án kinh doanh thương mại.
Bản án kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân các cấp hiện nay đã được công khai, minh bạch bằng cách quy định của ngành Tòa án là bản án, quyết định (tất cả các loại, có trừ trường hợp liên quan đến đời tư cá nhân, bí mật kinh doanh mà đương sự đề nghị không công bố) có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc phải đưa lên công khai trên trên công thông tin điện tử của ngành tại địa chỉ “Congbobanan.toaan.gov.vn”. Việc quy định như trên là để cho người dân có quyền được giám sát, phản biện xã hội đối với phán quyết của Tòa án, từ đó nếu có những sai sót thì cũng là một kênh thông tin để Tòa án để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Đồng thời đây cũng là một kênh thông tin để đánh giá trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các thẩm phán khi xét xử án kinh doanh thương mại. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ
Thẩm phán được tăng cường triển khai. TANDTC đã xây dựng quy chế kiểm tra trong ngành Tòa án nhân dân; tổ chức nhiều đoàn kiểm tra đến các Tòa án địa phương, nội dung kiểm tra tập trung kiểm tra các lĩnh vực nhạy cảm; kiểm tra tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trong ngành. Qua đó, đã kịp thời phát hiện, rút kinh nghiệm đối với những bất cập trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của một số Tòa án; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và kịp thời tháo gỡ, khắc phục, và xử lý nghiêm cán bộ, công chức có sai phạm (nếu có) trong thực thi công vụ. Trong những năm qua, qua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long không có trường hợp nào bị buộc thôi việc, hạ bậc lương, cảnh cáo, khiển trách hay buộc phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động tư pháp, kể cả hoạt động hành chính nhà nước có liên quan đến xét xử các loại vụ án.
Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung, xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, làm cho hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng đạt hiệu quả cao, thực sự là cán cân công lý, là niềm tin của người dân đối với công bằng xã hội, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long cần mở rộng công tác thông tin- tuyên truyền của Tòa án nhân dân thành phố thông qua Cổng thông tin điện tử của ngành Tòa án, đồng thời có sự phối hợp với các loại hình truyền thông khác như: phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, giải đáp pháp luật trực tuyến cho người dân qua mạng Internet… tạo sự tương tác giữa Tòa án với quần chúng nhân dân, nhằm quảng bá, truyền thông và tác động mạnh mẽ vào nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trong xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Từ cơ sở lý luận ở Chương II và thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án nhân dân thành phố Hạ Long ở Chương II. Từ những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế của công tác này. Trong chương III, sau khi khái quát phương hướng hoàn thiện công tác giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án trong thời gian tới. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long giai đoạn tới, các giải pháp có cơ sở khoa học và tính thực tiễn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành khảo sát, tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệm, thảo luận để đưa ra giải pháp có hiệu quả nhất để hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh thương mại, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế cũng như tạo lập được một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, thu hút nhiều nguồn lực và vốn đầu tư vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tạo động lực để phát triển nền kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước đang phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội; hoạt động kinh doanh thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những tác động cũng như đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của đất nước. Sự phát triển của các thành phần kinh tế, sự gia tăng số lương các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng không kém phần phức tạp và cạnh tranh gay gắt. Các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng từ đó mà phát sinh với số lượng ngày càng tăng qua các năm cùng với tính chất phức tạp của nó; đòi hỏi phải có sự can thiệp và giải quyết của cơ quan Tòa án, để giúp các doanh nghiệp tránh được những hậu quả tiêu cực do mâu thuẫn và xung đột lợi ích gây ra.
Tuy vẫn còn tồn tại trong các quy định về pháp luật kinh doanh; nhưng nhìn chung, với những nỗ lực của Đảng và nhà nước, Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền, tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đã được hạn chế đáng kể; tạo được niềm tin vào môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh cho mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế.
Với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, đảm nhận vai trò giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh trong nền kinh tế trên địa bàn. Thông qua hoạt động xét xử của mình, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long đã có rất nhiều đóng góp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh. Đạt được những thành tích như vậy là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long trong thời gian qua, thành tích của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long đã góp phần vào thành tích chung của hệ thống hai cấp Tòa án tỉnh Quảng Ninh. Qua những bước phát triển và trưởng thành, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò là một thiết chế tài phán, đại diện cho Nhà nước bảo vệ lợi ích cho các đơn vị kinh doanh, củng cố niềm tin của người dân vào công lý và công cuộc xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp Việt Nam;
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự; 3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật tố tụng
dân sự;
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung);
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng;
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật doanh nghiệp;
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật đầu tư;
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thương mại;
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật thương mại;
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hàng hải;
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất đai;
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung);
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật trọng tài thương mại;
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật giao thông đường bộ;
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật giao thông đường thủy nội địa (sửa đổi, bổ sung);
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật hàng không dân dụng (sửa đổi, bổ sung);
18. Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
21. Nguyễn Huy Anh (1998), Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đặng Quang Phương (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng dự án Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân (sửa đổi),
Thông tin khoa học xét xử.
23. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long (2013), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2014.
24. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long (2014), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2015.
25. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long (2015), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.
26. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long (2016), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
27. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long (2017), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
28. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long (2018), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.
29. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Khoa Thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội; 30. Th.S Tạ Đình Tuyên (2016), Nguyên tắc áp dụng pháp luật dân sự theo Bộ luật
dân sự năm 2015, Chuyên mục nghiên cứu trao đổi, Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp, nguồn: http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
31. Ngô Thị Thanh Tuyền (2014), Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội;
32. Từ điển Tiếng Việt (2006), NXB Đà Nẵng
33. Ngô Cường- Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Tòa án nhân dân tối cao (2017), Sơ lược về chế định thẩm phán của một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Tòa án nhân dân Số 12, kỳ II tháng 6/2017, tr. 36-43;