Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 68 - 85)

7. Bố cục luận văn

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ

lý hoàn chỉnh tạo điều kiện cho các chủ sở hữu công ty và nhà quản lý vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể để đạt được những mục tiêu đề ra. Các quy về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần góp phần tăng cường năng lực quản lý công ty. Công ty sẽ khó có thể phát huy được hiệu quả nếu được điều hành bởi một hệ thống quản lý lỏng lẻo và yếu kém. Do đó, vai trò của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của công ty, góp phần đảm bảo lợi ích của các cổ đông trong công ty.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. ty cổ phần.

Hiệu quả xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định pháp luật nói chung và các quy định có liên quan đến chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần nói riêng là chưa cao, còn nhiều hạn chế, tồn tại một số quy định chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do lối tư duy trong công tác xây dựng pháp luật. Cần hoàn thiện hơn nữa chế định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Luật Doanh nghiệp 2014 có nhiều ưu thế hơn so với các văn bản pháp luật quy định về quy chế pháp lý về Ban kiểm soát trước đây (Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 1999). Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 cũng bộc lộ được những điểm chưa phù hợp cần phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn nữa để trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Việc hoàn thiện chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần trong điều kiện hiện nay đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta là điều rất cần thiết. Sự hoàn thiện các quy định pháp luật về chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật là một quá trình lâu dài, liên tục. Với những lí do phân tích ở trên cùng với kinh nghiệm làm việc của bản thân, tác giả xin được phép đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay.

Hiệu quả xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến mô hình quản trị công ty cổ phần là chưa cao, còn hạn chế, tồn tại một số điểm chưa hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do lề lối và tư duy trong công tác xây dựng pháp luật của nước ta hiện nay. Việc hoàn thiện quy chế pháp lý về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần cần được thực hiện cho phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường hiện nay.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiều ưu thế hơn so với các văn bản pháp luật quy định về chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm tiếp tục đưa đạo luật này thực sự đi vào cuộc sống, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần. Do vậy, việc hoàn thành quy chế pháp lý về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần trong điều kiện hiện nay đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là vấn đề thiết yếu, cần thiết. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa chế định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, tôi xin đề xuất một số ý kiến cụ thể như sau:

- Về thành lập Ban kiểm soát, Luật Doanh nghiệp 2014 đã thiết kế một khung pháp lý tương đối đầy đủ và phù hợp để thành lập nên Ban kiểm soát với những điều kiện thuận lợi để thực hiện vai trò, chức năng giám sát, kiểm toán một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên vấn đề thành lập Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, công ty niêm yết ở Việt Nam dường như chỉ tuân thủ về mặt hình thức, thành lập cho đủ số lượng yêu cầu của Luật. Vì vậy, để thành lập Ban kiểm soát chất lượng hơn cần đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện nghiêm khắc hơn đặc biệt là về chuyên môn nghiệp vụ và tính khách quan, độc lập trong quá trình thành lập Ban kiểm soát. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra chế tài trong trường hợp Ban kiểm soát được thành lập không đúng với quy định, ví dụ như quy định việc thành lập Ban kiểm soát không đúng với quy định sẽ dẫn đến vô hiệu, các đối tượng có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm.

uy tín cá nhân và phẩm chất đạo đức tốt mới nên được chọn vào Ban kiểm soát. Điều lệ và các quy chế nội bộ của công ty có thể có những yêu cầu thêm đối với thành viên Ban kiểm soát, ví dụ như các thành viên Ban kiểm soát phải thành thạo về kế toán và lập báo cáo tài chính.

Thông lệ về quản trị công ty (Tổ chức Tài chính quốc tế, Cẩm nang Quản trị

công ty, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2010) có một số khuyến nghị cụ thể khi thành

lập Ban kiểm soát trong công ty cổ phần như sau:

+ Không nên bầu các thành viên Ban kiểm soát ở cùng vị trí đó nhiều hơn 05 nhiệm kỳ liên tiếp ở cùng một công ty, bởi điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tính độc lập của họ;

+ Một người không nên đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của 05 công ty hoặc nhiều hơn ngoại trừ trường hợp các công ty có liên kết;

+ Thành viên Hội đồng quản trị của một công ty niêm yết không nên là thành viên Ban kiểm soát của hơn 03 công ty niêm yết khác, trừ khi các công ty có sự liên kết;

+ Nếu thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của một công ty khác, trong trường hợp này, thành viên Hội đồng quản trị của công ty thứ hai không được là thành viên Ban kiểm soát của công ty thứ nhất (thành viên tương hỗ).

