Hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy việt nam” (Trang 44 - 47)

1.4.1 Khái niệm về Doanh nghiệp điện máy3

1.4.1.1Khái niệm về mặt hàng điện máy

Mặt hàng điện máy là thuật ngữ chung để chỉ những thiết bị, mặt hàng, vật dụng được vận hành nhờ điện năng phục vụ cho các nhu cầu sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với gia đình, tổ chức..Mặt hàng điện máy còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: đồ dùng gia dụng điện tử, thiết bị điện gia dụng điện tử, hàng điện tử…Tùy theo công năng của mỗi mặt hàng, mặt hàng điện máy có thể được phân ra thành một số nhóm hàng chính có thể kể đến như sau:

- Nhóm hàng nhà bếp: bếp điện, bếp từ, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát,

máy say sinh tố, ấm đun nước,…

- Nhóm hàng giặt là: Máy giặt, máy sấy quần áo, bàn là…

- Nhóm hàng điện lạnh: tủ lạnh, điều hòa, quạt điện, máy tạo độ ẩm…

- Nhóm hàng giải trí: tivi, máy truyền hình, máy quay, máy ảnh…

- Nhóm hàng chiếu sáng: đèn điện, đèn bàn..

- Nhóm hàng viễn thông: điện thoại di động, điện thoại cố định, laptop, máy

tính, máy tính bảng….

- Nhóm hàng thiết bị văn phòng: Máy chiếu, máy in, máy scan, máy hủy tài

liệu, máy fax…

- Các nhóm hàng khác: chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, dọn dẹp vệ sinh, đo

lường….

1.4.1.2 Khái niệm về Doanh nghiệp điện máy

Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm mặt hàng điện máy nêu trên, tác giả đưa ra định nghĩa về Doanh nghiệp điện máy là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật mà nguồn doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh các mặt hàng về điện máy.

Doanh nghiệp điện máy có thể được phân loại thành các loại hình như sau:

- Doanh nghiệp sản xuất điện máy: là những doanh nghiệp được thành lập theo

nguyên, vật liệu, nhân lực con người, dây chuyền máy móc thiết bị để tạo ra các sản phẩm điện máy.

- Doanh nghiệp thương mại điện máy: là những doanh nghiệp được thành lập

theo quy định của pháp luật với mục đích lưu thông mặt hàng điện máy từ các doanh nghiệp sản xuất ra thị trường và người tiêu dùng với mục tiêu kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, để đạt hiệu quả tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu là các Doanh nghiệp điện máy là những doanh nghiệp thương mại các mặt hàng điện máy.

1.4.2 Hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy

Với lợi thế được tiếp cận với các công nghệ mới nhất trên thị trường, cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo về CNTT, các doanh nghiệp điện máy, điện tử là những đơn vị có lợi thế trong việc phát triển bán hàng qua kênh TMĐT. Đây được đánh giá là bước đi đúng đắng, bắt kịp xu hướng phát triển tất yếu của CNTT, và Internet.

Hoạt động kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C thông qua website, ứng dụng thông minh bán hàng (mô hình nhà bán lẻ trực tuyến) hoặc thông qua các Sàn giao dịch, cụ thể như sau:

1.4.2.1Nhà bán lẻ trực tuyến:

Với vai trò là nhà phân phối/ đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng là người tiêu dùng, các doanh nghiệp điện máy Việt Nam thực hiện phân phối hàng qua các cửa hàng truyền thống hoặc thông qua kênh TMĐT của đơn vị. Kênh TMĐT bán hàng hiện tại đang được áp dụng là Website bán hàng và Ứng dụng trên các thiết bị thông minh. Khách hàng khi truy cập vào các Website và Ứng dụng của doanh nghiệp có thể tìm kiếm toàn bộ các thông tin liên quan đến sản phẩm như thông số kỹ thuật, nhà sản xuất, chính sách về giá, khuyến mại, dịch vụ bảo hành…cũng như thực hiện đặt hàng và thanh toán trực tuyến ngay trên nền tảng Internet. Mô hình nhà bán lẻ điện tử đang được áp dụng là mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa nhà bán lẻ truyền thống và website/ứng dụng giao dịch trực tuyến. Những

doanh nghiệp lớn như Thế giới di động, Medimart, Nguyễn Kim với thị phần và mạng lưới cửa hàng truyền thống rộng khắp sẽ giành được lợi thế lớn trong việc phát triển kênh Thương mại điện tử của riêng doanh nghiệp.

1.4.2.2Bán hàng qua các sàn giao dịch Thương mại điện tử

Đối với các doanh nghiệp có thị phần nhỏ trên thị trường, tiềm lực tài chính còn hạn chế, cộng với mạng lưới cửa hàng truyền thống thưa thớt, việc phát triển kênh thương mại đị tử theo mô hình Nhà bán lẻ trực tuyến gặp nhiều rào cản. Sự lựa chọn của họ là “đưa” những mặt hàng của họ lên các gian hàng trực tuyến của những doanh nghiệp chuyên về TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hay Adayroi.

Ưu điểm của việc bán hàng qua các trang TMĐT này có thể kể đến như sau:

i. Tận dụng được cộng đồng khách hàng hiện có rất lớn cũng như nền

tảng công nghệ hiện đại mà các đối tác đã xây dựng được. Những nền tảng này không phải dễ dàng gì mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình có thể làm được. Các doanh nghiệp TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada hay như trường hợp của Grap, Uber đã phải đầu tư rất nhiều tiền và chịu những khoản lỗ lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng cộng đồng khách hàng cũng như thị phần của mình. Để có thể chịu đựng được mức lỗ như vậy, các doanh nghiệp này phải có sự hậu thuận về nguồn vốn từ các công ty mẹ nước ngoài hay các quỹ đầu tư của nước ngoài, có thể kể đến như Alibaba (doanh nghiệp TMĐT lớn thứ 1 tại Trung Quốc) hỗ trợ Tiki, JD (doanh nghiệm TMĐT lớn thứ 2 Trung Quốc) hỗ trợ Lazada hay Shopee được Tập Đoàn SEA (Singapore) hỗ trợ.

ii. Tận dụng được các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thúc đẩy bán

hàng do các trang TMĐT xây dựng như: online Friday, Black Friday, 20/10; 8/3, Noel…

iii. Nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong việc chất lượng sản

phẩm, bảo mật thông tin khách hàng, thông tin thanh toán

Tuy nhiên, việc bán hàng cũng có những nhược điểm, hạn chế như sau:

ii. Phải tuân theo các quy định của sàn giao dịch và chịu phạt nếu vi phạm

iii. Chịu sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp trong ngành cũng như

sự cạnh tranh với hình thức tự doanh của các sàn giao dịch. Một số sàn giao dịch không hoạt động đơn thuần với vai trò là trung gian giao dịch mà họ còn thực hiện hoạt động kinh doanh: mua hàng từ nhà sản xuất và phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng.Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, những đơn vị này tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy việt nam” (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)