án
1.3.1. Pháp luật nội dung giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án án
1.3.1.1. Về chủ thể giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, các bên tham gia (chủ yếu là các thương nhân - tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh) khó tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp trong kinh doanh thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp trong kinh doanh thương mại, như: Tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại.
1.3.1.2. Về nội dung giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Nội dung của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại về cơ bản chính là giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ xã hội làm phát sinh tranh chấp. Đây chính là việc Tòa án giải quyết tranh chấp sẽ phải lựa chọn áp dụng luật nội dung mà trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ để giải quyết quyền lợi của các bên một cách hài hòa, công bằng nhất.
Những nội dung được giải quyết trong tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm:
Một là, việc giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận phát sinh trong hoạt động thương mại mà có đăng ký kinh doanh;
Hai là, giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ mà trong đó các bên tham gia đều có mục đích lợi nhuận;
Ba là, giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty hoặc giữa những người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về vốn góp với công ty hoặc thành viên công ty.
Theo đó, đối với mỗi loại hình tranh chấp, nội dung giải quyết các tranh chấp này sẽ áp dụng luật chuyên ngành để xử lý và xác định vấn đề cần giải quyết trong tranh chấp đó. Ví dụ như đối với các tranh chấp trong hoạt động thương mại giữa các bên có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận như mua bán hàng hóa có thể áp dụng các luật nội dung điều chỉnh các hoạt động này bao gồm Mục 1 Chương XVI về hợp đồng mua bán tài sản Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định của Chương II về mua bán hàng hóa của Luật thương mại năm 2005. Cụ thể như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa; hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa; đối tượng của hợp đồng; các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Có thể thấy, pháp luật đã đề cao quyền tự định đoạt và thỏa thuận của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là bên bán phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán như theo quy định tại Điều 430 cũng như điều kiện của việc chuyển giao là tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán theo Điều 431 Bộ luật dân sự năm 2015.
Pháp luật cũng cho phép các bên khi tham gia giao kết có thể thực hiện hợp đồng dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể chứ không nhất thiết là phải thực hiện giao kết dưới hình thức văn bản, điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005. Quy định như vậy tạo điều kiện cho các bên trong quá trình tham gia vào giao kết hợp đồng có thể chủ động lựa chọn hình thức phù hợp và thuận lợi nhất cho mình. Tuy nhiên, một trong những khó khăn mà Tòa án gặp phải trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong thương mại lại xuất phát từ hình thức của hợp đồng. Các hợp đồng khi giao kết với hình
thức bằng lời nói hoặc bằng hành vi trong quá trình tiến hành giải quyết rất khó để chứng minh cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên do không có chứng cứ xác thực bằng giấy tờ hoặc bằng văn bản. Việc tiến hành lập vi bằng đối với các hợp đồng dưới hình thức này còn khá mới mẻ với các chủ thể, chính vì vậy chưa có nhiều trường hợp lập vi bằng đối với hợp đồng thực hiện thông qua lời nói hoặc hành vi trên thực tế.
Ngoài ra, pháp luật cũng đưa ra những quy định để dự liệu những trường hợp mà các bên chưa có thỏa thuận về việc giao tài sản hoặc thanh toán tiền. Theo đó, đối với trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản theo quy định tại Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015.
Liên quan đến thời gian giao hàng, Luật Thương mại tại Điều 37 cũng quy định rõ, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Với cách quy định như vậy, pháp luật đã hoàn toàn để cho các bên tự thỏa thuận và thực hiện. Tuy nhiên, với hoạt động diễn ra thường xuyên và sôi động như mua bán hàng hóa thì việc kiểm soát sự thỏa thuận và thực hiện của các bên là vô cùng cần thiết, giúp hoạt động này diễn ra một cách thuận lợi và hạn chế rủi ro. Luật thương mại năm 2005 đã làm được điều này, bằng cách vẫn tôn trọng thỏa thuận của các bên nhưng bên cạnh đó, luật đã định hướng cho các bên trình tự thực hiện trong trường hợp các bên thỏa thuận không rõ hoặc không có thỏa thuận, hạn chế tối đa việc xảy ra các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng và cần thông báo trước cho bên mua theo quy định tại khoản 3, Điều 37 của Luật thương mại năm 2005
Ngoài ra, pháp luật dân sự cũng có quy định về việc lãi chậm trả đối với trường hợp khi bên mua không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ trả tiền. Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, việc trả lãi này được xác định theo sự thỏa thuận giữa các bên và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất) hoặc bằng 50% mức lãi suất trên (đối với trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi suất).
Đối với các lĩnh vực vay tài sản, tài chính, ngân hàng, để giải quyết các vấn đề về nội dung của các tranh chấp này có thể áp dụng pháp luật của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, được quy định tại Mục 4 của Bộ luật; Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 và các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này. Vay tài sản phát sinh trong đời sống dưới hai hình thức vay tài sản là vật hoặc vay tài sản là tiền.
Theo đó, đối với trường hợp vay tài sản là vật, thì khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Pháp luật cũng dự liệu đối với trường hợp nếu như bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay tại thời điểm trả nợ khi được bên cho vay đồng ý theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015.