Xuất phát từ thực tế thành lập Ban kiểm soát tại các công ty cổ phần ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa nội dung này. Ví dụ: quy định Đại hội đồng cổ đông là cơ quan duy nhất có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát, theo đó Luật cần đưa ra chế tài trong trường hợp Ban kiểm soát được thành lập không đúng với quy định này; quy chế hoạt động của Ban kiểm soát phải được xây dựng và trình lên Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua, việc quy định một tỷ lệ biểu quyết thông qua quy chế cũng cần quy định cụ thể trong Luật.

- Về thẩm quyền của Ban kiểm soát, bên cạnh chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công

ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính, cũng như thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác của Hội đồng quản trị, cần xem xét bổ sung thêm thẩm quyền của Ban kiểm soát như: điều tra các vụ việc sử dụng nguồn thông tin nội bộ, kiểm tra tính hợp lý của khoản thanh toán cho các nhà thầu và các khoản phí nộp ngân sách, kiểm tra tính hợp lý của các khoản trích trước và chi trả cổ tức, cũng như việc thực hiện các cam kết về tài chính của công ty, kiểm tra tính phù hợp của việc sử dụng các quỹ của công ty, kiểm tra thời hạn nhận tiền phát hành cổ phiếu, giám sát tính hợp lý của việc định giá các tài sản trong công ty, yêu cầu và nhận thông tin liên quan đến các bên liên quan và giao dịch với các bên liên quan, kiểm tra tình hình tài chính của công ty đặc biệt là về khả năng thanh toán và tính thanh khoản của tài sản, về khả năng thanh toán các khoản nợ,… (Tổ chức Tài chính quốc tế, Cẩm nang quản trị công ty, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2010).

Ngoài ra, cũng cần mở rộng thẩm quyền của Ban kiểm soát,cho phép Ban kiểm soát có quyền tham gia vào các cuộc họp đánh giá, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Ban Giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị.

- Về trách nhiệm pháp lý của Ban kiểm soát, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp hiện tại không nêu rõ trách nhiệm mà Ban kiểm soát phải gánh chịu nếu như không làm tròn nhiệm vụ của mình. Do đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, cần quy định cụ thể, chi tiết về trách nhiệm pháp lý đối với kiểm soát viên khi họ không làm tròn vai trò của mình cũng như trường hợp kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hạ cho công ty hoặc người khác. Ví dụ, có thể tham khảo các thông lệ về quản trị công ty, tất cả các thành viên của Ban kiểm soát phải ký vào báo cáo của Ban kiểm soát và người không ký vào báo cáo sẽ phải giải thích lý do hoặc chỉ ra ai là thành viên từ chối ký báo cáo mà không giải thích được lý do từ chối. Hơn nữa, thành viên Ban kiểm soát tham dự họp Đại hội đồng cổ đông nên dành cho cổ đông cơ hội để hỏi và thảo luận kết quả thẩm tra của Ban kiểm soát.

- Về thành viên Ban kiểm soát, cần sửa đổi cơ chế giới thiệu và bầu thành viên Ban kiểm soát. Để hạn chế, tránh sự phụ thuộc của thành viên Ban kiểm soát đối với thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty cần quy định rõ các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty không được quyền cử, giới thiệu các thành viên Ban kiểm soát. Bên cạnh đó cần đảm bảo điều kiện hoạt động cho các thành viên Ban kiểm soát như lương và các khoản thù lao của Ban kiểm soát không bị ảnh hưởng với quyết định của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Do vậy, nên sửa đổi thành lương và các khoản thù lao của Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Điều này nhằm tăng cường sự độc lập trong hoạt động của Ban kiểm soát.

