Quan điểm phát triển hoạt động Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy việt nam” (Trang 93 - 94)

Sự phát triển TMĐT trên toàn thế giới đã làm thay đổi các phương thức kinh doanh truyền thống, mang lại những lợi ích cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra cơ hội kinh doanh trên thị trường toàn cầu.Trên thực tế tại những quốc gia phát triển trên thế giới, TMĐT đã phát triển từ rất lâu và luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các Bộ, ban ngành có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công Nghệ…xây dựng các chiến lược và triển khai các chính sách để Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội, tạo ra bước nhảy vọt trong hoạt động TMĐT, không để tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.

Trước các yêu cầu cấp bách về phát triển hoạt động TMĐT và hội nhập thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 1563/QĐ – TTg ngày 08 tháng 08 năm 2016 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020, theo đó Chính phủ nêu ra các quan điểm phát triển TMĐT như sau:

a) Thứ nhất: TMĐT là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực

thương mại và của xã hội thông tin; là phương thức giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Thứ hai: TMĐT là lĩnh vực có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao, tốc độ

phát triển nhanh. Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai, nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho TMĐT phát triển. Chính sách quản lý được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng TMĐT.

Như vậy có thể nói, về phía Chính phủ Việt Nam đã có những quan điểm rất rõ ràng trong việc coi TMĐT là công cụ, phương thức giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên toàn cầu. Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho việc đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của TMĐT tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy việt nam” (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)