Mục tiêu phấn đấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 83)

3.2.1.1.Mục tiêu tổng quát

Phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Số lượt khách lưu trú: Đến năm 2025 đón khoảng 8,6 triệu lượt khách

(khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt khách) với tốc độ tăng trưởng trung bình là 11 - 13%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 17 triệu lượt khách có lưu trú (khách quốc tế đạt 4 triệu lượt) với tốc độ tăng trưởng trung bình là 12 - 14%/năm.

Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2025 đạt 31.000 tỷ đồng, tốc độ tăng

năm 2030 đạt 102.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 20 - 25%/năm.

Số lượng buồng lưu trú: Đến năm 2025, số lượng buồng lưu trú đạt chuẩn

cần có là 16.000 buồng, năm 2030 là 20.000 buồng; trong đó, tỷ lệ buồng chất lượng cao chiếm khoảng 35%.

Lao động và việc làm: Đến năm 2025 tạo được 38.000 việc làm (sử dụng lao

động trực tiếp 10.000 người, lao động gián tiếp 28.000 người). Phấn đấu đến năm 2030 tạo được hơn 45.000 việc làm (sử dụng lao động trực tiếp 15.000 lao động trực tiếp, lao động gián tiếp 30.000 người).

Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng; gắn hoạt động du lịch với mục tiêu giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái và bảo vệ môi trường. Đồng thời, phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt đối với vùng biển và ven biển.

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 3.2.2.1. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế

Tập trung khai thác mạnh thị trường chính như Đông Bắc Á, ASEAN và Thái Bình Dương. Chú trọng khai thác các thị trường gửi khách truyền thống và tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia. Duy trì khai thác thị trường truyền thống như: Các nước Đông Âu (chú trọng thị trường Nga và các nước SNG), Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc. Mở rộng thị trường mới nổi có số lượng khách tăng như: Ấn Độ, khu vực Trung Đông...

3.2.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; sản phẩm du lịch chữa bệnh; sản

phẩm du lịch gắn liền với dịch vụ vui chơi giải trí

Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ven biển tại TP.Vũng Tàu, Long Hải (huyện Long Điền), Phước Hải, Lộc An (huyện Đất Đỏ) và các sản phẩm du lịch đạt đẳng cấp quốc tế (với các cơ sở lưu trú, công trình vui chơi giải trí: sân golf, casino,...) tập trung tại Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc).

Phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc trưng như: thể thao cảm giác mạnh, lặn biển ngắm san hô, leo núi; thám hiểm hệ sinh thái biển đảo tại huyện Côn Đảo và các môn thể thao gắn liền với tài nguyên biển: lướt ván, thuyền buồm, câu lạc bộ diều, giải golf, câu lạc bộ cờ quốc tế, câu lạc bộ thợ lặn, thám hiểm phục vụ khách du lịch tại TP.Vũng Tàu, Núi Dinh (TP.Bà Rịa). Ngoài ra, tỉnh lên kế hoạch xây dựng công viên giải trí cho khách du lịch tại TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc và các huyện ven biển.

Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hoá,

sản phẩm du lịch gắn liền với tín ngưỡng tâm linh

Xây dựng sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng: Di tích cấp quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia Nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo); Nhà tưởng niệm nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu (huyện Đất Đỏ), di tích Núi Dinh, Núi Minh Đạm, Nhà Tròn, địa đạo Long Phước, Bia tưởng niệm Tàu không số đường HCM trên biển tại Bến Cát - Lộc An (huyện Xuyên Mộc). Ngoài ra, xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh gắn với các công trình văn hóa, kiến trúc về đình, chùa, đình, tượng.

Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE)

Tăng cường công tác xúc tiến du lịch MICE tại TP.Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc vì hai địa phương này tập trung nhiều cơ sở lưu trú có chất lượng cao.

Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch homestay và du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với công nghệ cao tại Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc

Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với khám phá đa dạng sinh học trên cạn, dưới nước và rừng ngập mặn, vùng ven sông, kết hợp tham quan Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, thám hiểm.

Phát triển mô hình du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các làng chài có tiềm năng tài nguyên, sinh hoạt cộng đồng, làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Phú Mỹ (vùng nông nghiệp, làng nghề); huyện Xuyên Mộc (làng chài, khu bảo tồn, núi); huyện Côn Đảo, KDL quốc gia Long Hải - Phước Hải (làng chài truyền

thống). Sản phẩm du lịch được tạo ra là lưu trú, sinh hoạt tại nhà dân; các món ăn truyền thống gắn liền với địa phương, tham quan làng nghề.

