CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Phân tích đánh giá công cụ đo lường:
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá – EFA:
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm cho thấy có 36 biến quan sát đạt tiêu chuẩn và được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố với phương pháp trích nhân tố là Principal Components với phép quay Varimax nhằm phát hiện cấu trúc và đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
Các biến quan sát sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo nhóm. Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Giá trị Eigenvalues phải lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Do đó, trong mỗi nhân tố thì những biến quan sát có hệ số Factor loading bé hơn 0.5 sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo sự hội tụ giữa các
biến trong một nhân tố. Các trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ bị loại bỏ.
4.2.2.1 Phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập:
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 31 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các Chi nhánh VietinBank Khu vực tại Tp.HCM (theo mô hình lý thuyết).
Bảng 4-23: Các biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập
Yếu tố Mã Diễn giải
Giao tiếp trong tổ
chức
COMMU1
Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên trọng công ty đều được thông báo đầy đủ, rõ ràng
COMMU2 Anh/Chị có đủ thông tin để thực hiện công việc
COMMU3 Anh/Chị nhận được sự hướng dẫn của cấp trên khi gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc
COMMU4 Sự giao tiếp giữa các bộ phận được khuyến khích trong công ty của Anh/Chị
Đào tạo và phát triển
TRAIN1 Anh/Chị được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu cầu của công việc
TRAIN2 Anh/Chị được huấn luyện các kỹ năng công việc cần thiết để thực hiện tốt công việc
TRAIN3 Anh/Chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến trong công ty
TRAIN4 Anh/Chị có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong công ty
Phần
thưởng và REWARD1
Anh/Chị nhận được sự phản hồi về việc thực hiện công việc từ cấp trên
sự công nhận
REWARD2 Khi thực hiện tốt công việc, Anh/Chị nhận được lời khen ngợi và sự công nhận của cấp trên
REWARD3 Tiền thưởng mà Anh/Chị nhận được tương xứng với kết quả đóng góp của Anh/Chị vào công ty
REWARD4 Anh/Chị hiểu rõ về các khoản tiền thưởng và phúc lợi trong công ty
Hiệu quả trong việc
ra quyết định
DEC1 Anh/Chị được phép thực hiện công việc theo năng lực tốt nhất của Anh/Chị
DEC2 Anh/Chị được tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng của bộ phận
DEC3 Các quyết định sáng suốt mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty của Anh/Chị trong dài hạn
DEC4
Công ty của Anh/Chị thu nhập nhiều nguồn thông tin và ý kiến phản hồi trước khi ra các quyết định quan trọng Chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và cải tiến
RISK1 Anh/Chị được khuyến khích học hỏi từ những sai lầm do bởi sự sáng tạo
RISK2 Công ty của Anh/Chị đánh giá cao các ý tưởng mới của nhân viên
RISK3
Anh/Chị được khuyến khích thực hiện công việc theo một phương pháp khác so với những cách mà trước đây mọi người đã làm
Định hướng và
kế hoạch tương lai
PLAN1 Công ty của Anh/Chị có chiến lược phát triển trong tương lai rõ ràng
PLAN2 Anh/Chị được chia sẻ thông tin về các mục tiêu của công ty
PLAN3 Anh/Chị hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của công ty PLAN4 Các nhà quản trị trong công ty luôn hoạch định trước
những thay đổi có thể tác động đến kết quả kinh doanh
Làm việc nhóm
TEAM1 Anh/Chị thích làm việc với mọi người trong bộ phận của Anh/Chị
TEAM2 Nhân viên trong bộ phận của anh/chị sẵn sàng hợp tác với nhau và làm việc như một đội
TEAM3 Khi cần sự hỗ trợ, anh/chị luôn nhận được sự hợp tác của các phòng ban, bộ phận trong công ty
TEAM4 Làm việc nhóm được khuyến khích và thực hiện trong công ty của Anh/Chị
Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị
FAIR1 Các chính sách thăng tiến, khen thưởng trong công ty của Anh/Chị là công bằng
FAIR2 Không tồn tại sự thiên vị trong việc xét nâng lương hay thăng chức
FAIR3 Tiền lương và phân phối thu nhập trong công ty là công bằng
FAIR4 Cấp quản lý của anh/chị luôn luôn nhất quán khi thực thi các chính sách liên quan đến nhân viên
Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s:
Bảng 4-24: Kiểm định KMO và Barlett’s
Kiểm định KMO và Barlett’s
Chỉ số KMO .927 Kiểm định Barlett’s 5.549E3
Df 465
Sig. .000
Chỉ số KMO có giá trị 0.927 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 5.549E3 với mức ý nghĩa sig là 0.000 < 0.05 (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể). Như vậy, giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích hoàn toàn thích hợp. Nói cách khác, các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.
