Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 75)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành du lịch tỉnh BR-VT vẫn chưa khai thác hết những lợi thế về tài nguyên du lịch (thiên nhiên và văn hóa), chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đặc biệt là tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến BR-VT trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế.

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, đóng góp của ngành du lịch BR-VT vào cơ cấu kinh tế tỉnh chưa đạt được kết quả như mong đợi. Khách du lịch nội địa chiếm đa số, trong khi tỉ lệ du khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 4%. Doanh thu du lịch quốc tế có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, do mức chi tiêu của khách quốc tế chưa cao, thời gian lưu trú ngắn. So sánh với các địa phương có cùng lợi thế du lịch biển như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, các địa phương này vượt trội hơn về thương hiệu du lịch, gấp BR-VT từ 6-10 lần về số lượng khách du lịch quốc tế và gấp từ 4-5 lần về doanh thu theo nhận định của Sở Du lịch BR-VT.

Thứ hai, về tài nguyên du lịch tự nhiên, các bãi tắm đang bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu, chất thải sinh hoạt của ngư dân trên tàu và lượng rác do du khách thải ra. Tình trạng xả rác bừa bãi trên bãi biển, các KDL và nơi công cộng vẫn còn diễn ra. Nhiều tài nguyên du lịch bị suy thoái, thắng cảnh bị tác động bởi con người, di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp. Về môi trường, cảnh quan xung quanh các khu, điểm du lịch, người dân địa phương lấn chiếm vỉa hè, bãi bồi để làm nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, giữ xe, nhà tắm nước ngọt tự phát dọc theo bãi biển. Mặc dù chính quyền địa phương đã nỗ lực và quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm kể trên, giảm đáng kể nạn bán hàng rong, ăn xin chèo kéo khách hàng, trộm cắp nhưng vẫn còn tồn đọng một số ít, gây mất mỹ quan cho hình ảnh du lịch tỉnh.

nhàm chán, chậm đổi mới, ít sáng tạo, thiếu điểm nhấn, dễ trùng lặp với các điểm đến có nét tương đồng về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch. Các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo chưa được chú trọng đầu tư, khai thác mà vẫn chủ yếu dựa vào du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan danh lam thắng cảnh. Các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, phong tục tập quán của người dân địa phương dần bị mai một. Trong khi đó, du khách quốc tế lại thích không gian xưa cũ, tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống và cuộc sống thường nhật của người bản địa, mua quà lưu niệm được chế tác thủ công. Bên cạnh đó, BR-VT chưa có các cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm hấp dẫn, độc đáo, đạt đẳng cấp quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú và kích thích chi tiêu của họ.

Thứ ba, về cơ sở hạ tầng du lịch, một số trở ngại về hệ thống giao thông cản trở khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT. Về đường bộ, một số tuyến đường bị xuống cấp, vỉa hè bị lấn chiếm để kinh doanh. Về đường biển, BR-VT vẫn chưa có cảng chuyên dụng dành cho tàu du lịch quốc tế neo đậu, mặc dù tiềm năng thu hút du khách quốc tế bằng tàu biển là rất lớn. Về đường thủy, hệ thống giao thông bằng tàu cánh ngầm kết nối từ TP.HCM – Vũng Tàu, TP.HCM – Côn Đảo, Vũng Tàu – Côn Đảo gặp nhiều sự cố như chậm chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên biển khiến du khách lo ngại. Còn đường hàng không, BR-VT chưa xây dựng tuyến bay quốc tế, tần suất các chuyến bay nội địa đến Côn Đảo còn thấp. Các tuyến xe buýt còn rải rác, không đi ngang các điểm du lịch nổi tiếng như Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc... Điều này gây khó khăn cho du khách trong việc tìm phương tiện di chuyển phù hợp.

Về cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các dự án đa số có quy mô và diện tích nhỏ, tập trung khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng; thiếu các KDL phức hợp, cơ sở vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ. Nhiều dự án du lịch phức hợp với diện tích hàng trăm ha, vốn đăng ký đầu tư hàng tỷ USD như KDL Paradise, Saigon Atlantis Hotel, công viên thế giới kỳ diệu, trung tâm triển lãm Dragonsea bị thu hồi hoặc chưa triển khai xây dựng do nhà đầu tư không đủ tiềm lực tài chính hoặc thay đổi chính sách, thủ tục pháp lý, giá thuê đất tăng, công tác giải tỏa đền bù đất chậm.

