2011- 2015
3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Do trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân lao động của thủ đô Viêng Chăn còn thấp kém, vậy thế mạnh về nhân tố nguồn lao động dồi dào trong việc cạnh tranh thu hút vốn nguồn vốn FDI chưa phải là một nhân tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế, một giải pháp không thể thiếu được là chú trọng phát triển nguồn nhân lực, cần phải quan tâm chú ý tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật. Nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng lao động tại chỗ và thực hiện triển khai công nghệ tiên tiến hơn. Để thưc hiện giải pháp này cần phải quan tâm đến:
- Các cán bộ quản lý phải được đào tạo theo chuẩn quốc tế hóa, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải giỏi ngoại ngữ. Đào tạo đội ngũ cán bộ hướng vào lãnh đạo tập thể, làm việc trong tập thể theo nhóm và mỗi một thành viên trong nhóm có trình độ hiểu biết khác nhau, tính cách, ý tưởng và các quan điểm khác nhau trong những điểm mạnh ở mỗi người có thể bổ sung cho nhau.
- Đào tạo phải đi cùng với thực tế đào tạo tại chỗ, có thể ngay trong các nhà máy, văn phòng hoặc trong công ty. Tuy có thể gặp nhiều khó khăn nhưng chương trình đào tạo này đáp ứng như cầu của xã hội, có nghĩa là đào tạo những cái mà xã hội cần chứ không phải những cái mà nhà trường có.
- Xây dựng các trung tâm, các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các trường đào tạo công nhân khác, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề bậc cao có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến.
- Có chính sách, chủ trương phối hợp với cơ quan phi Chính phủ khác, nhằm thành lập các chương trình đào tạo miễn phí cho công nhân lao động về ngành nghề và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn đã có nhưng sự thay đổi mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao, diện mạo đô thị thay đổi theo hướng hiện đại, năng động, thể hiện vai trò trung tâm kinh tế trong miền Trung. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và có thể tận dụng huy động các nguồn vốn vào quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thủ đô Viêng Chăn cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư trên mọi phương diện, Thủ đô cần phải tích cực không ngừng học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia đã thu hút huy động nguồn vốn để phát triển địa bàn Thủ đô.
Phát triển Thủ đô Viêng Chăn đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại, kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng trên các vùng kể cả nông thôn. Huy động các nguồn vốn để thực hiện vào các ngành kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mới tập trung chủ yếu vào hoạt động du lịch và công nghiệp chế biến nông lâm thô sản với số lượng còn rất khiêm tốn.
Để nghiên cứu việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2020, luận văn: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp’’ đã thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương.
Thứ hai, Nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn 2011 - 2015. Qua nghiên cứu luận văn đã góp phần khẳng định các thành tựu đạt được, đồng thời cũng chỉ rõ các hạn chế, tồn tại của công tác thu hút FDI tại Thủ đô Viêng Chăn.
Thứ ba, luận văn cũng trình bày các quan điểm định hướng thu hút FDI của CHDCND Lào nói chung và của thủ đô Viêng Chăn nói riêng, đồng thời nghiên cứu vai trò của nguồn vốn FDI trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cho
đến năm 2020. Từ đó đề xuất các giải pháp để thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô một cách hiệu quả.
Tuy vậy, việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoại cho một địa phương nhất là Thủ đô Viêng Chăn cho một giai đoạn dài là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, mặc dù học viên đã nỗ lực cao, tranh thủ sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa chuyên ngành và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô hướng dẫn trực tiếp. Song do hạn chế về điều kiện nghiên cứu, khó khăn về ngôn ngữ nên chắc chắn công trình nghiên cứu còn phải có các hạn chế và khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, của các bạn đồng nghiệp để học viên tiếp tục hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2008), Một số văn bản pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội
2. Bua Khăm Thip Pha Vông (2001),“Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào”, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2006), Những vấn đề
kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
4. Phạm Minh Lý và Ngô Thiên Thảo (2014), “Nâng cao hiệu quảhoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, tạp chí phát triển và hội nhập, đại học Tôn Đức Thắng, số 14 (24) - Tháng 01-02/2-14, tr. 49
5. Lý Hoàng Phú, “Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cácnước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và các khuyến nghị cho Việt Nam”, đại học NgoạiThương Hà Nội, 2013;
6. Sivixay Vanhnasy (2003) “Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam - Lào, thực trạng và giải pháp” Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Khampouthong Vichitlasy (2013), “Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
B. Tài liệu Tiếng Lào (dịch sang tiếng Việt)
8. Luật khuyến khích đầu tư, số 02/QH, ngày 08/07/2009, Viêng Chăn, Lào.
9. Bộ Công Thương Lào (2015), Tình hình phát triển trong nước và thị trường nước ngoài thời kỳ 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015.
10. Bộ Công Thương Lào (2015), Tổng kết thực hiện kế hoạch thương mại 5 năm 2011 - 2015 và định hướng kế hoạch phát triển và quản lý ngành thương mại 5 năm từ 2016 - 2020, Viêng Chăn, 2015.
11. Bộ giao thông vận tải, Bưu chính và xây dựng (2015), Tình trạng xây dựng mặt đường của Lào cho đến năm 2015, Viêng Chăn, 2015.
12. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn bản hội nghi của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII, Viêng Chăn, 2006.
13. Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng chăn (2015), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015. 14. Sở kế hoạch và Thủ đô Viêng Chăn (2015), Giới thiệu toàn cảnh về Thủ đô
Viêng Chăn, Viêng Chăn, 2015.
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020) của Thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn, 2015.
16. Sở Kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Tổng kết tình trạng xây dựng mặt đường Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 định hướng giai đoạn 2016 - 2020, Viêng Chăn, 2015.
17. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2015), Báo cáo tổng hợp về nguồn vốn FDI của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015. 18. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2015), Niên giám thống kê Thủ đô