3.2.2.3. Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ

Cụm du lịch TP.Vũng Tàu và phụ cận (Long Sơn, Gò Găng): Phát triển các sản phẩm du lịch MICE; nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển; du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa, danh lam thắng cảnh và tâm linh.

Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải và phụ cận: Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp; du lịch làng nghề và du lịch sinh thái.

Cụm du lịch TP.Bà Rịa - Núi Dinh và phụ cận (Phú Mỹ, Châu Đức): Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với núi Dinh; du lịch vui chơi; du lịch cộng đồng; du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cụm du lịch Hồ Tràm - Bình Châu: Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn liền với biển và sinh thái rừng, du lịch MICE, du lịch gắn với dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, du lịch chữa bệnh và dịch vụ sức khỏe.

Cụm du lịch huyện Côn Đảo: Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị đặc trưng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên Côn Đảo. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch chính như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; tham quan đảo; trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh.

3.2.2.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Ưu tiên đầu tư phát triển 1 đô thị du lịch (Vũng Tàu), 2 KDL quốc gia (Côn Đảo, Long Hải - Phước Hải), sản phẩm du lịch biển đảo và dịch vụ vui chơi giải trí, chia thành 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: 2018 - 2025, giai đoạn 2: 2025 - 2030). Kế hoạch chi tiết được đính kèm trong Phụ lục. Bên cạnh đó, về hệ thống giao thông đường bộ, tỉnh kết nối KDL quốc gia Long Hải - Phước Hải, Hồ Tràm - Bình Châu và nội khu Côn Đảo, Núi Dinh. Về hệ thống giao thông đường biển, tỉnh đầu tư xây dựng cảng chuyên dùng đón khách du lịch từ tàu biển quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tàu khách kết nối Vũng Tàu – Côn Đảo, TP.HCM – Vũng Tàu.

3.2.2.5. Định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng lao động của các bộ phận kỹ thuật của nhà hàng, lưu trú, trung tâm xúc tiến, trung tâm hỗ trợ khách du lịch. Đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng dạy và học, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Đối với Sở Du lịch BR-VT, phối hợp với các bên liên quan rà soát nội dung, chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.

3.2.2.6. Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch

Xây dựng thương hiệu và tiếp thị du lịch BR-VT một cách hiệu quả, có chiến lược để thu hút các phân khúc khách hàng mục tiêu và tăng doanh thu du lịch. Xác định và tạo dựng thương hiệu của BR-VT gắn với đặc trưng “Du lịch biển”.

Xây dựng dữ liệu tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch có trên địa bàn để phục vụ xúc tiến và quảng bá du lịch của tỉnh. Phát hành các ấn phẩm quảng cáo về tiềm năng du lịch tỉnh với nhiều hình thức và bằng nhiều ngôn ngữ. Hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các Trung tâm, bộ phận hỗ trợ khách du lịch tại các huyện, thành phố.

Ưu tiên ngân sách cho xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh; huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế vào ngành du lịch thông qua các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước.

3.2.2.7. Định hướng ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về du lịch

Ứng dụng khoa học công nghệ trong thống kê dữ liệu du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; ứng dụng khoa học công nghệ GIS, RS trong kiểm kê, đánh giá và phân loại tài nguyên, lĩnh vực sản phẩm và thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước.

3.2.2.8. Định hướng hợp tác liên kết vùng và hợp tác quốc tế về du lịch

Chú trọng hợp tác, liên kết và trao đổi kinh nghiệm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách phát triển du lịch; liên kết xúc tiến quảng bá thị trường du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch với TP.HCM, các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch: Mở rộng và đa dạng hóa loại hình hợp tác, lĩnh vực hợp tác để phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường khách du lịch.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. BR-VT từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT được đề xuất dựa trên cơ sở phân tích những hạn chế của du lịch tỉnh BR-VT ở chương 2. Để các giải pháp này mang tính thiết thực, khả thi khi triển khai, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế trên góc độ tiếp cận của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉn BR-VTh . Đồng thời, các giải pháp bám sát mục tiêu, định hướng phát triển du lịch của tỉnh BR-VT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3.3.1. Giải pháp về tài nguyên du lịch

Cơ sở đề xuất: Từ thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế, có thể thấy BR- VT đang sở hữu tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn tài nguyên du lịch chưa được đánh giá đúng mức: nhiều bãi biển tuyệt đẹp bị ô nhiễm vì nạn xả thải, xả rác; cảnh quan thiên nhiên bị tổn hại do tác động của con người. Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú nhưng chưa được khai thác triệt để, chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch thiên nhiên như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch thể thao... Một số di tích lịch sử, làng nghề và văn hóa đặc sắc của người dân địa phương không được đầu tư, định hướng nên dần bị mai một. Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa gặp khó khăn vì sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng và tác động của con người.

