Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm và khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư (Trang 50 - 60)

5. Kết cấu luận văn

1.4 Những quy định của pháp luật về bảo đảm đầu tư và khuyến khích

1.4.4 Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ

số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Hiện nay, đầu tư quốc tế đang là một xu hướng phát triển kinh tế hàng đầu trên thế giới, Chính phủ các quốc gia đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư trong nước, hoàn thiện pháp luật về đầu tư với các biện pháp bảo đảm, khuyến khích để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, các quốc gia đã cùng nhau tham gia xây dựng một cơ chế toàn cầu cho hoạt động đầu tư thông qua các Hiệp định và Điều ước quốc tế. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu và phân tích các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ quy định của

một số tổ chức, hiệp hội và các hiệp định tiêu biểu. Luận văn phân tích các quy định trong khuôn khổ của các Tổ chức từ phạm vi thế giới (WTO) đến khu vực (ASEAN) mà Việt Nam đã tham gia; Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với bên thứ hai là Liên minh châu Âu (một liên minh với mục tiêu thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu, đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới); Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và một quốc gia điển hình là Hoa Kỳ.

1.4.4.1 Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại thế giới WTO được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch với các nhiệm vụ chính là thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết trong khuôn khổ WTO, là diễn đàn để các nước thành viên đàm phán và ký kết các Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại; giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên WTO và rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.Từ thời điểm gia nhập, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO, thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập và các nghĩa vụ chung trong tổ chức với một số cam kết chính như: Cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, cam kết về đầu tư và cam kết về quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đối với các cam kết về đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS).

Hiệp định TRIMS quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm sử dụng đối với các nước thành viên nhằm tạo ra sự công bằng, thúc đầy mở rộng tự do hóa đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng kinh tế các quốc gia thành viên trên cơ sở bảo đảm tự do cạnh tranh. Hiệp định đưa ra danh mục minh

họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO, cụ thể:

Bảng 1.1: Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMS)

(Nguồn: Phụ lục Doanh mục minh họa Hiệp định về cá biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại – TRIMS)

Biện pháp Nội dung

Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa

Doanh nghiệp nước ngoài mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấptrong nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ lệ trên khối lượng hoặc giá trị sản lượng sản xuất của doanh nghiệp

Yêu cầu cân bằng

thương mại

Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng sốtính theo khối lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu

Hạn chế giao dịch ngoại hối

Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm để sử dụng trong hoặc có liên quan đến sản xuất của mình bằng việc hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng ngoại hối đến một mức nhất định so với các nguồn thu ngoại hối của doanh nghiệp này

Hạn chế xuất khẩu

Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu các sản phẩm dưới hình thức sản phẩm cụ thề, hay số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ lệ về số lượng họăc giá trị sản lượng sản xuất trong nước của doanh nghiệp

Thời hạn các biện pháp nêu trên phải được loại bỏ là: - “2 năm đối với thành viên phát triển;

- 5 năm đối với thành viên đang phát triển; - 7 năm đối với thành viên chậm phát triển”33.

Nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp đã thành lập đang chịu tác động của một số biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định TRIMs có một điều khoản quy định cho phép nước thành viên trong giai đoạn chuyển đổi được áp dụng những biện pháp đó đối với các doanh nghiệp mới thành lập nếu sản phẩm của những doanh nghiệp này là tương tự với những sản phẩm của các doanh nghiệp đã thành lập, và việc áp dụng những biện pháp đó là cần thiết để tránh làm méo mó điều kiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã thành lập và các doanh nghiệp mới thành lập. Những biện pháp áp dụng đối với cả 2 loại doanh nghiệp này sẽ được loại bỏ đồng thời.

Điều 6 Hiệp định TRIMS cũng quy địnhCác nước thành viên phải thông báo cho WTO tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với Hiệp định TRIMs, cũng như các tài liệu, thông tin liên quan, kể cả các biện pháp được áp dụng ở cấp chính quyền địa phương.Nước thành viên có trách nhiệm cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tiến hành tham vấn nếu có nước thành viên khác yêu cầu.

