Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước TÍNH xác SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI cổ PHIẾU tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK (Trang 61)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

2.1.1. Khái quát về Vinamilk

Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company.

Thành lập: Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy

Sữa tư nhân ở miền Nam Việt Nam.

Trụ sở chính: Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ

Chí Minh.

Ngày chính thức giao dịch lần đầu : 19/01/2006

Tại ngày 31/12/2016, số lượng cổ phần của Công ty như sau:

Khối lượng cổ phiếu đã phát hành và niêm yết : 1.451.453.429 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu quỹ : 27.100 cổ phiếu.

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 1.451.426.329 cổ phiếu.

Mệnh giá : 10.000 đồng/ cổ phiếu.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

Nguồn: Website Vinamilk Hoạt động chủ yếu của Công ty và các công ty con bao gồm:

Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;

Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu; Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản;

Kinh doanh kho, bến bãi, kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc xếp hàng hóa; Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay, phin, hòa tan;

Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa;

Phòng khám đa khoa; Chăn nuôi và trồng trọt;

Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt như: cung cấp cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu;

Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi; Dịch vụ sau thu hoạch;

Xử lý hạt giống để nhân giống.

Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và cafe cho thị trường. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Phần lớn sản phẩm của Công ty tung ra thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Singapore xếp vào top 10 thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích nhất Việt Nam năm 2010. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2010. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam và cũng xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Philippines, khu vực Trung Đông, Mỹ, Úc…. Năm 2010 Vinamilk chiếm khoảng 38-40% thị phần nội địa.

2.1.2. Thực trạng kinh doanh

Bảng 2.1: Thông tin tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam

Bằng việc đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm và quản lý chặt chẽ vốn lưu động cũng như tài sản dài hạn, tình hình tài chính của Công ty tiếp tục duy trì được sự ổn định qua các năm. Với mức lợi nhuận cao trong năm 2016, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đã tăng lên lần lượt là 7,1% và 6,9% so với năm 2015. Với kết quả kinh doanh tốt và việc quản lý tài chính chặt chẽ, năm 2016, Công

ty tiếp tục duy trì ổn định các chỉ số tài chính ở mức an toàn, đáp ứng và giữ vững niềm tin của cổ đông. Điển hình là chỉ tiêu ROE đã tăng từ 38% lên 43% và chỉ tiêu ROA đã tăng từ 29% lên 33%.

Về quản lý vốn lưu động

Vốn bằng tiền: Nhờ các kết quả đạt được do sản xuất kinh doanh hiệu quả, giá trị vốn bằng tiền của Công ty luôn duy trì ở mức cao; đồng thời dòng tiền được quản lý một cách hiệu quả và an toàn. Chính sách quản lý rủi ro được thiết lập nhằm đảm bảo các khoản tiền gửi kỳ hạn luôn ở mức an toàn tối ưu và linh hoạt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty tại mọi thời điểm. Nợ phải thu khách hàng: Chiếm 11,7% tài sản ngắn hạn. Nợ quá hạn dưới 30 ngày chỉ chiếm khoảng 2% số dư nợ phải thu và là nợ quá hạn thông thường, được thanh toán đầy đủ. Nợ quá hơn 30 ngày và nợ khó đòi hầu như không đáng kể. Vòng quay nợ phải thu cải thiện hơn, tăng từ 19,1 lần trong năm 2015 lên 21,3 lần trong năm 2016. Đây là kết quả của việc Công ty đã duy trì chính sách công nợ hợp lý và chặt chẽ trong những năm qua. » Hàng tồn kho: Chiếm 24,2% tài sản ngắn hạn. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho tuy có giảm so với 2015 (từ 6,4 lần xuống 5,8 lần), nhưng vẫn nằm trong mức hợp lý và ổn định, phù hợp với chính sách quản lý hàng tồn kho của Công ty. Công ty không để xảy ra tình trạng hàng tồn kho chậm lưu chuyển nào đáng kể trong 2016 cũng như trong nhiều năm qua. Nợ phải trả ngắn hạn: Chiếm 22% tổng nguồn vốn. Công ty đã và đang duy trì chính sách thanh toán với nhà cung cấp hợp lý và chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. Về quản lý tài sản dài hạn Chiếm 36,4% tổng tài sản, chủ yếu là tài sản cố định hữu hình liên quan đến các nhà máy sản xuất của Công ty. Công ty đang duy trì chính sách quản lý tài sản dài hạn và đầu tư mới để đảm bảo rằng việc quản lý tài sản hiệu quả nhất, phù hợp với sự tăng trưởng trong tương lai, không để xảy ra lãng phí và thất thoái tài sản.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về tài chính của VNM năm 2015-2016

Với kết quả kinh doanh tốt và việc quản lý tài chính chặt chẽ, năm 2016, Công ty tiếp tục duy trì ổn định các chỉ số tài chính ở mức an toàn, đáp ứng và giữ vững niềm tin của cổ đông. Điển hình là chỉ tiêu ROE đã tăng từ 38% lên 43% và chỉ tiêu ROA đã tăng từ 29% lên 33%.

