Chức năng của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 28 - 38)

7. Bố cục luận văn

1.2.2 Chức năng của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2014 chức năng của Ban kiểm soát bao gồm: giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đại hội đồng cổ đông; Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội

bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty; Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông; Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều 160 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả; Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty; Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao; Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát là một chức năng được thực hiện một cách liên tục nhằm cung cấp cho Đại hội đồng cổ đông những thông tin trong hoạt động quản lý và điều hành công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Qua đó hoạt động giám sát giúp Đại hội đồng cổ đông có căn cứ đánh giá hiệu quả công tác điều hành quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, đảm bảo việc điều hành là đúng và tuân thủ những quy định của pháp luật và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông nhằm duy trì ổn định, phát triển công ty.

Ban kiểm soát đảm bảo các chủ thể quản lý và điều hành công ty tuân thủ các chuẩn mực về tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty, trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Hoạt động của Ban kiểm soát khiến cho các chủ thể quản lý và điều hành công ty phải thận trọng hơn khi thực hiện nhiệm vụ của mình, tất cả vì lợi ích của công ty góp phần cho sự phát triển bền vững của công ty.

Bên cạnh chức năng giám sát, hoạt động thẩm định các báo cáo cũng là chức năng quan trọng của Ban kiếm soát. Ban kiểm soát là bước kiểm tra cuối cùng trước

có trình độ và bản lĩnh để đánh giá chính xác các báo cáo, giúp cổ đông định hướng được mục tiêu trong hoạt động đầu tư của mình cũng như có cái nhìn chính xác về hiệu quả trong quản lý và điều hành công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Tiểu kết chương 1

Trong nội dung chương 1, tác giả khái quát được về công ty cổ phần và chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, cụ thể là phân tích về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần đặc biệt là làm rõ vị trí, vai trò, chức năng của Ban kiểm soát . Đây là cơ sở lý luận cho Luận văn "Chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014".

Theo đó, ở từng giai đoạn khác nhau vị trí và vai trò của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần cũng như những quy định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, từ yếu tố chính trị, kinh tế – xã hội cũng như quan điểm, chủ trương của mỗi công ty cổ phần được cụ thể hoá tại quy định nội bộ về quy chế pháp lý về Ban kiểm soát. Chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần Việt Nam là cơ sở pháp lý cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho các thành viên Ban kiểm soát xác lập được địa vị pháp lý của mình, thể hiện được vai trò của mình trong quá trình hoạt động.

Trong nội dung chương 2, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá về chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và thực tiễn áp dụng chế định này trong thời điểm hiện nay.

CHƯƠNG 2.NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014.

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần.

* Giai đoạn thứ nhất.

Ngày 21/12/1990, Luật Công ty ra đời, hình thức công ty cổ phần mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Điều 30 Luật Công ty 1990, công ty cổ phần có đặc điểm sau:

- Số thành viên cổ đông công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7.

- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.

- Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại Điều 39 của Luật này.

Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được Ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Hoạt động của các doanh nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặt khác, do đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.

Cơ cấu công ty cổ phần theo Luật công ty năm 1990 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc điều hành. Khái niệm Ban kiểm soát lần đầu tiên được ra đời và ghi nhận trong Luật. Quy định về Ban kiểm soát của công ty cổ phần được quy định trong Luật Công ty 1990 cụ thể ở các Điều 41, 42, 43:

“Điều 41.

Công ty có hai kiểm soát viên do Đại hội đồng bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Kiểm soát viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm chính của công ty và triệu tập Đại hội đồng, khi xét thấy cần thiết;

2- Trình Đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính của công ty;

3- Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra; về những ưu, khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng quản trị.”

“Điều 42.

Kiểm soát viên được hưởng thù lao do Đại hội đồng quyết định và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây thiệt cho công ty.”

“Điều 43.

Kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty; không thể là vợ, chồng của các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty.”

Theo Luật Công ty năm 1990, Ban kiểm soát gồm hai thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó có ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ công ty, họ nhận các báo cáo do Giám đốc công ty chuẩn bị, kiểm tra sổ sách kế toán, trình Đại hội đồng

Đại hội đồng cổ đông theo Khoản 3 Điều 37 Luật Công ty năm 1990. Qua đó có thể thấy những quy định về Ban kiểm soát thời kì này còn khá sơ sài, đã bộc lộ nhiều bất cập và lạc hậu so với cách thức tổ chức theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Ban kiểm soát chưa có được vai trò chủ động mà chỉ hoạt động một cách bị động.

* Giai đoạn thứ hai.

Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 (Luật Doanh nghiệp 1999) để thay thế cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp 1999 là bước tiến lớn trong công cuộc cải cách của đất nước. Luật Doanh nghiệp 1999 đã dành 45 điều để quy định chi tiết hơn về công ty cổ phần và hoạt động của công ty cổ phần. Đặc biệt, Luật đã quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 1999 cũng đã phân định rõ trách nhiệm của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Ban kiểm soát là chế định bắt buộc trong công ty cổ phần có trên 11 cổ đông. Số lượng thành viên Ban kiểm soát từ ba đến năm người, trong đó ít nhất một người phải có chuyên môn kế toán. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc); người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, của Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng của công ty đó không được làm thành viên Ban kiểm soát. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật cũng không được làm thành viên Ban kiểm soát. Trưởng Ban kiểm soát được các thành viên Ban kiểm soát bầu lên, người này phải là cổ đông của công ty. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 1999, cụ thể như sau:

a) Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;

b) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này;

c) Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghịlên Đại hội đồng cổ đông;

d) Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáokhác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt độngkinh doanh của công ty;

đ) Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Việc kiểm tra quy định tại các điểm a và b khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.”

Nhiệm kỳ Ban kiểm soát, chế độ làm việc và thù lao cho thành viên Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Ban kiểm soát sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ trước Đại hội đồng cổ đông.

So với Luật công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp 1999 đã có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát lúc này đã chủ động hơn trong việc thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh chức năng kiểm toán nội bộ, Ban kiểm soát đã tham gia kiến nghị cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

* Giai đoạn thứ ba.

Luật Doanh nghiệp năm 1999 được triển khai thực hiện, góp phần phát huy được nội lực trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 1999 vẫn còn những khiếm khuyết, tồn tại, thiếu tính nhất quán. Trước sự thay đổi phát triển của đất nước, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Chế định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 được quy định từ Điều 121 đến Điều 127. Theo đó, Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát (Điều 95); Ban kiểm soát phải có từ ba đến năm thành viên trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác; Nhiệm kỳ Ban kiểm soát không quá năm năm, thành viên Ban kiểm soát csot hể được bầy lại với nhiệm kỳ không hạn chế. Công việc chủ yếu của Ban kiểm soát mang tính nghề nghiệp do đó họ phải có chuyên môn về quản lý tài chính, bởi vậy Luật quy định Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Các chế định Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 cơ bản được hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu thực tiễn khách quan của nền kinh tế.

* Giai đoạn hiện nay.

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chính thức được Quốc hội Ban hành với mục tiêu cao nhất là đưa doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư để qua đó tăng cường thu hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 28 - 38)