Thực tiễn áp dụng các quy định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 52 - 66)

7. Bố cục luận văn

2.5 Thực tiễn áp dụng các quy định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần.

Theo các chế định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014, Ban kiểm soát có vị trí độc lập, chuyên trách có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo

cáo tài chính cũng như thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. Về mô hình, Ban kiểm soát có thể ngang cấp với Hội đồng quản trị và trên cả Ban lãnh đạo công ty song thực tế, Ban kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của và đạt được vị thế của mình.

Thực tiễn áp dụng các quy định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam cho thấy Ban kiểm soát chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, có rất nhiều việc làm sai của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh báo nào từ Ban kiểm soát cho đến khi bị phát hiện. Hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần còn nhiều vấn đề bất cập, chủ yếu gồm những vấn đề như sau:

Ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò của mình trong công ty cổ phần.

Các báo cáo của Ban kiểm soát thường chỉ mang tính hình thức, nội dung tương tự như báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty, không đánh giá khách quan được tình hình hoạt động của công ty. Điều này dẫn tới hậu quả Ban kiểm soát không nắm được hoạt động của công ty gây rủi ro cho các nhà đầu tư và cổ đông của công ty.

Trong công ty cổ phần đặc biệt là các công ty đại chúng, vai trò của Ban kiểm soát là rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh chức năng giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, Ban kiểm soát còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt hiệu quả cao nhất. Trong một công ty hoạt động minh bạch, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty sẽ nhận định vai trò của Ban kiểm soát nhằm ngăn chặn và phát hiện những sai phạm, thiếu sót, bất hợp lý, xung đột lợi ích trong việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên thực tế Ban kiểm soát chưa thực hiện được hết quyền hành của mình mà mới chỉ thực hiện được những yêu cầu, đề nghị của Hội đồng quản trị, chưa khẳng định được tính độc lập của mình.

Ngoài tâm lý “dĩ hòa vi quý” của các thành viên Ban kiểm soát, trong nhiều trường hợp, các thành viên Ban kiểm soát còn có sự câu kết với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc để hưởng lợi bất chính.Vai trò của Ban kiểm soát chưa được các văn bản luật đề cao. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh báo. Ngay cả khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Ban kiểm soát không có quyền sa thải người lao động nếu họ sai phạm. Tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, hoặc bên thứ ba chỉ quan tâm đến người nào là đại diện theo pháp luật của công ty chứ không quan tâm ai là thành viên hoặc trưởng Ban kiểm soát của công ty.

Ban kiểm soát được thành lập bởi Đại hội đồng cổ đông nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông nhưng chính những cổ đông lại chưa hiểu được tầm quan trọng của Ban kiểm soát. Hằng năm công ty cổ phần tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông ít nhất là một lần, mỗi phiên họp diễn ra trong một đến hai ngày. Trong thời gian làm việc của Đại hội đồng cổ đông phải hoàn thành rất nhiều việc, có trường hợp gấp rút về thời gian Đại hội đồng cổ đông tiến hành bầu ra Ban kiểm soát một cách qua loa và trao quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị Ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, do đó Chủ tịch Hội đồng quản trị khi được trao quyền sẽ giới hạn quyền lực Ban kiểm soát, mở rộng quyền của mình. Thậm chí nhiều công ty cổ phần còn để Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ban kiểm soát, lúc này lẽ dĩ nhiên thành viên được bổ nhiệm sẽ là những người có lợi cho Hội đồng quản trị.

Ngoài ra, sự có mặt của Ban kiểm soát trong công ty thường bị xem như là một phòng Ban chuyên môn cần phải có trong công ty do vậy Ban kiểm soát hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Sự tồn tại của Ban kiểm soát lúc này chỉ mang tính hình thức, thực hiện giám sát các phòng Ban trong công ty chứ không phải giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty. Vấn đề này cũng do quy định của luật, Ban kiểm soát không được giữ chức vụ quản lý trong công ty. Điều này có nghĩa thành viên

Ban kiểm soát cũng chỉ là một nhân viên, một lao động bình thường trong công ty, họ được Đại hội đồng cổ đông bầu vào Ban kiểm soát thì sẽ kiêm nhiệm thêm chức trách này. Lúc này, thành viên Ban kiểm soát vừa là người lao động làm công ăn lượng chịu sự điều hành và quản lý của người sử dụng lao động ở đây là Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; vừa là người được cổ đông uỷ quyền thực hiện chức năng giám sát việc sử dụng vốn của cổ đông, tách biệt hoàn toàn với Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Do vậy, Ban kiểm soát không thể công tâm, khách quan mà thực hiện đúng chức năng, vai trò của mình theo quy định của pháp luật.