Mục tiêu: Các doanh nghiệp trong ngành du lịch tỉnh BR-VT khai thác đi đôi

với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quan tâm hơn đến môi trường. Các tài nguyên du lịch văn hóa mang nét đặc trưng của từng làng nghề, từng địa phương được các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch chú trọng phát triển thành các sản phẩm du lịch độc đáo. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tăng chi tiêu, kéo dài ngày lưu trú của du khách quốc tế khi đến tỉnh BR-VT.

Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên

Nhân viên, hướng dẫn viên du lịch của các công ty nhắc nhở du khách về ý thức bảo vệ môi trường khi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh BR-VT; không tổ chức ăn uống, hát hò, xả rác tại các bãi biển, công viên và nơi công cộng theo quy định của chính quyền địa phương.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành, Sở Du lịch tổ chức hoặc tài trợ tài chính, hiện vật cho các cuộc thi tìm hiểu môi trường, lễ phát động đạp xe hưởng ứng chiến dịch “Xây dựng TP.Vũng Tàu xanh – sạch – đẹp, văn minh, thân thiện, ấn tượng” để tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng (người dân và du khách) về tác hại của ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, bảo vệ biển đảo; không xả rác, chất thải bừa bãi ra biển; không bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường, gây mất cảnh quan...

Các công ty du lịch khai thác hiệu quả các bãi tắm, các khu vực vui chơi thể thao trên biển, đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Duy trì và mở rộng các hoạt động thể thao trên bờ như bóng đá bãi biển, bóng chuyền... Phát triển các loại hình thể thao mới mẻ như lướt ván, đua thuyền buồm, dù lượn, lái cano,...

Trang bị thùng rác ở cơ sở kinh doanh, hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương để trang bị thùng rác công cộng, các băng rôn, biểu ngữ tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Đối với tài nguyên du lịch văn hóa

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch chủ động tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù và khai thác các điểm du lịch mới như KDL Hồ Mây, Bến thuyền Marina, Bảo tàng vũ khí cổ,... Bên cạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, cần phát huy thế mạnh của du lịch tham quan di tích kết hợp văn hóa dựa trên các di tích lịch sử cấp quốc gia như Nhà tù Côn Đảo, Khu căn cứ Minh Đạm, Nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu,... và các danh thắng nổi tiếng như Tượng chúa Kito Vua, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài, Đình Thần Thắng Tam,...Về du lịch sinh thái, cần tận dụng lợi thế từ cảnh quan thiên nhiên hoang dã của 2 vườn quốc gia Côn Đảo và Phước Bửu. Cụ thể, các công ty du lịch mở các phiên chợ quê đậm chất Nam Bộ tại các KDL sinh thái để du

khách nước ngoài được trải nghiệm cuộc sống của người nông dân Việt Nam thông qua các hoạt động tát mương bắt cá, câu cá, tham quan trang trại, vườn trái cây, chèo thuyền tham quan hồ sen, đạp xe dưới nước và thưởng thức ẩm thực. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cần tạo điều kiện phát triển du lịch MICE vì đây là đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu cao bằng cách xây dựng, nâng cấp các trung tâm hội nghị, cơ sở lưu trú với dịch vụ cao cấp.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp giới thiệu, thuyết minh về các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa miền biển như Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Dinh Cô,... đến du khách quốc tế. Mở các tour tham quan làng nghề truyền thống, các vườn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như làng bánh tráng An Ngãi, làng bún Long Kiên, nấu rượu ở chợ Hòa Long, làng nghề Đúc Đồng, làng cá Phước Hải,... giúp du khách trải nghiệm làm bánh tráng, bún, làm muối, đúc đồng, quan sát cách nấu và uống rượu,... để duy trì và bảo tồn văn hóa địa phương.

Hỗ trợ tài chính cho ban quản lý di tích để họ tôn tạo các di tích lịch sử, cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 83)