6. Kết cấu luận văn
3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý & sử dụng nguồn vốn cố định
Đối với doanh nghiệp, vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng để phục vụ hoạt động SXKD. Tất cả các giá trị đi vào quá trình SXKD biểu hiện của tài sản doanh nghiệp, tham gia vào quá trình đầu tư kinh doanh và sản sinh ra giá trị thặng dư được gọi là vốn của doanh nghiệp. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng phải là tiền
được vận động với mục đích sinh lời. Đối với đơn vị kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực dịch vụ than và xây dựng thì vốn cố định chính là nguồn vốn quan trọng nhất để phục vụ cho hoạt động SXKD của mình.
Để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn cố định của mình, đầu tiên Công ty cần phải đề xuất với công ty mẹ trong việc lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao của mình. Giai đoạn vừa qua, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD mà một phần không nhỏ dẫn tới việc thua lỗ đó là gánh nặng của việc trích khấu hao TSCĐ. Với mức trích khấu hao rất cao như năm 2016 lên tới hơn 100 tỷ đồng thì lợi nhuận từ hoạt động SXKD không thể bù đắp nổi. Công ty cần đề nghị với công ty mẹ là Tổng Công Ty Đông Bắc xem xét lại mức trích khấu hao hàng năm, có thể xem xét thay đổi phương thức hoặc thời gian sử dụng để trích khấu hao. Cũng như có thể đề xuất được giữ lại một phần nguồn khấu hao này để có thể đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ việc hiện đại hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tiếp theo, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định. Do hoạt động trong lĩnh vực than và xây dựng, Công ty có lượng tài sản cố định với số lượng lớn để phục vụ cho hoạt động SXKD. Việc đổi mới tài sản cố định đối với Công ty là một trong những nhu cầu thường xuyên và là điều kiện trọng yếu để công ty có thể tồn tại và phát triển được. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành khai thác than và xây dựng, việc đầu tư đối mới tài sản cố định thường theo hai xu hướng:
Một là thực hiện việc đầu tư đón đầu – đây là phương thức được các doanh nghiệp hiện nay sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của phương thức này là nhờ đầu tư tài sản cố định làm tăng năng lực về thiết bị máy móc cũng như công nghệ tiên tiến, tính đồng độ của máy móc thiết bị, đảm bảo khả năng tăng năng suất với công nghệ cao… Từ đó, giúp Công ty hạ được giá thành dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Do đặc thù về lĩnh vực khai thác than và xây dựng, các thiết bị phục vụ SXKD thường phải mua công nghệ cũ của nước ngoài với chi phí lớn, Công ty phải mất chi phí bảo trì, sửa chữa, trích khấu hao cho tài sản mà không xuất phát huy được năng lực, không phản ánh đúng tình hình sử dụng máy móc của
Công ty. Hơn nữa nếu tài sản cố định này được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng thì công ty còn phải chịu một khoản lãi vay không nhỏ. Ngoài ra, việc chủ động đầu tư TSCĐ của Công ty khó thực hiện được khi vẫn hoạt động như một đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Hai là, căn cứ vào yêu cầu SXKD mà Công ty có kế hoạch đầu tư tài sản cố định. Đầu tư theo phương thức cách này có trọng điểm hơn, nhanh chóng phát huy được năng lực sản xuất. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và việc đầu tư tài sản cố định không phải lúc nào cũng dễ dàng nhanh chóng do đó có thể dẫn đến việc hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ trong khi doanh nghiệp tìm kiếm mua máy móc thiết bị. Do vậy, việc tiếp tục đầu tư theo xu hướng trên của doanh nghiêp ở thời điểm hiện tại là chưa cần thiết và có thể dẫn đến sự tụt giảm nhanh hơn hiệu quả sử dụng các tài sản cố định. Vì vậy trong thời gian trước mắt, Công ty nên hạn chế đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, bên cạnh đó Công ty cần cân đối lại cơ cấu đầu tư, quan tâm tới tài sản cố định là các phương tiện quản lý có nguy cơ hao mòn vô hình nhanh. Quy mô đầu tư đổi mới cho những tài sản này tương đối nhỏ nhưng hiệu quả sử dụng của các tài sản cố định thuộc loại này chắc chắn sẽ làm tăng lên một cách rõ rệt và bù đắp phần nào hiệu quả sử dụng thấp của máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả đầu tư chung.
Cuối cùng, Công ty cần phải thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy máy móc thiết bị chưa được sử dụng hết công suất do đó hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như vốn cố định chưa cao. Do vậy, Công ty cần phải áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị là đẩy mạnh công tác marketing, mở rộng thị trường, có hàng hóa khai thác thì Công ty mới có thể phát huy hết năng lực sản xuất của trang thiết bị cả về thời gian lẫn công suất. Đồng thời, Công ty cần lập kế hoạch sản xuất một cách hết sức cụ thể, tính toán chính xác về thời gian sử dụng máy móc, thiết bị. Điều đó giúp cho Công ty có thể lên kế hoạch điều động máy móc, thiết bị hợp lý để trang thiết bị được sử dụng một cách liên tục, phát huy hết năng suất, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định.