Nhóm phương pháp hệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước TÍNH xác SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI cổ PHIẾU tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK (Trang 40 - 46)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1.2. Nhóm phương pháp hệ số

Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E (Price Earning Ratio).

Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E

Sau một chu kỳ kinh doanh mỗi công ty lại có những chiến lược phát triển riêng do đó mà mức chi trả cổ tức của mỗi công ty cũng khác nhau.

Ta có : Dt = pt* EPSt

Với : pt : tỷ lệ chi trả cổ tức

Từ đó ta có công thức sau 0 1 0 1 (1 ) * (1 ) t t t t t t t D P r p EPS P r          

Tương tự như mô hình định giá cổ tức, sự tăng trưởng của EPS cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến hệ số P/E do đó cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến việc định giá cổ phiếu. Không những các công ty mà cả nhà đầu tư đều mong muốn hệ số EPS của mình tăng trưởng cao và bền vững, vì hệ số P/E càng lớn thì dường như cổ phiếu đó càng an toàn và được ưa chuộng hơn.

Do đó khi tham gia đầu tư trên thị trường hệ số P/E cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quyết định đầu tư.

Giả sử nhịp tăng trưởng của EPS là: get khi đó ta có công thức:

0 1 1 0 * (1 ) (1 ) t et t t i p g P EPS r          0 0 P

EPS : được gọi là tỷ số P/E chuẩn.

Nếu

0

TT

P

EPS > P/E chuẩn : thì cổ phiếu được định giá cao

Nếu

0

TT

P

EPS <P/E chuẩn : thì cổ phiếu được định giá thấp. * Mô hình EPS không đổi (zezo growth model) :

Trong mô hình giả thiết EPS không đổi khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức cũng không đổi theo thời gian pt = 1. Khi đó ta có công thức :

0 0 EPS P r  0 0 1 P EPSr

Khi đó hệ số P/E chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ chiết khấu r. Trên thực tế mô hình này thường không phù hợp lắm.

* Mô hình EPS tăng trưởng đều. Get = ge Khi đó : 0 0 1 * ( e) e g P p EPS r g   

* Mô hình EPS tăng trưởng nhiều giai đoạn.

Trong mô hình này ta giả định có ít nhất hai giai đoạn tăng trưởng của EPS.Giai đoạn đầu là sự tăng trưởng không ổn định và giai đoạn hai là giai đoạn tăng trưởng ổn định. Sự tăng trưởng của EPS phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Ta có công thức :

0 1 1 1 0 (1 ) (1 ). (1 ) (1 ) ( )(1 ) T T t et t et T t t t T t p g g p g P EPS r r g r              

Trong đó : pt : tỷ lệ chi trả cổ tức

get : tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn đầu g : tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn sau r : Lãi suất chiết khấu.

T : số năm trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên trên thực tế để xác định giá cổ phiếu một cách chính xác hơn các nhà phân tích không đơn thuần chỉ lấy hệ số P/E của chính công ty mà còn quan tâm đến hệ số P/E bình quân của nhóm các công ty tương đương (P/E bình quân ngành). Trên cơ sở xác định mối tương quan giữa P/E của công ty với P/E của toàn ngành trong một khoảng thời gian để có cơ sở lựa chọn hệ số P/E phù hợp nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Do vậy phương pháp này dường như chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ngành nghề phát triển. Các doanh nghiệp mang tính độc quyền hoặc trong ngành có ít các doanh nghiệp tương đương sẽ khó xác định hệ số P/E.

Tỉ số giá/ giá trị sổ sách (P/B):

Tỉ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho

giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Giá cổ phiếu P P/B = =

Giá trị sổ sách mỗi cổ phần vào cuối kỳ Bt+1  Khả năng ứng dụng:

 Các nhà đầu tư hay dùng tỷ số này để tính nhanh giá trị cổ phiếu của công ty vì tỷ số này rất dễ tính và dễ sử dụng. Chỉ số này thường được tính toán và công bố rộng rãi trên thị trường nên rất thuận lợi cho việc đánh giá.

 Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Hạn chế khi dùng tỷ số P/B:

 Tỷ số P/B không áp dụng được đối với công ty dịch vụ (công ty có giá trị tài sản vô hình lớn).

