Bối cảnh quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô viêng chăn nước CHDCND lào thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 61)

2011- 2015

3.1.1. Bối cảnh quốc tế hiện nay

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khác quan đang ngày càng một lan rộng. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc mà không bị ảnh hưởng bởi xu thế này. Phân công và hợp tác lao động quốc tế cũng ngày một phát triển mạnh mẽ và càng tiển triển một cách sâu rộng hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế và văn hóa xã hội. Xu thế này đòi hòi Chính phủ phải tìm ra thế mạnh của từng vùng và xác định các lĩnh vực có thể tận dựng nguồn lực bên ngoài để phát triển, tham gia có hiệu quả vào quá trình toàn cầu hóa, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Sau thời gian dài chìm trong khủng hoảng, kinh tế khu vực đang trên đà hồi phục và ngày càng đạt mức tăng trưởng kỳ vọng. Trung Quốc cùng với ASEAN, Mỹ và các nước đang phát triển cũng đi vào thế ổn định và phát triển với tốc độ mong đợi. Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với thương mại phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc việc phát triển xuất nhập khẩu của các nước đang và chậm phát triển, từ đó, tạo điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế các nước này. Quan hệ hợp tác khu vực của các nước ASEA, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ hợp tác song phương giữa Lào và Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan đã giúp Lào khắc phục các nhược điểm về địa lý và trình độ kinh tế để đầu tư phát triển đất nước.

Hiện nay, các luồng FDI trên thế giới vẫn chủ yếu là đầu tư giữa các nước phát triển tuy nhiên FDI vào các nước đang phát triển cũng gia tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Xu thế này đã tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển nhận được nhiều vốn hơn từ bên ngoài nếu có một chính sách thu hút đúng đắn.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động. Sau khủng hoảng tài chính, kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông Á đã và đang đà hồi phục và phát triển với khả năng cạnh tranh được tăng cường và với xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần làm tăng luồng vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện để Lào tăng xuất khẩu sang các nước này.

Các công ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs) liên tiếp được cơ cấu lại, làn sóng sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra khắp các khu vực, các quốc gia, hình thành nên những tập đoàn khổng lồ chi phối các lĩnh vực kinh tế. Mặc dù không phải tất cả các hoạt động M&A đều là FDI nhưng nó chiếm phần chủ yếu trong luồng FDI tại các nước phát triển. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các nước đang phát triển, trong đó có Lào vì phần lớn vốn FDI từ các nước đang phát triển là từ TNCs.

Xu hướng toàn cầu hóa vừa tạo ra cơ hội phát triển, nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bất bình đẳng, tạo nên thách thức lớn cho các nước, nhất là các nước đang phát triển. Hiện nay xuất hiện hai xu hướng đáng lưu ý sau: Một là, đẩy nhanh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA); Hai là, thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực, theo đó ASEAN đang tiến tới thành lập cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đồng thời xúc tiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc, ASEAN + Nhật Bản và Khu vực mậu dịch tự do Đông Á gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô viêng chăn nước CHDCND lào thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)