Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh website tại công ty cổ phần truyền thông quốc tế incom (Trang 36 - 38)

6. Bố cục đề tài

1.3.3. Phân tích ma trận SWOT

Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra điểm mạnh - điểm yếu của công ty và xét các cơ hội - nguy cơ từ bên ngoài xác lập bằng ma trận thứ tự ưu tiên theo các ô tương ứng là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau (Fred R. David, 1991):

Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Các chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST): các chiến lược này sử dụng điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.

Các chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu bên trong để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

Để xây dựng ma trận SWOT phải trải qua 8 bước (Fred R.David, 1991):

Bước 1: Liệt kê điểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp từ phân tích môi trường bên trong ma trận IFE.

Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong doanh nghiệp từ phân tích môi trường bên trong ma trận IFE.

Bước 3: Liệt kê các cơ hội bên ngoài doanh nghiệp từ phân tích môi trường bên ngoài ma trận EFE.

Bước 4: Liệt kê mối đe dọa quan trọng bên ngoài doanh nghiệp từ phân tích môi trường bên ngoài ma trận EFE.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong và nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT vào ô thích hợp.

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

SWOT O: Cơ hội

(liệt kê những cơ hội)

T: Nguy cơ

(liệt kê những nguy cơ)

S: Điểm mạnh

(liệt kê những điểm mạnh) Các chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để hạn chế nguy cơ W: điểm yếu

(liệt kê những điểm yếu)

Các chiến lược WO

Hạn chế các điểm yếu để tận dụng cơ hội.

Các chiến lược WT

Hạn chế điểm yếu và nguy cơ

Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa chứ không quyết định chiến lược nào tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn lựa để thực hiện.

SWOT kết hợp tạo ra 04 loại chiến lược:

- Chiến lược SO: sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để khai thác các cơ hội của môi trường bên ngoài.

- Chiến lược WO: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong. Những điểm yếu này ngăn cản doanh nghiệp khai thác các cơ hội, do đó doanh nghiệp cần khắc phục điểm yếu càng nhanh càng tốt.

- Chiến lược ST: sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh hay giảm các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

- Chiến lược WT: đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Một doanh nghiệp gặp phải những mối đe dọa bên ngoài kết hợp với các điểm yếu nội tại đang đứng trước những rủi ro rất lớn, có khả năng phải liên kết, sáp nhập, hạn chế chi tiêu, hay thậm chí phải phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh website tại công ty cổ phần truyền thông quốc tế incom (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)