Giải pháp về công tác tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 95 - 131)

Cơ sở đề xuất: Du lịch tỉnh BR-VT có nhiều tiềm năng nhưng việc quảng bá điểm đến chưa tốt, chỉ nổi tiếng trong nước. Các doanh nghiệp du lịch tỉnh nhà chưa có một chiến lược truyền thông nhất quán, chưa xây dựng được thương hiệu riêng so với các điểm đến có cùng lợi thế về điều kiện tự nhiên. Khách du lịch quốc tế chưa biết nhiều về BR-VT qua các kênh thông tin.

Mục tiêu: Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh, các sự kiện du lịch,

điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh BR-VT đến du khách, nhất là khách du lịch quốc tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, thu hút được số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và sử dụng dịch vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Cách thực hiện:

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức các cuộc thi sáng tác Logo (biểu trưng), Slogan (khẩu hiệu), ảnh nghệ thuật du lịch để tạo được một biểu trưng cho doanh nghiệp, với mục đích giới thiệu, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch (danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, ẩm thực, cuộc sống người dân

trên địa bàn tỉnh) và hình ảnh của doanh nghiệp đến du khách trong và ngoài nước. Các công ty du lịch thường xuyên phát hành các ấn phẩm như cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, bưu ảnh, tờ rơi, tập gấp du lịch,... bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Nga). Các ấn phẩm này giới thiệu về các dịch vụ của doanh nghiệp, các điểm đến nổi tiếng, KDL, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí trên địa bàn BR-VT; cung cấp thông tin du lịch đầy đủ, đúng sự thật cho khách du lịch.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tích cực lựa chọn, tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm, khảo sát du lịch được tổ chức ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là cơ hội gặp gỡ, giới thiệu, quảng bá về doanh nghiệp và các sản phẩm du lịch đặc thù, văn hóa, ẩm thực, các hoạt động du lịch tiềm năng,... đến với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và bản thân du khách quốc tế, thuyết phục họ mua tour đến du lịch tại BR-VT, mang lại hiệu quả thiết thực về xúc tiến du lịch.

Sử dụng và khai thác tối đa lợi ích của các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch. Các doanh nghiệp du lịch nâng cấp giao diện website, nội dung, clip giới thiệu về du lịch BR-VT; liên kết với các website với các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh và quốc tế. Thành lập các fanpage quảng bá du lịch tỉnh BR-VT song ngữ trên Facebook, Instagram, Twitter nhằm thu hút giới trẻ đến du lịch.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh BR-VT tăng cường liên kết với các đơn vị tổ chức du lịch trong vùng Đông Nam Bộ như TP.HCM, Bình Thuận, Tây Ninh, Cần Thơ,... để tổ chức các tour du lịch nối tiếp giữa các điểm đến, phát huy những đặc trưng riêng ở từng địa phương. Phối hợp, liên kết với các hãng du lịch, lữ hành thế giới để xây dựng các tour du lịch.

Lợi ích dự kiến: Tăng số lượt khách quốc tế đến BR-VT; góp phần làm tăng

doanh thu cho doanh nghiệp. BR-VT trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng trong khu vực và thế giới với các sản phẩm du lịch độc đáo, thú vị. Hình ảnh của doanh nghiệp và du lịch BR-VT được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, được du khách quốc tế biết đến nhiều hơn.