2.2. Định giá cổ phiếu Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)2.2.1. Một số vấn đề về lựa chọn mô hình định giá 2.2.1. Một số vấn đề về lựa chọn mô hình định giá

Như ta đã biết trong nền kinh tế thị trường giá cả là tín hiệu quan trọng nhất

để điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Việc xác định giá trị cổ phiếu có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường chứng khoán ỏ nước ta. Cho đến nay chương trình cổ phần hoá vẫn diễn ra khá chậm chạp. Tính từ năm 1992 đến nay tổng số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa gần 4000, bình quân mỗi năm cổ phần hóa được 181,5 doanh

nghiệp. Đến đầu năm 2012 còn lại 3.265 doanh nghiệp, tuy nhiên, tiến trình cổ phần hóa mấy năm gần đây hầu như chậm lại, trong năm 2013 chỉ cổ phần hóa được 13 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả vẫn chưa được cổ phần hóa, nếu đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa nhất là những doanh nghiệp chất lượng hoạt động kinh doanh tốt thì sẽ làm phong phú thêm rất nhiều đối với lượng hàng hóa của thị trường chứng khoán.Điều này tạo điều kiện cho nhà đầu tư có nhiềuhàng hóa lựa chọn để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Một nguyên nhân quan trọng làm chậm tiến trình cổ phần hoá chính là việc xác định giá trị doanh nghiêp (để từ đó xác định giá trị cổ phiếu) chưa thật khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan.

Trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM, sau 5 tháng hoạt động, kể từ phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7-2000 đến ngày 29-12-2000, giá của các cổ phiếu niêm yết đã tăng lên gấp hơn 2-3 lần mức giá ban đầu, dù giá này đã được xác định cao hơn mệnh giá (là giá khi CPH) của các cổ phiếu đó.

Trước thực tế này, có những dư luận quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh, vượt xa giá trị thực của chúng. Một số người khác lại cho rằng đó là điều bình thường do giá lúc CPH đã được định giá quá thấp nếu xét trong tương quan giữa mức trả cổ tức của các địa phương niêm yết với lãi suất tiết kiệm cũng như sự mất cân đối cung cầu hiện nay. Tuy nhiên, mọi ý kiến đều nhất trí rằng thị trường chứng khoán đã cho thấy rõ hơn sự bất cập trong việc định giá cổ phiếu khi CPH các DNNN hiện nay.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp được bộ tài chính hướng dẫn trong thông tư số 127/2014/TT-BTC "Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Phương pháp và nội dung xác định giá trị doanh nghiệp về cơ bản là xác định giá trị tài sản ròng và giá trị lợi thế( được tính từ hai yếu tố là vị trí địa lý và uy tín mặt hàng). Việc tham gia của cơ quan kiểm toán độc lập trong việc xác định giá trị doanh nghiệp được đặt ra với những doanh nghiệp không thực hiện đúng những quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Thông tư quy định việc xác định giá trị doanh nghiệp bằng hai phương pháp định giá cơ bản là phương pháp tài sản và

phương pháp chiết khấu luồng thu nhâp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác phải được so sánh với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản cùng thời điểm để lựa chọn theo nguyên tắc: Giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp tài sản.

Rõ ràng việc áp dụng duy nhất một cách xác định giá trị DN như trên là không phù hợp với mọi loại hình DN .