Bảng 4-25: Bảng Eigenvalues xác định 8 nhân tố độc lập
Nhân tố
Trị số Eigenvalues ban đầu Tổng Phương sai từng nhân tố % Phương sai cộng dồn % 1 11.756 37.922 37.922 2 2.141 6.905 44.828 3 1.946 6.278 51.105 4 1.769 5.705 56.810 5 1.398 4.508 61.319 6 1.281 4.132 65.451 7 1.120 3.614 69.065 8 1.032 3.331 72.395 9 .628 2.026 74.421 ... …. …. ….
Với tiêu chí những nhân tố nào có Eigenvalues > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích thì bảng trên cho thấy có 8 nhân tố trích được tại eigenvalues là 1.032. Nếu trích thêm một nhân tố nữa thì eigenvalues lúc này là 0.628 < 1.Vì vậy dựa vào tiêu chí eigenvalues lớn hơn 1, mô hình dừng ở nhân tố thứ 8.
Bảng 4-26: Bảng Eigenvalues và phương sai trích của 8 nhân tố độc lập
Nhân tố
Giá trị riêng ban đầu Giá trị tổng phương sai trích
Tổng Phương sai từng nhân tố % Phương sai cộng dồn % Tổng Phương sai từng nhân tố % Phương sai cộng dồn % 1 11.756 37.922 37.922 3.227 10.408 10.408 2 2.141 6.905 44.828 3.154 10.176 20.584 3 1.946 6.278 51.105 3.005 9.694 30.278 4 1.769 5.705 56.810 2.912 9.393 39.670 5 1.398 4.508 61.319 2.822 9.102 48.773 6 1.281 4.132 65.451 2.689 8.673 57.445 7 1.120 3.614 69.065 2.370 7.646 65.091 8 1.032 3.331 72.395 2.264 7.304 72.395
Giá trị tổng phương sai trích là 72.395% > 50%, đạt yêu cầu, điều này có nghĩa là 72.395% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát hay các nhân tố được cô động 72.395% của các biến quan sát.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao hơn 1 và nhân tố thứ 8 có Eigenvalues đạt 1.032> 1.
Bảng 4-27: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 DEC4 .825 DEC2 .802 DEC3 .759 DEC1 .730 REWARD2 .826 REWARD3 .801 REWARD1 .772 REWARD4 .693 TRAIN4 .819 TRAIN1 .814 TRAIN2 .798 TRAIN3 .720 FAIR4 .736 FAIR2 .735 FAIR1 .723 FAIR3 .657 TEAM1 .775 TEAM4 .769 TEAM2 .751 TEAM3 .602 COMMU4 .731 COMMU1 .718 COMMU2 .684 COMMU3 .677 PLAN3 .798 PLAN1 .726 PLAN2 .620 PLAN4 .563 RISK3 .882 RISK1 .814 RISK2 .749
Phương pháp trích xuất dữ liệu: Principal Component Analysis. Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization.
rút ra 8 nhóm nhân tố phù hợp với mô hình nghiên cứu ban đầu, không có sự thay đổi đối với biến độc lập nên các biến được giữ nguyên như mô hình đề xuất. Tám nhân tố hình thành được định danh như sau: Giao tiếp trong tổ chức (4 biến quan sát), Đào tạo và phát triển (4 biến quan sát), Phần thưởng và sự công nhận (4 biến quan sát), Hiệu quả trong việc ra quyết định (4 biến quan sát), Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến (3 biến quan sát), Định hướng về kế hoạch tương lai (4 biến quan sát), Làm việc nhóm (4 biến quan sát), Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị (4 biến quan sát).