Thứ tư, về nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Theo Sở Du lịch tỉnh BR-VT, năm

2018, toàn tỉnh có đến 42,6% lao động không có chuyên môn nghiệp vụ bài bản, chủ yếu được đào tạo tại chỗ. Bên cạnh đó, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch tỉnh nhà chưa được đẩy mạnh. Trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ cho khách du lịch mục tiêu (Nga, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức,...) và kiến thức tổng hợp về địa phương của lực lượng lao động trong ngành du lịch BR-VT còn hạn chế. Hiện tại, chỉ có khoảng 3.300 nhân viên có trình độ ngoại ngữ và chỉ 112 người có thể giao tiếp bằng 2 ngoại ngữ trở lên. Hạn chế này khiến cho du khách quốc tế chưa được phục vụ một cách tốt nhất.

Thứ năm, về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, mặc dù được triển khai thực hiện tích cực nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh BR-VT vẫn chưa đem lại hiệu quả cao như kỳ vọng, chưa mở rộng được nhiều thị trường du lịch quốc tế. Khách du lịch đến tỉnh chủ yếu là khách nội địa, lượt khách quốc tế chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng gần 4% trong cơ cấu du khách. BR-VT được biết đến như một điểm du lịch bình dân, giá rẻ cho khách du lịch trong nước, chưa xây được thương hiệu là một trung tâm du lịch chất lượng cao với khách du lịch quốc tế. Thông tin, hình ảnh về du lịch BR-VT trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế còn quá ít. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và trong vùng Đông Nam Bộ, các hãng lữ hành quốc tế còn rời rạc, chưa chặt chẽ và chưa được khai thác hiệu quả.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, những ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới và tình hình kinh tế khó khăn trong nước tác động mạnh đến ngành du lịch của tỉnh BR-VT. Nền kinh tế thế giới suy thoái khiến cho số lượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh giảm mạnh, mức chi tiêu thấp để tiết kiệm. Trong khi đó, các đơn vị kinh doanh du lịch hoạt động, khai thác du lịch theo tính thời vụ, ngắn hạn mà chưa chuẩn bị một kế hoạch dài hạn, chủ động đa dạng hóa các thị trường khách du lịch tiềm năng. Do vậy, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh dễ bị ảnh hưởng, không đối phó kịp những biến động của nền kinh tế.

vì nguồn ngân sách này phải được phân bổ đến những ngành khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, du lịch BR-VT có xuất phát điểm thấp, thiếu chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh và chưa vận động hiệu quả người dân địa phương cùng làm du lịch.

Thứ ba, môi trường và cảnh quan du lịch chưa được bảo vệ hiệu quả. Việc khai thác tài nguyên biển phục vụ du lịch thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu chính sách quản lý chặt chẽ, chưa đi đôi với chính sách tôn tạo, đầu tư nên các tài nguyên du lịch bị ô nhiễm, tàn phá. Bên cạnh đó, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân địa phương và khách du lịch chưa cao. Một số tình trạng lấn chiếm vỉa hè, khu vực xung quanh các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để kinh doanh, buôn bán hàng rong, cướp giật làm xấu đi hình ảnh du lịch BR-VT trong mắt du khách.

Thứ tư, mặc dù sở hữu địa hình, hệ sinh thái đa dạng, tài nguyên du lịch phong phú đủ điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, việc nghiên cứu, điều tra, phát triển các điểm du lịch mới, các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đặc trưng riêng của BR-VT chưa được Sở Du lịch BR-VT và các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư, triển khai kỹ lưỡng. Việc điều tra tìm hiểu nhu cầu về các sản phẩm du lịch của khách quốc tế chưa được chú trọng. Do đó, thiếu các sản phẩm du lịch độc đáo mang nét riêng của từng địa phương trong khi nhiều tài nguyên du lịch bị lãng phí.

Thứ năm, việc quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu đồng bộ, chậm triển khai và chồng chéo lên nhau. Nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, các cơ sở phục vụ du lịch bị kéo dài, không đúng tiến độ do thiếu nguồn lực con người và nguồn lực tài chính. Cùng với đó, sự thay đổi trong chính sách quản lý, chính sách thuế, giá thuê đất và công tác giải phóng mặt bằng khiến cho các dự án bị chậm triển khai. Kết quả là cho đến nay, BR-VT vẫn chưa có cảng chuyên dụng cho tàu du lịch, thiếu các công trình kiến trúc có điểm nhấn và đặc biệt thiếu những KDL, khu thể thao, cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Thứ sáu, ngành du lịch tỉnh BR-VT đang thiếu một chiến lược truyền thông dài hạn, thống nhất, nhất là trong trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, xây

dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch tỉnh BR-VT. Mặc dù các sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch được đầu tư công phu nhưng chưa có sự dẫn dắt của cơ quan quản lý Nhà nước, chưa tích cực quảng bá hình ảnh ra quốc tế, đặc biệt là vào các thị trường khách du lịch tiềm năng do hạn chế về nguồn tài chính.

