình chọn là một trong những hòn đảo bí ẩn quyến rũ nhất thế giới (Travel and Leisure, tháng 05/2011) với hơn 20 bãi tắm đẹp hoang sơ, làn nước xanh trong vắt, trải dài từ An Hải, Đầm Trầu, Lò Vôi đến Suối Ớt, Hòn Bà...

Khí hậu

BR-VT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. BR-VT có ba mặt giáp biển Đông nên nên khí hậu điều hòa, mát mẻ. Biển ấm nóng quanh năm, nằm trong vùng ít có bão. Nhiệt độ trung bình năm từ 25 – 29°C, bình quân là 27°C. Một năm, BR-VT được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Dựa vào đặc điểm khí hậu và tình hình thời tiết ở BR-VT, thời gian hợp lý nhất để khai thác du lịch là từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vì thời điểm này thời tiết tại BR-VT ấm áp và khô ráo. Khí hậu này rất thuận lợi để khai thác và phát triển du lịch, đặc biệt là các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, các môn thể thao trên biển như lướt sóng, nhảy dù mặt nước, lặn biển, lướt ván, thuyền buồm…

Thủy văn

Vì thuộc khu vực có lượng mưa tương đối lớn nên hệ thống sông hồ của BR- VT rất phong phú, cung cấp lượng nước cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, các ngành kinh tế khác và dân sinh với hệ thống sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông, sông Thị Vải, sông Dinh. Bên cạnh đó, tỉnh BR-VT còn có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu... với cảnh quan thiên nhiên đẹp và có trên 200 con suối với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú phục vụ du lịch như Suối Đá, Suối Tiên, Suối Mơ...

Đặc biệt, suối khoáng nóng tại Bình Châu - Xuyên Mộc từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng với du khách khi đến BR-VT. Suối nước nóng là tài nguyên nước khoáng quý với 70 điểm phun. Vùng suối khoáng nóng rộng khoảng 1 km2

gồm nhiều hồ, vũng lớn nhỏ liên kết với nhau bởi các mạch thông. Nước nóng tự nhiên chảy từ lòng đất lên có nhiệt độ tới 82°C với nhiều khoáng chất. Du khách thường ngâm chân, tắm nước nóng, tắm bùn hoặc luộc trứng,... để nghỉ ngơi, thư giãn. Theo các nhà khoa học, nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng là những chất kháng bệnh, liệu pháp chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa, thấp khớp...

Hệ sinh thái

Hệ sinh thái biển và ven biển ở BR-VT đa dạng nhưng cũng khá độc đáo, đặc trưng. Có thể chia tài nguyên sinh vật trong hệ sinh thái thành 2 nguồn: tài nguyên sinh vật rừng và tài nguyên sinh vật biển. Trong đó, phải kể đến 2 khu bảo tồn thiên nhiên nổi bật dưới đây:

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu: có diện tích trên 11.000

ha, có 15km bờ biển bao bọc ở phía Nam. Hệ thực vật phong phú đa dạng, bao gồm nhiều loài thực vật có giá trị dược liệu như đỗ trọng, cam thảo,... Ngoài ra rừng Bình Châu – Phước Bửu còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như

voi, sóc bay, khỉ, chồn, nai, rắn lửa hổ mang, két, sáo, hoàng anh, đàn vịt trời, le le và các loài chim....

Rừng quốc gia Côn Đảo: rừng nguyên sinh có diện tích là 6.043 ha (chiếm 83,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện Côn Đảo) và hơn 4 km hành lang đệm trên biển với hàng trăm loại gỗ, trong đó có 4 loài gỗ quý là cẩm thi, lát hoa, găng néo. Rừng Côn Đảo có đa dạng sinh học rất cao, khoảng 882 loài thực vật, 144 loài động vật và 1.300 loài sinh vật biển. Đặc biệt, tại đây bảo tồn nhiều loài động vật đặc hữu, chỉ có riêng ở Côn Đảo như sóc mun, sóc lớn bụng vàng, cá heo, cá nược. Hòn Trứng còn là một sân chim lớn, có chim Điên mặt xanh (tại Việt Nam chỉ có ở Côn Đảo), Ó biển, Gẩm gì trắng, chim Yến làm tổ ở các hang đá gần mặt nước. Đây là các loài động vật quý hiếm trên thế giới, đang được quan tâm và bảo vệ. Về tài nguyên sinh vật biển, Côn Đảo có nguồn lợi động vật biển phong phú, có giá trị kinh tế cao như ốc đụn, ốc bàn tay, ốc tai tượng, ốc gấm. Vùng nước nông ven đảo cũng phân bố nhiều loài động vật quý như rùa biển, cá heo, bò biển. Đặc biệt, với các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Côn Đảo đã tạo nên môi trường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển.