Cũng cần sửa đổi quy định về số lượng thành viên Ban kiểm soát. Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014 hiện hành, số lượng thành viên Ban kiểm soát do đại diện chủ sở hữu quyết định căn cứ vào quy mô của công ty. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định số lượng thành viên Ban kiểm soát tối thiểu là 03 người và tối đa là 05 người. Quy định này chưa thực sự phù hợp, bởi có nhiều công ty cổ phần quy mô lớn, hoạt động đầu tư kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà Ban kiểm soát tối đa chỉ có 05 người là ít so với nhu cầu không đảm bảo thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát. Với những công ty cổ phần hoạt động đa ngành như vậy, Ban kiểm soát phải chuyên môn hoá, phải hoạt động tích cực hiệu quả hơn nữa mới hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để đạt được điều đó cần có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao mà luật lại giới hạn số lượng thành viên Ban kiểm soát như vậy là chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

Cần đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể về thành viên Ban kiểm soát nhằm đảm bảo hơn nữa hoạt động độc lập của cơ quan này. Luật Doanh nghiệp năm 2014 về cơ bản đã tạo cho Ban kiểm soát có vị trí độc lập trong quan hệ với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Tuy nhiên, luật không cấm thành viên Ban kiểm soát là người lao động của công ty nên khả năng một người vừa là lao động, vừa là cổ đông được Đại hội đồng cổ đông bầu làm thành viên Ban kiểm soát. Thực tế, thành viên Ban kiểm soát thường được bầu từ những người do cổ đông lớn đề cử, hoặc có quan hệ với Hội đồng quản trịbởi vậy họ thường không giữ được sự khách quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thành viên Ban kiểm soát. Bởi vậy, cần đặt ra tiêu chuẩn,

điều kiện của thành viên Ban kiểm soát từ khi ứng cử, đề cử đến hết nhiệm kỳ nhằm đảm bảo vị trí độc lập của thành viên Ban kiểm soát. Có thể hiểu đơn giản, tại thời điểm được bầu làm thành viên Ban kiểm soát, thành viên này không còn là người lao động của công ty mà người này sẽ hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Quy định về thù lao Ban kiểm soát cần được rõ ràng, độc lập với việc đề xuất của Hội đồng quản trị. Vấn đề thù lao là một trong những nguyên nhân thực tế ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Thành viên Ban kiểm soát xét cho cùng là người lao động và việc kiểm soát lại những người sử dụng lao động – người quyết định thu nhập của họ là điều khó làm. Chính vì thế, cần có quy định để đảm bảo rằng thành viên Ban kiểm soát không bị chi phối, lo lắng về vấn đề thù lao khi thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát của mình. Vì vậy, cần bổ sung cơ chế công khai thù lao thành viên Ban kiểm soát cũng như cơ sở, cách thức hưởng thù lao và các lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát. Quyết định về vấn đề mức thù lao cho thành viên Ban kiểm soát cần có những cân nhắc khi trao cho Hội đồng quản trị xem xét đề đạt trước khi trình Đại hội đồng cổ đông.

- Về nhiệm vụ của Ban kiểm soát trong việc thẩm định báo cáo, báo cáo giám sát của Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông thường mang tính hình thức, không có giá trị như là kênh thông tin cho Đại hội đồng cổ đông. Các bản báo cáo của Ban kiểm soát thường có nội dung tương tự với báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty, nội dung chủ yếu là khen, đánh giá những thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện điều lệ, nghị quyết của công ty thường được nói giảm, nói tránh không thể hiện được tính khách quan. Do đó để đảm bảo cho báo cáo của Ban kiểm soát phản ánh trung thực, khách quan tình hình hoạt động của công ty thì cần thiết yêu cầu nội dung của bản báo cáo, đặc biệt cần có giải trình liên quan đến xung đột lợi ích. Với việc yêu cầu nội dung báo cáo có thể giúp cho Ban kiểm soát thuận lợi trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và đưa ra kiến nghị phù hợp. Có như vậy, báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát mới có ý nghĩa trong việc

chấn chỉnh hoạt động của các thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc và lợi ích của cổ đông và công ty.

Để kết quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát được tôn trọng và có ý nghĩa cảnh báo đói với Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thiết nghĩa nên bắt buộc các báo cáo của Ban kiểm soát phải cung cấp cho các cơ quan nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)