Ban kiểm soát bị lép vế, có quyền nhưng không thực hiện được, không dám phản biện, tranh luận với Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Mặt khác các số liệu mà Ban kiểm soát được cung cấp từ các phòng Ban trong công ty thường phải thông qua sự cho phép của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; những vấn đề phát hiện ra trong quá trình thẩm định báo cáo của Ban kiểm soát cũng được trao đổi với Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trước khi trình Đại hội đồng cổ đông. Đây là điều phi lý trong quy trình hoạt động của mình, Ban kiểm soát phải báo cáo và tham khảo ý kiến của đối tượng được giám sát là Hội đồng quản trị về kết quả giám sát. Vì vậy mà tại Đại hội đồng cổ đông vai trò của Ban kiểm soát chỉ là đọc bản báo cáo hoàn chỉnh và tham dự đại hội trên hình thức mà thôi.

Vấn đề quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát còn rất thụ đông. Chỉ khi có yêu cầu thì Ban kiểm soát mới có quyền lấy thông tin, không phải bất cứ thông tin nào yêu cầu Ban kiểm soát cũng được cung cấp. Như vậy, Ban kiểm soát không thể nào theo dõi, giám sát được hết các hoạt động của người quản lý công ty.

Hơn nữa, Ban kiểm soát thường xuyên bị Hội đồng quản trịchi phối bởi thành viên Hội đồn quản trị, đồng thời những cổ đông lớn, họ quyết định về địa vi, tiền lương của thành viên Ban kiểm soát. Điều phi lý trong quy định hoạt động của mình, Ban kiểm soát phải báo cáo và tham khảo ý kiến của đối tượng được giám sát là Hội đồng quản trịvề kết quả giám sát. Bên cạnh đó, mặc dù các quy định pháp luật đã trao

trịkhông triệu tập họp hoặc có vi phạm nghĩa vụ quản lý, nhưng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, thực tế cho thấy rất hiểm trường hợp Ban kiểm soát thực thi quyền này.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Ban kiểm soát chưa thực sự phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với các cổ đông. Hội đồng quản trịvà Ban Giám đốc thường không ưa Ban kiểm soát vì nếu có họ, Hội đồng quản trịvà Ban Giám đốc sẽ không thể quyết định các vấn đề mà luôn phải dè chừng Ban kiểm soát với tư cách là cơ quan tư pháp. Vì thế, Hội đồng quản trịvà Ban Giám đốc luôn tìm cách để tránh khỏi sự kiểm soát. Đây là nguyên nhân khiến hoạt động của Ban kiểm soát không hiệu quả, không phát huy được vai trò của mình trong công ty cổ phần.

*Hoạt động của Ban kiểm soát chưa độc lập.

Theo Luật định, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Nghĩa là thành viên Ban kiểm soát sẽ chỉ là một người lao động bình thường trong công ty. Trong vai trò kiểm soát viên họ cần độc lập với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc; còn trong vai trò người lao động họ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc. Vì vậy, Ban kiểm soát thường xuyên bị Hội đồng quản trị chi phối bởi họ quyết định cả về địa vị, tiền lương của thành viên Ban kiểm soát.Theo luật định, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Nghĩa là thành viên Ban kiểm soát sẽ chỉ là một người lao động bình thường, một nhân viên cấp thấp trong công ty. Trong vai trò kiểm soát viên, họ cần độc lập với Hội đồng quản trịvà Ban Giám đốc, còn trong vai trò người lao động, họ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trịvà Ban Giám đốc. Chính sự mâu thuẫn này khiến cho thành viên Ban kiểm soát cùng lúc chịu nhiều áp lực và theo lẽ thường, họ sẽ lựa chọn vai trò người lao động vì hàng tháng họ vẫn phải nhận tiền lương của công ty. Ban kiểm soát phải phụ thuộc nhiều vào Hội đồng quản trịcho nên hoạt động kiểm tra, giám sát chưa mang tính độc lập với Hội đồng quản trị. Chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát là thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành tức là sẽ có quyền hành giám sát Hội đồng quản trịdo đó quy định Ban kiểm soát phải thường xuyên thông báo và tham khảo ý kiến Hội đồng quản trịlà không phù hợp và ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động của Ban kiểm soát.