Với các tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hệ sinh thái với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm, nguồn lợi sinh vật dồi dào, ngành du lịch BR-VT có đầy đủ tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển đảo, du lịch khám phá, du lịch thể thao,... Dựa trên kết quả khảo sát 200 khách du lịch quốc tế, khi đánh giá về sự hài lòng về tài nguyên du lịch tự nhiên của BR-VT, yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên được đánh giá khá cao, đạt giá trị trung bình 3,51/5 điểm. Do đó, có đến 50,5% du khách (101 người) sẵn lòng và rất sẵn lòng chi trả thêm để tham quan các cảnh đẹp tự nhiên và danh lam thắng cảnh. Khi đánh giá các yếu tố thu hút họ tới BR-VT, 73,5% (147 người) cho rằng họ bị thu hút bởi tài nguyên du lịch tự nhiên của BR-VT và 26,5% (53 người) bình chọn cảnh quan tự nhiên là điều họ thích nhất khi du lịch tại tỉnh. Tuy nhiên, có đến 26% (52 người) cho rằng môi trường du lịch là điều họ không thích nhất khi du lịch tại BR-VT. Bởi vì, tình trạng ô nhiễm môi trường, rác thải vẫn còn trên bãi biển. Một số ít các đối tượng buôn bán hàng rong, chụp ảnh dạo, bán vé số, ăn xin chèo kéo khách, gây mất mỹ quan.

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

BR-VT là vùng đất được khai phá cách nay hơn 300 năm, vừa mang những nét văn hoá của Đông Nam Bộ, vừa có những tính chất riêng của vùng giao thoa kinh tế - văn hoá. Theo công bố của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, BR-VT có số lượng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Bộ. Tài nguyên du lịch văn hóa ở BR-VT được chia thành 4 nhóm: di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống và các tài nguyên du lịch văn hóa khác.

Bảng 2.6. Tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nhóm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa

- Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt: Nhà tù Côn Đảo - Di tích lịch sử cấp quốc gia: Khu Nhà tròn, Bia hình thánh giá, Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu, Địa đạo Long Phước, Địa đạo xã Kim Long, Địa đạo Hắc Dịch, Khu căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ Núi Dinh, Trụ sở UB Việt Minh 1954, Nhà Trận địa pháo và hầm thủy lôi, Trận địa pháo trên núi Tao Phùng, Trận địa pháo Cầu Đá, Chiến thắng Bình Giã, Nhà số 42/11 Trần Phú, Nhà 18/5 Lê Lợi, Nhà 86 Phan Châu Trinh.

- Các chùa, đình, miếu: Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, chùa Long Bàn, chùa Linh Sơn, chùa Phước Lâm, Đình Thắng Tam – lăng Cá Ông – Miếu Bà, Đền Ông Trần, Dinh Cô.

- Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Thắng cảnh Bạch Dinh, đồn Nhà máy nước, Khu vực Ăngten Parapol, bến Lộc An, Khu tháp đèn Hải Đăng, tượng chúa Kito Vua, Bảo tàng vũ khí cổ Taylor, cáp treo Hồ Mây,...

Lễ hội

- Khai hội Văn hóa – Du lịch

- Lễ hội Mừng Đảng – Mừng Xuân năm mới

Âm nhạc, Festival Ẩm thực, Lễ hội cà chua, Tour du lịch Vũng Tàu, Lễ hội trò chơi dân gian

- Lễ hội bắn súng Thần công tại Bạch Dinh - Ngày hội Nghề Cá

- Lễ hội: Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội đình Thắng Tam (17/2 – 20/2 Âm lịch), Lễ Nghinh Ông (16/8 – 18/8 Âm lịch), Lễ hội Dinh Cô (10/2 – 12/2 Âm lịch), Lễ Trùng Cửu (9/9 Âm lịch), Lễ hội Miếu Bà (16/10 – 18/10 Âm lịch). - Phong tục thờ cúng Thành Hoàng và các vị thần dân gian, thờ Bà Ngũ Hành, Thần Bà Thiên Yana, thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, Đức Thánh Trần, tín ngưỡng Ông Trần, lễ giỗ Bà Phi Yến.

Làng nghề thủ công

Làng đúc đồng Long Điền, làng cá Phước Hải, làng muối Bà Rịa, làng bún Long Kiên, làng nấu rượu Hòa Long, làng bánh tráng An Ngãi, làng đá Tân Thành...

Các tài nguyên du lịch văn hóa khác

- Các hoạt động văn nghệ dân gian: diễn xướng dân gian, hát tiều, hát quản của dân tộc Hoa, Cơ Ho, Khơ Me, Mường,...