Đối với trường hợp vay tài sản là tiền thì khi đến hạn, bên vay phải trả đủ tiền cho bên cho vay, ngoài ra nếu có thỏa thuận về lãi suất thì phải hoàn trả đầy đủ lãi theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật dân sự và pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực cho vay của các Tổ chức tín dụng có những quy định chưa đồng nhất. Cụ thể là theo quy định tại khoản 1, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các bên được thỏa thuận về mức lãi suất nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực. Điều này có nghĩa là Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về mức trần lãi suất là 20%/năm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và khoản 2, khoản 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (hiện tại là khoản 2
Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2017), trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi suất. Chỉ trong điều kiện đặc biệt cần có sự can thiệp của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước mới quy định cơ chế xác định lãi suất trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, cơ chế xác định lãi suất này có thể bao gồm trần lãi suất cho vay trong quan hệ cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Với những quy định chưa thống nhất như vậy dễ gây đến hiểu lầm hoặc lúng túng cho các bên khi tham gia vào quan hệ phát sinh từ các hoạt động trong lĩnh vực này [36]. Điều này không những gây khó khăn cho khách hàng khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các tổ chức tín dụng mà cả các cơ quan thực thi pháp luật trong việc lựa chọn luật áp dụng theo pháp luật tín dụng ngân hàng (không áp dụng trần lãi suất cho vay) hay theo pháp luật dân sự (áp dụng trần lãi suất cho vay).
Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 3 chương III Công văn gửi các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao về Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ban hành ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao có quy định: “đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận mà không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005.” Thiết nghĩ, văn bản trên được ban hành khi Bộ luật dân sự năm 2015 đã có hiệu lực (từ ngày 01/01/2017), nhưng lại dẫn chiếu theo điều khoản của Bộ luật cũ đã hết hiệu lực, điều này dễ dẫn đến sự lúng túng cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan cấp dưới khi tiến hành các hoạt động trong thực tiễn. Hơn nữa, dưới hình thức là văn bản giải đáp nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan cấp dưới, người dân sẽ rất khó để tìm được văn bản có chứa nội dung mà họ cần tìm liên quan đến quan hệ mà họ đang tham gia.
Chính vì vậy, theo ý kiến của tác giả, pháp luật cần có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về các đối tượng áp dụng mức trần lãi suất, những nội dung này phải được quy định trực tiếp tại các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của luật, Bộ luật. Có như vậy người dân có thể dễ dàng tìm hiểu và áp dụng đúng pháp luật với quan hệ mà mình tham gia. Hơn nữa, điều này còn tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng,
thúc đẩy được sự phát triển của thị trường và tạo điều kiện cho thị trường tài chính hoạt động một cách minh bạch và bền vững,
Ngoài ra, trong trường hợp đến thời hạn mà bên vay không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ các khoản tiền đã vay và lãi phát sinh trên khoản tiền vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi đối với các khoản chậm trả đó, cụ thể là lãi phạt chậm trả nợ gốc và lãi phạt chậm trả nợ lãi. Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 466, 468 quy định lãi suất chậm trả nợ gốc bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Còn lãi suất chậm trả đối với số tiền lãi được trả theo mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn (20%/năm của khoản tiền vay), tức là không vượt quá 10%/năm. Các quy định về các mức lãi suất này còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa có sự đồng nhất và mối liên hệ với luật chuyên ngành cũng như việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn, chính vì vậy, mặc dù mới được chỉnh lý và soạn thảo lại nhưng đây vẫn là một trong những phần còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa giải quyết được những vướng mắc phát sinh của Bộ luật dân sự năm 2015.
Có thể thấy rằng, đối với nhiều loại tranh chấp phát sinh trong rất nhiều lĩnh vực đa dạng, nội dung tranh chấp cũng vô cùng phức tạp, đặc biệt là trong quá trình phát triển và hội nhập như hiện nay của đất nước, đòi hỏi Tòa án phải tăng cường kỹ năng để giải quyết các tranh chấp một cách hợp lý, vừa phù hợp với quy định của pháp luật, vừa tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại ở Việt Nam.
1.3.1.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật điều chỉnh với tranh chấp kinh doanh thương mại
Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, toà án có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là bên thứ ba, là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp được yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp trên cơ sở áp dụng pháp luật hiện hành, toà án có thẩm quyền sẽ nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ra bản án hoặc quyết định có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Bản án, quyết định của toà án được cơ quan thi hành án của Nhà nước bảo đảm thi hành.
Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án được tiến hành theo thủ tục tố tụng toà án quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Một trong những điểm đặc thù khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương II BLTTDS năm 2015, từ Điều 3 đến Điều 24 trong đó có nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12). Do đó, bên cạnh pháp luật về thủ tục tố tụng, pháp luật nội dung là nguồn luật quan trọng để toà án áp dụng khi xét xử tranh chấp đưa đến toà án nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng. Dựa vào nội dung các tranh chấp kinh doanh thương mại mà toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 30 BLTTDS, có thể thấy, các văn bản pháp luật chủ yếu mà toà án thường dùng làm căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp kinh doanh