điện máy Việt Nam
Việc chuyển đổi số trên trong thương mại toàn cầu khiến doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi các chiến lược để thích nghi như: Xây dựng đội ngũ công nghệ và hệ thống bán hàng TMĐT bên trong chính doanh nghiệp điều mà TGDĐ đã làm từ năm 2005 hay Vingroup đã làm với Adayroi; hoặc mua lại các công ty TMĐT lớn trên thị trường; hoặc phải hợp tác chiến lược với các công ty TMĐT.
Thời gian gần đây trên thị trường chứng kiến sự hợp tác chiến lược giữa Nguyễn Kim và FPT shop; theo đó Nguyễn Kim sẽ giới thiệu các sản phẩm trên nền tảng website TMĐT của FPTshop, việc mua hàng và thanh toán được thực hiện tại website của Nguyễn Kim. Với mô hình doanh thu liên kết này sẽ tận dụng những lợi thế của cả hai, khi Nguyễn Kim được biết đến là nhà bán lẻ truyền thống lâu năm tại thị trường TP. HCM còn FPT là doanh nghiệp mạnh về CNTT, đã từng xây
dựng và vận hành Shopee. Dự báo đây sẽ là xu hướng chủ đạo trong ngành trong thời gian tới, để có thể cạnh tranh với các đơn vị TMĐT lớn như Thế giới di động, Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi..thì đòi hỏi các doanh nghiệp khác phải có sự chuẩn bị và đầu tư tạo ra sự khác biệt rõ ràng hơn nữa. Thị trường điện tử, điện máy nói chung mặc dù đã qua giai đoạn bùng nổ nhưng vẫn còn dư địa phát triển với sự hỗ trợ từ môi trường chung như: hệ sinh thái gồm cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, các chính sách của nhà nước, dịch vụ logistics, công nghệ mới, hệ thống thanh toán trực tuyến tuy nhiên để các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh trên thị trường thì không phải là điều dễ dàng, thị trường sẽ càng tập trung hơn khi các doanh nghiệp lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng thị phần của mình, giống xu hướng trên
thế giới là Mỹ có sàn TMĐT Amazon, Ebay, Trung Quốc có Alibaba và JD9…
2.2.2.1 Nhà bán lẻ trực tuyến
Hiện tại phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đã xây dựng website bán hàng TMĐT, tuy nhiên về mức độ truy cập có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể các website của TGDĐ, FPT shop, ĐMX dẫn đầu với số lượt truy cập trung bình trên 10 triệu lượt/tháng, bỏ rất xa so với nhóm dưới cùng là, Pico, HC với khoảng 600 nghìn lượt.tháng. Điều này cũng phản ánh chính xác với thị phần của các doanh nghiệp trong ngành.
Đối với việc bán hàng qua các ứng dụng trên thiết bị thông minh, hiện số lượng các doanh nghiệp triển khai phát triển ứng dụng bán hàng này còn tương đối thấp, hiện chỉ có Thế giới di động với ứng dụng bán hàng TGDĐ và ĐMX bên cạnh nhà bán lẻ Nguyễn Kim.
9 Tổng hợp của tác giả từ bài viết Đằng sau cái bắt tay giữa Nguyễn Kim và FPT Shop đăng trên http://ndh.vn/dang-sau-cai-bat-tay-giua-fpt-va-nguyen-kim-2019043003111116p4c147.news ngày
Bảng 2.4 Bảng xếp hạng lượt truy cập website TMĐT của các doanh nghiệp điện tử, điện máy tại Quý 4/2018
Doanh nghiệp
Lượt truy cập web mỗi tháng
Số lượng theo dõi trên mạng xã hội Youtube Instagram Facebook
Thế giới di động 29.439.100 527.829 1.970 3.351.000
FPT shop 9.238.100 168.138 8.080 2.471.600
Điện máy xanh 9.048.900 283.806 10 1.424.400
Cellphone S 5.791.300 1.687.039 48.960 516.400
Nguyễn Kim 3.452.900 15.664 2.300 896.700
Hoàng Hà Mobile 3.383.600 46.110 4.410 528.900
Điện máy Phong Vũ 2.842.900 5.793 10 195.400
Di Động Thông Minh 1.786.400 349.667 n/a 279.100 Điện máy chợ lớn 1.519.500 71 1.300 538.000 Mediamart 1.396.100 n/a 60 134.600 Viettel Store 1.328.000 16.347 90 838.500
Viễn thông A 916.800 n/a 4.930 1.101.100
Mai Nguyễn 739.900 67.940 200 126.600
Điện máy Phúc Anh 700.800 28.607 10 29.000
Zshop 686.200 59 10 402.900
Hnam Mobile 633.700 63.991 10 211.100
Điện máy PICO 585.800 n/a 10 167.000
Điện máy HC 286.700 1.006 10 214.600
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thực hiện phát triển các trang cá nhân trên mạng xã hội như: facebook, youtube, Instagram để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc, hướng dẫn giải đáp thắc mắc, thúc đẩy bán hàng của doanh nghiệp. Không chỉ được khách hàng truy cập nhiều vào websites bán hàng, các fanpage trên facebook của TGDĐ, FPT và ĐMX thu hút được hàng triệu người theo dõi.
2.2.2.2 Bán hàng qua các sàn giao dịch Thương mại điện tử:
Đối với những doanh nghiệp không thu hút được khách hàng thông qua website, ứng dụng bán hàng của doanh nghiệp, sẽ phải kết hợp với các Sàn giao dịch TMĐT để bán hàng như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hay Adayroi…, trong đó Lazada là sàn TMĐT được khách hàng lựa chọn mua bán các sản phẩm điện tử,
điện máy nhiều nhất với 62%, tiếp theo sau là Tiki với 57%10.
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương về tình hình kinh doanh của các website, ứng dụng cung ứng dịch vụ tại ấn phẩm “Sách trắng TMTĐ Việt Nam năm 2018”, theo đó các nhóm hàng về điện tử, kỹ thuật số, điện thoại, hàng điện lạnh là những nhóm hàng được bán chạy nhất, số liệu cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.12: Nhóm hàng được bán chạy qua sàn TMĐT
(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam, 2018)
5% 6% 6% 7% 9% 9% 10% 10% 10% 11% 12% 12% 13% 14% 16% 16% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% Đồ thể thao, dã ngoại Dịch vụ phần mềm, thiết kế website, lưu trữ Vé máy bay, tàu, xe Dịch vụ lưu trú và du lịch Xây dựng, nhà cửa, nội thất, ngoại thất Sách, văn phòng phẩm, quà tặngSức khỏe, sắc đẹp hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng Mẹ và bé Thực phẩm, đồ uống Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng Ô tô, xe máy Dịch vụ việc làm, đào tạo Thời trang, phụ kiện Dịch vụ bất động sản Điện tử, kỹ thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh
Việc bán hàng qua các sàn TMĐT giúp các doanh nghiệp tận dụng được các ưu thế về lượng khách hàng truy cập đông đảo, các chương trình khuyến mãi thúc đẩy doanh số do sàn TMĐT xây dựng, cũng như niềm tin của khách hàng trong việc mua sắm. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ của các Sàn giao dịch, doanh nghiệp sẽ phải chịu các khoản phí, lệ phí khi đăng ký và bán hàng trên sàn giao dịch; tuân theo các quy định của sàn giao dịch và chịu phạt nếu vi phạm và đồng thời chịu sự canh tranh từ hình thức tự doanh mặt hàng tương tự của chính sàn giao dịch.