Thứ bảy, công tác phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương và du khách quốc tế chưa chặt chẽ, rời rạc, mang tính thời điểm. Điều này làm cho nhiều kế hoạch phát triển các địa điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch không được triển khai hiệu quả. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, hoạt động du lịch manh mún, sức cạnh tranh thấp và lại thiếu sự hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, trong khu vực và trên thế giới.

Sơ kết chương 02

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT trong giai đoạn 2013 – 2018 qua các chỉ tiêu: số lượt khách du lịch quốc tế, cơ cấu khách du lịch quốc tế, mục đích của du khách quốc tế, mức chi tiêu bình quân và thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch quốc tế. Mặc dù chịu nhiều tác động bất ổn từ nền kinh tế thế giới và chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có nhưng việc thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT vẫn có đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, tác giả phân tích về tình hình thu hút khách du lịch quốc tế tới tỉnh BR-VT thông qua 5 yếu tố: tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa), cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân lực phục vụ du lịch và công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh. Đồng thời, kết hợp với việc khảo sát thực tế 200 du khách quốc tế từ góc nhìn của họ, tác giả rút ra những thành tựu và hạn chế, cũng như nguyên nhân tương ứng. Từ đó, chương 2 sẽ là nền tảng cho chương 3 trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Ngoài ra, trên cơ sở những hạn chế còn tồn đọng, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH

BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN NĂM 2030 3.1. Cơ hội và thách thức trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, các dự báo về du lịch trên thế giới sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển du lịch tỉnh BR-VT. Theo nhận định của UNWTO, dự báo đến năm 2030, số lượt khách quốc tế đạt khoảng 1,8 tỉ lượt. Trong đó, ASEAN được đánh giá là khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. Bên cạnh đó, khách du lịch lần đầu ra nước ngoài có xu hướng chọn các nước nội vùng vì sự tương đồng về văn hóa. Đây là cơ hội tốt cho du lịch BR-VT khi đón nhận dòng khách quốc tế từ khu vực này và xác định ASEAN là thị trường tiềm năng.

Bảng 3.1. Dự đoán lượng khách quốc tế đến ASEAN năm 2020, 2025, 2030

Đơn vị tính: triệu người, %

Khu vực Dự đoán tăng khách đến Dự đoán tăng lượt khách đến

Năm 2010-2020 2020-2030 2020 2025 2030

Quốc tế 3,8% 2,9% 1.360 1.569 1.809

Châu Á-TBD 5,7% 4,2% 355 436 535

ASEAN 5,8% 4,3% 102 152 187

Nguồn: Kế hoạch chiến lược Du lịch ASEAN 2016 - 2020, năm 2016 Thứ hai, nhu cầu du lịch có xu hướng thay đổi. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong Báo cáo chuyên đề “Du lịch Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển”, dự báo đến năm 2030, mục đích tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn chiếm ưu thế với 54%. Du lịch thăm viếng, chữa bệnh và tôn giáo chiếm 31%; đáng lưu ý, mục đích này tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được ước tính cao hơn so với mức chung của thế giới. Du lịch MICE chiếm 15%. Nhu cầu trải nghiệm các giá trị mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) gia tăng. Do đó, khách du lịch có xu hướng sử

dụng các sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch xanh và du lịch kết hợp. Với tài nguyên du lịch phong phú, du lịch BR-VT có đầy đủ tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch kể trên.

Thứ ba, với xu hướng liên kết trong phát triển và quảng bá du lịch, các nước ASEAN đã và đang tăng cường hợp tác, thành lập nhiều liên minh trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch như: khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS); hợp tác 04 quốc gia - Một điểm đến (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam); Chiến lược Hợp tác kinh tế các nước lưu vực các Dòng sông Ayeyawady - Chao PhrayaMekong (ACMECS); hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) giữa Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Hơn nữa, chương trình “ASEAN for ASEAN” đã tạo ra xu hướng thích đi thăm các nước láng giềng, mở ra cơ hội cho du lịch BR-VT.

Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 75)