- Cuộc thi Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế, Giải đua thuyền buồm mở rộng, cuộc thi đua chó.

-Về ẩm thực:

+ Đặc sản bình dân: bánh khọt Vũng Tàu, bánh hỏi An Nhất, bánh canh Long Hương, bông lan trứng muối, lẩu cá đuối Trương Công Định, các món ốc, hải sản... +Đặc sản quý từ thiên nhiên: Cá mú đỏ Côn Sơn, Bào ngư, các loại hải sản...

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Di tích lịch sử - văn hóa

Tỉnh BR-VT hiện có 49 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 29 di tích cấp quốc gia, 19 di tích cấp tỉnh với hàng trăm danh

lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Các di tích lịch sử - văn hoá này là di sản văn hoá vật chất, minh chứng cho truyền thống cách mạng và văn hóa của người dân BR- VT. Đây còn là tài nguyên quý giá cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch hành hương tôn giáo, du lịch nghiên cứu... Một số điểm đến nổi bật của BR-VT là:

(1) Nhà tù Côn Đảo: kí ức khó quên về chế độ nhà tù của bọn thực dân, đế quốc. Nhà tù Côn Đảo (hệ thống các khu nhà lao, chuồng cọp, chuồng bò, hầm xay lúa), nghĩa trang Hàng Dương, mộ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trên đảo Côn Sơn là niềm tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân BR-VT trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng quê hương.

(2) Địa đạo Long Phước, Địa đạo xã Kim Long, Địa đạo Hắc Dịch, Khu căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ Núi Dinh: được xây dựng từ những năm 1948 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, để làm nơi du kích tránh địch, có nhiều ụ chiến đấu và hầm bí mật cá nhân nối liền qua tuyến địa đạo. Năm 1992 di tích cách mạng địa đạo Long Phước được trùng tu. Các di tích cách mạng còn có cảnh quan thiên nhiên, rừng núi hoang sơ rất đẹp.

(3) Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, chùa Linh Sơn Cổ Tự, chùa Đại Tùng Lâm: là những ngôi chùa lâu đời nhất ở BR-VT với đường nét kiến trúc đẹp,

được điêu khắc rất khéo léo, công phu. Trong chùa là các tượng Phật, Bồ tát bằng đá hoa cương nguyên khối lớn, đạt kỉ lục là tượng lớn nhất Việt Nam. Các đình chùa là di tích kiến trúc - nghệ thuật nổi tiếng và là nơi hành hương, điểm du lịch – văn hóa thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến tỉnh BR-VT.

(4) Đình thần Thắng Tam: Đây là một quần thể kiến trúc gồm ba di tích

Thắng Tam. Đó là Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà Ngũ Hành và Lăng Ông Nam Hải. Miếu Bà thờ Bà Thiên Yana và Thuỷ Long Thần Nữ được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Lăng Cá Ông được xây dựng khoảng giữa thế kỉ XIX. Trong Lăng còn bảo tồn được bộ xương cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được cách đây hơn 100 năm trước đây. Từ đó, tục lệ thờ cúng Cá Ông được duy trì hằng năm.

(5) Đền ông Trần: những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ ở đảo Long Sơn.

trữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu: bộ tủ cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo gồm 33 cái có nguồn gốc vùng Hà Đông, bộ bàn ghế Bát Tiên (tương truyền của vua Thành Thái), đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX.

(6) Bạch Dinh: tọa lạc dưới chân núi Lớn, được xây dựng năm 1898, từng là nơi nghỉ mát cho viên toàn quyền Đông Dương. Sau này nhiều đời toàn quyền Đông Dương, người Pháp dùng Bạch Dinh là nơi nghỉ ngơi nên được gọi là Dinh Toàn Quyền. Bạch Dinh là một trong những công trình xây dựng sớm nhất có sự kếp hợp giữa kiến trúc cổ châu Âu và kiến trúc cổ Việt Nam.

(7) Khu Tháp đèn Hải Đăng: có từ năm 1907, lúc đầu được thắp sáng bằng dầu. Năm 1911, ngọn hải đăng được xây dựng thành tháp tròn đường kính 3m, cao 18m trên đỉnh núi Nhỏ. Đèn tháp chiếu xa 35 hải lý, có kính viễn vọng để theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền. Đứng trên hải đăng, du khách có thể nhìn thấy bao quát TP.Vũng Tàu, Bà Rịa, Cần Giờ (TP.HCM) với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

(8) Tượng Chúa Kito Vua: tượng Chúa được xây dựng trên đỉnh núi Nhỏ,

cao hơn so với mực nước biển 176m. Tượng đài cao 31m, hai tay dang rộng 18,4m. Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 52 - 71)