Báo cáo của Ban kiểm soát thường được trình cho Đại hội cổ đông vào mỗi kỳ họp. Thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa và như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không còn tính thời sự. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành về chế độ kế toán, các báo cáo hàng năm của Công ty cổ phần phải nộp cho cơ quan thuế chỉ gồm bản cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên.

Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của Ban kiểm soát là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu Công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính.

Nếu toàn bộ quyền lực trong Công ty cổ phần đều tập trung vào Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, thì không ai dám khẳng định rằng họ không lạm quyền và khi đó cổ đông sẽ không được bảo vệ. Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính xác. Chỉ có như vậy quyền lợi của cổ đông mới được bảo vệ và xã hội mới tránh được những thiệt hại từ sự sụp đổ của các Công ty cổ phần.

Hoạt động Ban kiểm soát thiếu tính chuyên nghiệp.

Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành nói chung tức là sẽ có quyền hành trong vấn đề giám sát Hội đồng quản trị. Do đó, quy

định Ban kiểm soát phải thường xuyên thông báo và tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị không phù hợp và ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động của Ban kiểm soát. Ở không ít các công ty cổ phần, Ban kiểm soát chỉ đóng vai trò như bù nhìn, được chính Hội đồng quản trịvà các cổ đông lớn dựng lên cho có và hoàn toàn bị vô hiệu hoá, thậm chí còn được xem là lực lượng hẫu thuận, đứng sau tiếp tay cho những hành vi vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty.

Một vấn đề thực tế nữa đó là kiểm soát viên của các công ty cổ phần thường là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn không cao, thiếu nhiệt tình trong đấu tranh cho công bằng, lẽ phải. Từ phương diện mô hình song song về quyền lực của Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị theo mô hình về cơ cấu quản lý trong công ty cổ phần có Ban kiểm soát, giờ đây mô hình đó bị biến dạng như sau: sự tồn tại của Ban kiểm soát trong nội bộ công ty cổ phần bị phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tính độc lập bị hạn chế rất nhiều, vị trí của Ban kiểm soát còn thấp hơn Hội đồng quản trị, chịu sự chi phối của Hội đồng quản trị. Quy định về việc hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát không được cản trở gây gián đoạn hoạt động bình thường của công ty có thể là một công cụ để các cơ quan bị kiểm tra trong công ty dễ dàng từ chối yêu cầu của Ban kiểm soát.

Hơn nữa, Ban kiểm soát không được trang bị một hệ thống thông tin quản lý đặc thù cho công việc giám sát, họ chỉ dựa vào các báo cáo định kỳ của công ty và chỉ tiếp cận những thông tin chung mà công ty cung cấp cho họ. Rất ít kiểm soát viên làm việc toàn thời gian, phần lớn là bán thời gian, kiêm nhiệm thêm chức vụ khác nên Ban kiểm soát chỉ làm việc định kỳ. Như vậy làm sao mà họ có thể dự đoán, nhận ra những thiếu sót, sai phạm trong hoạt động quản lý điều hành công ty của Hội đồng quản trịvà Ban Giám đốc.

Sự can thiệp của Nhà nước trong giám sát điều hành đối với các công ty cổ

phần hình thành sau quá trình cổ phần doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp là công ty con của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sau quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước đều có Ban kiểm soát nhưng nhiều năm liền các quyết định làm trái của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 52 - 66)