Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 93 - 95)

Cơ sở đề xuất: Để đưa BR-VT trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao,

yếu tố nguồn nhân lực mang tính quyết định. Bởi vì, họ là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với du khách, tạo dựng và tác động đến hình ảnh du lịch BR-VT. Dự kiến trong năm 2020, ngành du lịch BR-VT cần khoảng 12.000 đến 15.000 lao động khi nhiều dự án du lịch được triển khai và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu là cơ sở duy nhất đào tạo lao động cho ngành du lịch BR-VT. Mỗi năm, trường đào tạo được khoảng 1.700 lao động. Có thể thấy, con số này chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu nhân lực trong ngành du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, đặc biệt là đội ngũ quản lý có chuyên môn cao trong các đơn vị kinh doanh.

Mục tiêu: Xây dựng lực lượng lao động phục vụ du lịch đủ về số lượng và

nâng cao về chất lượng với những phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Cách thực hiện:

Về số lượng

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ưu tiên sử dụng người lao động ở địa phương; đặc biệt là lao động có kiến thức nền tảng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề. Điều này giúp tận dụng được nguồn lực ở địa phương và nâng cao

chất lượng phục vụ vì họ là người am hiểu nhất về BR-VT.

Các đơn vị kinh doanh du lịch có chính sách về lương thưởng, phúc lợi hấp dẫn để giảm tỉ lệ nhân viên chuyển việc, rời khỏi công ty và rời khỏi ngành. Đồng thời, lên kế hoạch và triển khai các chương trình thu hút lực lượng lao động có chất lượng cao từ khắp nơi đến làm việc tại tỉnh BR-VT, cụ thể: giới thiệu chi tiết về cơ hội phát triển nghề nghiệp, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, điều kiện sống lý tưởng để thu hút nhân tài.

Về chất lượng

Các cơ sở kinh doanh du lịch đào tạo và đào tào lại nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn, lễ tân) cho lực lượng lao động (trong ngành và chuyển dịch từ ngành khác sang ngành du lịch) nhằm củng cố kiến thức nền tảng, nâng cao trình độ cho đối tượng này. Đồng thời, thường xuyên mở các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn về ngoại ngữ, kỹ năng, cách giao tiếp với du khách cho người lao động.

Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành, điểm du lịch, vận tải, nhà hàng, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí,... chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên sử dụng nhiều ngoại ngữ (bên cạnh Tiếng Anh) tại các di tích lịch sử: Bạch Dinh, Căn cứ Minh Đạm, Địa đạo Long Phước, Côn Đảo...

Quy trình tuyển dụng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải được chuẩn hóa và thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ. Tránh tình trạng tuyển dụng nhưng phải đào tạo lại quá nhiều, mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phối hợp với Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (VTCB) tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề và công nhận cấp bậc nghề đối với các nhân viên mỗi năm. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức những cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm trong nội bộ công ty và giữa các công ty với nhau. Điều này giúp kiểm tra, đánh giá về năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và khích lệ tinh thần cầu tiến cho họ bằng những phần thưởng hấp dẫn, giá trị (tiền mặt hoặc chuyến đi du lịch).

chuẩn hóa cao, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý, điều hành. Điển hình, các cơ sở lưu trú đẳng cấp như khách sạn Imperial, Hồ Tràm Strip, Pullman, Vietsovpetro, Six Sense Côn Đảo,.... đều sử dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực hiện đại, đạt chuẩn quốc tế VTOS. Mời đội ngũ giảng viên, các nhân sự cao cấp thuộc tập đoàn hàng đầu thế giới, chuyên gia, nhà quản lý có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm đến giảng dạy, nói chuyện, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, tổ chức các sự kiện du lịch và cách thức quảng bá hình ảnh hiệu quả.

Lợi ích dự kiến: Số lượng người lao động trong ngành du lịch BR-VT sẽ tăng

lên đáng kể. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch sẽ được đào tạo bài bản, có trình độ cao và kinh nghiệm làm việc. Từ đó, nguồn nhân lực của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh BR-VT cải thiện về số lượng và chất lượng, tạo ấn tượng và hình ảnh đẹp về con người BR-VT đối với du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 93 - 95)