Tình hình nguồn vốn Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng công nghiệp mỏ chi nhánh tổng công ty đông bắc (Trang 53 - 56)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Tình hình nguồn vốn Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ

Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện trên bảng 2.2.

Ta thấy tổng vốn kinh doanh được chia làm 2 giai đoạn từ năm 2017 so với năm 2016 vốn kinh doanh giảm từ 388.925,49 triệu đồng năm 2016 xuống còn 372.463,44 triệu đồng vào năm 2016 tương đương giảm 16.462,05 triệu đồng (4,23%) và tăng trở lại vào năm 2018 là 473.173,05 triệu đồng tăng 100.709,61 triệu đồng so với năm 2017 tương đương 27% trong đó vốn cố định tăng mạnh do Công ty đầu tư thêm cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả là nguồn chính hình thành Nguồn vốn của Công ty. Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả đều tăng dần qua các năm, trong đó Vốn chủ sở hữu của năm 2016 và năm 2017 là 12.215,28 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 17.317,84 triệu đồng tương đương 41,8%. Nợ phải trả của Công ty năm 2016 là 376.710,21 triệu đồng, năm 2017 là 360.248,16 triệu đồng giảm 16.462,05 triệu đồng tương đương 3,7% so với năm 2016, năm 2018 nợ phải trả là 456.337,21 triệu đồng tăng 96.089,05 triệu đồng tương đương 26,7%.

Trong kết cấu tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, cuối năm 2016 nợ ngắn hạn là 319.125,38 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,05% trong tổng nguồn vốn; cuối năm 2017 nợ ngắn hạn là 285.160,58 triệu đồng chiếm tỷ trọng 76,56%; cuối năm 2018 nợ ngắn hạn là 455.855,21 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,24%.

Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là điều không tốt vì sẽ làm tình hình thanh toán căng thẳng, Công ty không tự chủ được vốn mà bị phụ thuộc vào chủ nợ, thời gian thanh toán gấp gáp hay nói cách khác khả năng thanh toán của Công ty đang kém dần đi.

Mặc dù vốn chủ sở hữu có tăng lên giữa các năm nhưng mức tăng là không nhiều và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ là thấp. Do đó công ty cần chú trọng đến cơ cấu nợ để tránh dẫn đến mất khả năng thanh toán, có thể vay các khoản vay dài hạn để bù đắp các khoản vay ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, tránh rủi ro cho Công ty.

Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ giai đoạn 2016 - 2018 STT CHỈ TIÊU Năm 2016 (tr.đồng) Năm 2017 (tr.đồng) Năm 2018 (tr.đồng) So sánh 2017- 2016 So sánh 2018 – 2017 Tuyệt đối (tr.đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tr.đồng) Tương đối (%) (A) 1 2 3 (4) = (2)- (1) (5) = (2)/ (1) (6) = (3)- (2) (7) = (3)/ (2) I Phân theo mục đích sử dụng 388.925,49 372.463, 44 473.173,05 - 16.462,05 95,77 100.709,61 127,0 1 Vốn lưu động 346.281,86 325.001,99 354.389,69 - 21.279,87 93,85 29.387,69 109,0 2 Vốn cố định 42.643,.63 47.461,45 118.783,36 4.817,.82 111,30 71.321,91 250,3

II Phân theo nguồn hình

thành 388.925,49 372.463, 44 473.173,05 - 16.462,05 95,77 100.709,61 127,0

1 Vốn chủ sở hữu 12.215,28 12.215,28 17.317,.84 0 100,00 5.102,56 141,8 2 Nợ phải trả 376.710,21 360.248,16 456.337,21 - 16.462,05 95,63 96.089,05 126,7

a Nợ ngắn hạn 319.125,38 285.160,58 455.855,21 - 33.964,81 89,36 170.694,63 159,9

b Nợ dài hạn 57.584,83 75.087,58 482 17.502, 76 130,39 - 74.605,58 0,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng công nghiệp mỏ chi nhánh tổng công ty đông bắc (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)