 Sự khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường

Tỷ số giá trên doanh số (P/S)

Phương pháp

Giá cổ phiếu P P/S = = Doanh thu của một cổ phần vào cuối kỳ St+1

Khả năng ứng dụng:

 Ta định giá dựa vào mối tương quan với doanh thu vì quá trình tăng trưởng bắt đầu từ doanh thu, doanh thu tăng trưởng mạnh là yêu cầu của một công ty tăng trưởng. Ngoài ra, trong số tất cả dữ liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập thì doanh số là chỉ tiêu ít bị điều khiển, thao túng so với dữ liệu khác.

 Do đặc trưng của từng ngành, mỗi công ty trong những ngành khác nhau sẽ có chu kỳ về doanh thu khác nhau. Vì vậy, tỷ số này sẽ phù hợp khi định giá những công ty hay ngành tương tự nhau.

Hạn chế khi dùng P/S:

Tùy theo ngành mà tỉ số này sẽ biến đổi rất mạnh, vì doanh thu là một chỉ tiêu rất dễ biến đổi. Ngoài ra, để có cái nhìn chính xác hơn về tỉ số này ta phải xem xét đến lợi nhuận biên tế trên doanh thu

PEG (Price/earnings to growth)

Phương pháp:

P/E

PEG = Tốc độ tăng trưởng EPS

PEG cho ta một cái nhìn toàn vẹn hơn tỉ số P/E vì có đề cập đến sự tăng trưởng trong tương lai. Bằng cách so sánh tỷ số PEG của các cổ phiếu với nhau ta có thể đánh giá được triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu đó.

 Tốc độ tăng trưởng của EPS:

Ta có thể sử dụng tốc độ tăng trưởng quá khứ hoặc dự đoán tốc độ tăng trưởng trong tương lai tại một thời điểm hay là trung bình của một thời kì…, tất cả những cách tính đó không sai, mỗi tỷ số PEG tìm được cho ta cái nhìn về cổ phiếu ở những khía cạnh khác nhau. Tuỳ quan điểm của mỗi nhà đầu tư và tình hình kinh tế qua từng thời kỳ mà ta sẽ chọn cách tính nào. Quan trọng nhất là

khi dùng PEG để so sánh các cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng EPS phải đồng nhất trong cách tính, như vậy sự so sánh mới có ý nghĩa.

 P/E : Thường sử dụng EPS của 12 tháng gần nhất để ước tính P/E.

PEG = 1 : Thể hiện sự cân bằng về lý thuyết giữa giá thị trường của cổ phiếu đó và tốc độ tăng trưởng trong tương lai có thể dự báo được.

PEG >1 : Sự kì vọng của thị trường về khả năng tăng trưởng của chứng khoán cao hơn giá trị của nó hay hiện tại nhu cầu về cổ phiếu đó đang cao. Tuy nhiên, nếu trong tương lai công ty không tăng trưởng cao hơn mức dự kiến, giá chứng khoán sẽ giảm.

PEG <1 : Thị trường đang xem nhẹ triển vọng tăng trưởng của chứng khoán này và nó đang bị định giá thấp. Nếu thu nhập của công ty đạt được mức tăng trưởng như dự kiến, giá chứng khoán sẽ có xu hướng tăng.

Khả năng ứng dụng:

 Do đặc trưng của từng ngành, mỗi công ty trong những ngành khác nhau sẽ có chu kỳ về doanh thu khác nhau. Vì vậy, tỷ số này sẽ phù hợp khi định giá những công ty hay ngành tương tự nhau.

 Phù hợp để đánh giá những chứng khoán ít hoặc không chia cổ tức. Vì PEG không đề cập đến cổ tức nên nó đã bỏ qua sự hấp dẫn của những chứng khoán chia cổ tức cao.

 PEG là một chỉ số tốt dùng để so sánh các chứng khoán ở nhiều ngành khác nhau và so sánh một chứng khoán hoặc một ngành với toàn thị trường (thông qua các chỉ số như S&P500, Nasdaq…)

Những hạn chế khi dùng PEG:

 Tốc độ tăng trưởng nếu chọn một con số dự tính thì nhà phân tích phải có nhiều thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của công ty. Còn nếu chọn tốc độ tăng trưởng trong quá khứ để tính thì PEG có được không hoàn toàn phản ánh triển vọng tương lai vì đó chỉ là những gì đã xảy ra trong quá khứ.

 Chỉ số này không mang tính tuyệt đối, nó hay thay đổi phụ thuộc vào chu kì của nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước TÍNH xác SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI cổ PHIẾU tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)