Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa
Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu
Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan qua mạng internet.
Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu đăng ký thông tin doanh nghiệp, người dung nhập đầy đủ, chính xác các thông tin, sau đó nhấn nút “Đồng ý” để hoàn tất.
Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp
Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu
Nguồn: http://www.thaison.vn
Hình 2.8: DN nhập thông tin chung
Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng
Nguồn: http://www.thaison.vn
Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel
Nguồn: http://www.thaison.vn
Để nhập dữ liệu hàng tờ khai từ file excel, cần chuẩn bị dữ liệu từ file excel với các cột dữ liệu tương ứng cới các cột dữ liệu trên dòng hàng như hình 2.10. Sau khi đã chuẩn bị file dữ liệu dòng hàng trên file excel, người dùng nhấn phím F6 để
tải dữ liệu từ file excel vào danh sách hàng trên tờ khai. Màn hình tải dữ liệu từ excel hiện ra như sau:
Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel
Nguồn: http://www.thaison.vn
Bước 2: Cơ quan HQ tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý.
Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS
Nguồn: Tác giả cung cấp
Bước 3: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.
+ Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy tờ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.
Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng)
Nguồn: Tác giả cung cấp
Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ)
Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh)
Nguồn: Tác giả cung cấp
Bước 4: Cơ quan HQ kiểm tra hồ sơ hải quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Nội dung kiểm tra như sau: Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử
Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A.
Căn cứ chỉ dẫn rủi ro, quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan, kết quả soi chiếu trước trong quá trình xếp dỡ tại cảng và các thông tin có liên quan (nếu có) để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Bước 6: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.
Bước 7: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông qua”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.
Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 8: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.