Sơ kết chương 03

Trong chương 3, tác giả đã phân tích tổng quan về các cơ hội và thách thức của ngành du lịch tỉnh BR-VT trong thời gian tới. Dựa trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân ở chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những điểm yếu, giúp các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh nhà. Đó là các giải pháp về tài nguyên du lịch; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch; nguồn nhân lực phục vụ du lịch và cuối cùng là giải pháp về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh BR-VT trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng những bãi biển đẹp mộng mơ, những dãy núi dọc theo bờ biển, rừng nguyên sinh trải dài đến biển hiếm có trên thế giới, hệ thống suối nước nóng nổi trên mặt đất,...và những di tích gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, BR-VT có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch chất lượng cao, đặc biệt là tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế. Theo Tiến sĩ kinh tế Trần Du lịch, việc đẩy mạnh du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một địa phương. Bởi vì, khách du lịch quốc tế đến từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới không chỉ làm tăng doanh thu, mà còn làm tăng đẳng cấp cho ngành du lịch của địa phương đó. Khách du lịch quốc tế giúp người dân được giao lưu văn hóa, học hỏi điều mới và đem đến nhiều cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Nhận thức được điều này và thực hiện “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 201/QĐ –TTg năm 2013, chính quyền và Sở Du lịch tỉnh BR-VT đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. BR-VT cần được đầu tư trở thành trung tâm du lịch cao cấp trong nước, khu vực và thế giới với môi trường du lịch văn minh, thân thiện, hiện đại.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành du lịch tỉnh BR-VT vẫn chưa khai thác hết lợi thế sẵn có; chủ yếu thu hút khách du lịch nội địa; nổi tiếng là một điểm đến du lịch bình dân, giá rẻ. Tỉ trọng khách du lịch quốc đến tỉnh còn thấp, chỉ chiếm gần 4% trong cơ cấu khách du lịch, thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu chưa nhiều. Vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm đề ra những giải pháp, kiến nghị cho vấn đề trên. Sau khi nghiên cứu, tác giả rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, trình bày một cách khái quát những vấn đề lý thuyết chung về thu hút khách du lịch quốc tế. Đồng thời, phân tích các yếu tố đảm bảo thu hút khách du lịch quốc tế dựa trên một số công trình nghiên cứu trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả phân tích sự cần thiết phải thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT thông qua những lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa và môi trường.

trong giai đoạn 2013 – 2018 dựa trên số liệu thống kê từ Sở Du lịch BR-VT và kết quả khảo sát 200 du khách quốc tế đến tỉnh BR-VT mà tác giả thực hiện. Từ đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, tác giả trình bày một số mục tiêu và định hướng phát triển du lịch của tỉnh BR-VT đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực giúp các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến BR-VT.

Thứ tư, do hạn chế về nguồn lực và thời gian nghiên cứu, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hạn chế thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp thuận tiện phi ngẫu nhiên trong khảo sát, tìm cách thu thập đủ số lượng mẫu yêu cầu. Tuy nhiên, trong điều kiện khó tiếp cận mẫu và mẫu phân tán, phương pháp chọn mẫu này là bắt buộc. Hạn chế thứ hai, tác giả mới chỉ tập trung phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế thông qua một số yếu tố đảm bảo thu hút khách du lịch quốc tế mà chưa mở rộng sang việc xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố này. Về hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả đề xuất cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh BR-VT với số lượng mẫu lớn.

- Tập trung khảo sát mức độ hài lòng của du khách với từng tiêu chí cụ thể. Qua những số liệu thống kê, khảo sát thực tế và phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến BR-VT trong giai đoạn 2013 – 2018, tác giả nhận thấy đa phần khách du lịch quốc tế yêu thích danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các lễ hội văn hóa, sự kiện độc đáo của BR-VT. Tuy nhiên, môi trường xung quanh vẫn còn rác thải, không có nơi vui chơi giải trí để giữ chân họ lâu hơn, số lượng và chất lượng các sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, nhàm chán. Với những giải pháp, kiến nghị đã đề xuất, tác giả hi vọng rằng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch BR-VT, đặc biệt là thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tỉnh nhà trong tương lai. Tuy nhiên, do năng lực nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ phía Quý thầy cô để hoàn thiện đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đinh Văn An, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Lý luận chính trị số 08/2017, 2017.

2. Đinh Văn An, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2018

3. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL về phê duyệt đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, ngày 15/08/2013.

4. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL về phê duyệt chiến lược marketing du lịch đến năm 2020, ngày 20/10/2014.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Du lịch Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển, 2014.

6. Nguyễn Tấn Bình, Võ Thị Thu Hồng, Lưu Đức Thịnh, Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trên đường phát triển bền vững, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 04 – tháng 08/2014, tr.56 – tr.64.

7. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, Hà Nội, tr.1.

8. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu, Niêm giám thống kê từ năm 2013 đến năm 2018, năm 2013 – 2018.

9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội, 2008.

10. Nguyễn Lan Hương, Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; tiềm năng và thực trạng phát triển, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, 2014.

11. Uông Đình Khanh, Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 16, số 1, 2016, tr.1 – tr.11.

12. Ngô Văn Lược, Ngô Thúy Lân, Phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 2014, tr.56- tr.61.

13. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2008.

14. Lê Kinh Nam, Một số giải pháp cho du lịch Vũng Tàu trước cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, 2017, tr.61 - tr.67.

15. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Du lịch 2005 số 44/2005/QH11,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005.

16. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2013.

17. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Du lịch 2017 số 9/2017/QH14,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2017.

18. Lê Xuân Quyến, Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hiện trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ địa lí học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM, 2013.

19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Kế hoạch số 312/KH- SVHTTDL về kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 04/11/2014 , tr.4 – tr.5.

20. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2017, 2017.

21. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Kinh nghiệm quản lý và định hướng phát triển du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018.

22. Tạ Việt Thắng, Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 426, 2013.

23. Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2002.

24. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 201/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 22/01/2013.

25. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2151/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020, Hà Nội, ngày 11/11/2013.

26. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi trường du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Kỷ yếu hội thảo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2015.

27. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tờ trình số 20/TTr-UBND về thành lập Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 25/04/2016 , tr.3 – tr.5.

28. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quyết định số 2538/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, ngày 11/09/2018.

29. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2013 đến năm 2018, 2013 – 2018.

30. Phùng Đức Vinh, Một số giải pháp phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, 2017.

II. Tài liệu tiếng Anh

31. Joel Ian Deichmann, Foster Frempong, International tourism in Ghana: A survey analysis of traveller motivations and perceptions, 2016.

32. Qizhi Yang, Feng Ye, Fuhui Yan, An Empirical Analysis of Influential Factors in International Tourism Income in Sichuan Province, Asian Social Science, Vol.7, No.3, 2011, p.54 – p.61

33. Suman Paul, Analysis of tourism attractiveness using probabilistic travel (A study on Gangstok and its surroundings), Malaysian Journal of Society and Space, 2013, p.61 – p.68.

34. Robert Morello, Factors Affecting Marketing in Travel and Tourism, Hearst Newspapers, 2012.

III. Tài liệu Internet

35. Lê Tuấn Anh, Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển du lịch chất lượng cao, 2018, tại http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/35195302-ba-ria-vung-tau-phat-trien-du- lich-chat-luong

cao.html?fbclid=IwAR1uQ2_5lv7nCSy5UVNSaNrYcS_Vphc1VbMqP2yoW6Rpi9N LbdzinZ0K0mw

36. Báo Thanh niên, Khai phá tiềm năng du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018, tại địa chỉ:https://thanhnien.vn/ban-can-biet/khai-pha-tiem-nang-du-lich-ba-ria-vung-tau- 974924.html

37. Báo Tuổi Trẻ, Cách mạng 4.0 sẽ thay đổi mạnh ngành du lịch, 2017, tại địa chỉ: http://www.vtr.org.vn/cach-mang-40-se-thay-doi-manh-nganh-du-

38. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường biển, 2018, tại địa chỉ: https://bvhttdl.gov.vn/du-lich/- /asset_publisher/GrYCMqxyx2pI/content/ba-ria-vung-tau-phat-trien-du-lich-gan-voi-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 95 - 131)