4.2.2.2 Phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc:
Năm biến quan sát của khái niệm “Lòng trung thành” được phân tích theo phương pháp Principal components với phép quay Variamax. Các biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 không đảm bảo được độ hội tụ với các biến còn lại trong thang đo sẽ bị loại bỏ.
Bảng 4-28: Các biến quan sát phụ thuộc được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA
Lòng trung thành
COMMIT1 Anh/Chị sẵn sàng đặt mọi nỗ lực để giúp cho tổ chức thành công
COMMIT2 Anh/Chị sẽ chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể tiếp tục làm việc trong tổ chức
COMMIT3 Anh/Chị vui mừng chọn tổ chức này để làm việc COMMIT4 Anh/Chị cảm thấy tự hào là một phần trong tổ chức
COOMIT5 Anh/Chị rất quan tâm về số phận của tổ chức Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s:
Bảng 4-29: Kiểm định KMO và Barlett’s đối với biến phụ thuộc
Kiểm định KMO và Barlett’s
Chỉ số KMO .869
Kiểm định Barlett’s 950.680
Df 10
Sig. .000
Chỉ số KMO có giá trị 0.869 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 950.680 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Bảng 4-30: Bảng Eigenvalues xác định 1 nhân tố phụ thuộc
Nhân tố
Trị số Eigenvalues ban đầu Tổng Phương sai từng nhân tố % Phương sai cộng dồn % 1 3.638 72.758 72.758 2 0.463 9.269 82.027 ... …. …. ….
Nếu trích thêm một nhân tố nữa thì eigenvalues lúc này là 0.463 < 1. Vì vậy dựa vào tiêu chí eigenvalues lớn hơn 1, mô hình dừng ở nhân tố thứ 1, được xác định là nhân tố phụ thuộc.
Bảng 4-31: Bảng Eigenvalues và phương sai trích của nhân tố phụ thuộc
Nhân tố
Giá trị riêng ban đầu Giá trị tổng phương sai trích
Tổng Phương sai từng nhân tố % Phương sai cộng dồn % Tổng Phương sai từng nhân tố % Phương sai cộng dồn % 1 3.638 72.758 72.758 3.638 72.758 72.758
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Giá trị tổng phương sai trích = 72.758% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 1 nhân tố này giải thích 72.758% biến thiên của dữ liệu. Do vậy thang đo
được rút ra được chấp nhận, đồng thời các biến quan sát được nhóm vào nhân tố có hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,5, cho thấy các biến quan sát của nhân tố trong phân tích đều quan trọng với hệ số tải nhân tố có ý nghĩa thực tiễn.
Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố = 3.638 lớn hơn 1. Bảng 4-32: Ma trận nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1 COMMIT4 .902 COMMIT5 .883 COMMIT2 .830 COMMIT1 .827 COMMIT3 .819
Kết quả phân tích nhân tố cho thang đo lòng trung thành thì có một nhân tố phụ thuộc được hình thành và định danh: Lòng trung thành (5 biến quan sát).
Từ các kết quả phân tích EFA đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy các nhân tố rút trích được phù hợp với số lượng và tên các biến của mô hình nghiên cứu đề xuất, do vậy mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất ở trên được giữ nguyên. Như vậy, qua các kiểm định chất lượng thang đo và các kiểm định của mô hình EFA, cho thấy các biến quan sát được phân biệt thành 8 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. Các biến độc lập trong mô hình được giữ nguyên như mô hình ban đầu. Do đó có thể nói kết quả phân tích nhân tố là phù hợp với mô hình nghiên cứu đã đề xuất.