Mối quan hệ giữa văn hóa tổchức và lòng trung thành của nhân viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng TMCP công thương việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)

nghiệp sẽ luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư, giá trị doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng thêm. Ngoài những yếu tố kể trên, Bozlagan và cộng sự (2010) đã chỉ ra những vai trò quan trọng của lòng trung thành như: giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức, làm gia tăng thu nhập của nhân viên, cải thiện bầu không khí trong tổ chức theo chiều hướng tích cực; giữ chân nhân viên ở lại với tổ chức, phát huy tinh thần đồng đội trong tổ chức, làm gia tăng hiệu suất của nhân viên, giúp cải thiện lòng tin của nhân viên đối với tổ chức, giúp tổ chức linh hoạt để ứng phó với những tình huống xảy ra, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp,.... Có thể thấy lòng trung thành đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một tổ chức. Rõ ràng không có một công ty, tổ chức nào có thể đạt được thành công, mục tiêu trong dài hạn mà không có những nhân viên tin tưởng vào sứ mệnh của công ty và hiểu rõ làm sao để thực hiện được sứ mệnh đó. Chính vì vậy, tổ chức nên chú trọng xây dựng một môi trường làm việc gắn bó lâu dài, giúp tổ chức thích ứng nhanh với những thay đổi. Nhân viên khi đã có niềm tin và cam kết với tổ chức thì sẽ có sự trung thành tin tưởng vào tổ chức, những thay đổi tổ chức tiến hành đều được nhìn nhận cần thiết và họ sẽ có thái độ tích cực hơn.

2.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và lòng trung thành của nhân viên: viên:

Nghiên cứu của tác giả Trần Kim Dung (2009) với đề tài “Ảnh hưởng của lãnh đạo và văn hóa tổ chức đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành của họ với tổ chức”, trong đó văn hóa tổ chức được đo lường theo khái niệm của Wallach với 3 thành phần: văn hóa đổi mới, văn hóa hỗ trợ và văn hóa hành chính, kết quả cho thấy văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên.

Các giá trị văn hóa tổ chức tích cực phản ánh hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp và tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, duy trì được nguồn nhân lực hiện tại, nhất là những nhân viên giỏi, tài năng. Ngoài ra, văn hóa tổ chức tích cực còn tạo ra sự thu hút đối với những nhân tài bên ngoài bởi người lao động bên cạnh việc xem xét các yếu tố như lương bổng, tính chất công việc, … thì họ càng quan tâm đến yếu

tố văn hóa trước khi quyết định gia nhập một tổ chức mới. Văn hóa tổ chức tích cực sẽ làm gia tăng sự cam kết và hợp tác của đội ngũ nhân viên, kết quả là sự hiệu quả của tổchức được nâng cao, sự nhất trí quan tâm cao đến các định hướng chiến lược, năng suất lao động tăng, việc ra quyết định tốt hơn, sự cam kết gắn bó cao ở mọi cấp bậc nhân viên (Thompson & Luthans, 1990) và tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức (Saeed và Hassan, 2000). Nghiên cứu của Shinichi Hirota và các đồng sự (2007) đã nhận định rằng văn hóa và các giá trị của nó gia tăng mức độ hoàn thành của các công ty Nhật và họ đã đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ phát triển văn hóa. Như vậy, có thể thấy rằng nếu như lòng trung thành của nhân viên tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt, tạo nên sự phối hợp, đoàn kết ứng phó những tình huống xảy ra, giúp nhân viên tin tưởng và nỗ lực vì mục tiêu và sứ mệnh của công ty thì các yếu tố của văn hóa tổ chức chính là chất xúc tác ảnh hưởng nhất định đến lòng trung thành của nhân viên, tạo nên những lợi thế cạnh tranh đó. Theo một cuộc điều tra nghiên cứu về công cụ và xu hướng quản trị năm 2007 của Bain & Company – một công ty của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp toàn cầu – thì có trên 90% trong tổng số hơn 1200 các nhà quản trị điều hành quốc tế đến từ các quốc gia Nam Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu, Mỹ và Canada đã đồng ý rằng văn hóa là chiến lược quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng TMCP công thương việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)