Trong một vài năm gần đây các nhà phân tích đã nghiên cứu một số phương pháp định giá tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào điều kiện Việt Nam thay cho phương pháp xác định duy nhất ở trên. khi người đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu, họ quan tâm chủ yếu khả năng sử dụng các tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận trong tương lai như thế nào, chứ không phải là các tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Một số phương pháp định giá cổ phiếu mà Việt Nam đã áp dụng trong thời gian qua:

- Định giá cổ phiếu theo luồng thu nhập (DCF)

Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên nguyên lý cơ bản, đó là giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiêp đó. Do vậy trong phương pháp DCF có hai thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai và mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó. Nguyên tắc cơ bản trong việc chiết khấu là ghép luồng thu nhập với lãi suất chiết khấu phù hợp với nội dung của luồng thu nhập đó, cụ thể là:

+ Luồng thu nhập thuộc về vốn cổ phần thì chiết khấu bằng chi phí vốn cổ phần; + Luồng thu nhập của toàn bộ công ty thì chiết khấu bằng chi phí vốn bình quân của cả công ty;

Với phương pháp DCF sử dụng P0 và E để tính giá trị thực. Tuy nhiên khi áp dụng tại thị trường chứng khoán Vệt Nam kết quả không thực khi:

+ Giá trị tài sản hoàn toàn dựa vào giá trị sổ sách không có liên hệ nhiều với giá thị trường của những tài sản này ở thời điểm niêm yết và chịnh ảnh hưởng nhiều của chính sách kế toán được sử dụng trước đó.

+ Lợi nhuận trong tương lai chỉ là ước tính dựa trên giá định của từng cá nhân. + Giá trị sinh lợi của doanh nghiệp từ sau năm thứ 5 hoàn toàn bị "quên" và không được tính vào giá trị "thực", trong khi phần giá trị này là không nhỏ trong toàn bộ giá trị nội tại của một doanh nghiệp...

- Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập (P/E)

Đây là phương pháp thông dụng nhất trong các phương pháp dựa vào hệ số. Đối với một Thị trường chứng khoán phát triển thì tỷ lệ P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư có cổ phiếu A chưa được giao dịch trên thị trường. Muốn tính giá hợp lý của cổ phiếu A, một trong các cách là chỉ cần nhìn vào giá trị P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu A, nhân với thu nhập dòng trên đầu cổ phiếu của công ty phát hành cổ phiếu A là có thể tìm được ra giá cổ phiếu A. Tuy nhiên, khi Thị trường chứng khoán còn non trẻ như ở nước ta thì việc sử dụng phương pháp này nhiều khi không mang lại thông tin đáng tin cậy.

Với phương pháp sử dụng hệ số P/E khi sử dụng ở Việt Nam cũng nảy sinh một số vấn đề:

+ Liệu E (lợi nhuận trên mỗi CP của doanh nghiệp) có phản ánh đúng lợi nhuận "thực" không hay cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách kế toán được áp dụng? + Nên sử dụng E của năm tài chính trước, của 12 tháng kinh doanh gần nhất hay của năm tài chính hiện thời?

+ Liệu hệ số so sánh có phản ánh đúng giá trị "thực" của toàn ngành hay toàn thị trường mà doanh nghiệp hoạt động?

+ Liệu hệ số P/E có cần điều chỉnh so với thực tế của doanh nghiệp hay không?

Điều quan trọng trong phương pháp này là phải tính được các giá trị tài sản ròng thực có của doanh nghiệp theo giá thị trường (chứ không phải giá sổ sách), sau đó điều chỉnh thêm giá trị lợi thế hoặc khả năng sinh lời phù hợp với từng doanh nghiệp. Phương pháp này nhằm đánh giá lại giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp và sử dụng số liệu này để làm cơ sở xác định giá trị cổ phiếu. Đối với nhiều Thị trường chứng khoán trên thế giới người ta thường dùng phương pháp chiết khấu giá trị tài sản ròng khi đánh giá lại tài sản để thu hút nhà đầu tư. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tham khảo mức chiết khấu giá trị của các công ty niêm yết khác trong cùng ngành. Nội dung của việc xác định giá trị cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng chỉ thích hợp với những công ty quản lý quỹ đầu tư hay công ty bất động sản. Triết lý để áp dụng phương pháp này là hầu hết các tài sản của công ty được tính giá đúng giá trị để tăng tính thanh khoản và có thể bán được trên thị trường trong thời gian ngắn. Đối với các tài sản của ngành sản xuất công nghiệp, thường chỉ sử dụng để sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích thu lợi nhuận, những tài sản này không trực tiếp được bán ra thị trường để thu lợi nhuận. Vì vậy phương pháp này không còn phù hợp đối với các công ty trong ngành sản xuất. Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp khác với doanh nghệp nói trên.

- Phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng cổ tức:

Giá cổ phiếu = tổng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước TÍNH xác SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI cổ PHIẾU tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)