Hiệp định TRIMS thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, khi mà các vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài được quan tâm hàng đầu. Việc thực hiện TRIMS đã đặt ra thách thức lớn cho các nước đang phát triển khi tham gia WTO, trong đó có Việt Nam. Theo quy định nêu trên, thời hạn đối với các nước đang phát triển là 5 năm, tuy nhiên thời gian này thường không đủ để các quốc gia hoàn thành việc xóa bỏ các chính sách đi ngược lại với TRIMS. Một số quốc gia còn không có đủ khả năng để xác định đâu là biện pháp không phù hợp TRIMS, do đó không thể hoàn thành việc xóa bỏ như TRIMS quy định đúng thời hạn.

Việc thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định TRIMS sẽ xóa bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, hạn chế của Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến

thương mại hàng hoá, khi trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay không chỉ phát triển về thương mại hàng hóa mà còn các lĩnh vực liên quan khác như thương mại dịch vụ.

1.4.4.2 Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ các cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) ngày 28/07/1995. Kể từ khi gia nhập đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập và tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, trong đó có lĩnh vực đầu tư. Trước đây, các hoạt động về đầu tư trong ASEAN được điều chỉnh bởi hai Hiệp định là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1987(IGA) và Hiệp định khung về khu vực đầu tư năm 1998 (AIA) của các nước ASEAN. Tuy nhiên, do tình hình phát triển trong và ngoài khối dẫn đến một số quy định trong hai Hiệp định không còn phù hợp. Để tăng cường hợp tác trong khu vực, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN và cũng để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động đòi hỏi phải có một văn bản hoàn chỉnh điều chỉnh toàn diện lĩnh vực đầu tư trong ASEAN. Chính vì vậy, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ra đời; kế thừa một số quy định của hai hiệp định trước đây, đồng thời có những cải tiến đáng kể trong việc làm rõ và mở rộng quyền của nhà đầu tư.

Đảm bảo đầu tư và khuyến khích đầu tư trong Hiệp định AICA được thể hiện ngay tại Điều 1 về mục tiêu của Hiệp định là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực ASEAN nhằm đạt các mục tiêu cuối cùng như: tự do hóa từng bước cơ chế đầu tư của các quốc gia thành viên; tăng cường bảo hộ cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ; tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán của các quy tắc, quy đinh và thủ tục đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư được mở rộng; cùng thúc đẩy khu vực thành một khu vực hội nhập đầu tư và hợp tác để tạo ra các điều kiện ưu đãi cho hoạt động đầu tư. Cùng với đó, để tạo ra môi trường đầu tư tự do, thuận lợi và minh bạch, mang tính cạnh tranh thì Hiệp định cũng quy định các nguyên tắc như sau:

“(a) quy định hoạt động tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư;

(b) tự do hóa từng bước hoạt động đầu tư với mục tiêu thực hiện thành công một môi trường đầu tư tự do và mở trong khu vực;

(c) tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ trong ASEAN;

(d) duy trì và chấp thuận đối xử ưu đãi giữa các Quốc gia thành viên;….”34

Hiệp định ACIA với mục tiêu rõ ràng cụ thể, cùng quy định các nguyên tắc phải tuân thủ, Hiệp định cũng đưa ra các khái niệm rõ ràng và rộng hơn về nhà đầu tư và đầu tư, giúp giảm rủi ro và sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, ACIA cũng yêu cầu chính phủ sở tại cam kết bằng các hình thức bảo vệ đầu tư. Một trong những hình thức bảo vệ đó là đối đãi ngang bằng và công bằng - có nghĩa là các nước chủ nhà phải đưa ra quyết định dựa trên luật pháp và không được phép hành độngtùy ý và phân biệt đối xử; cung cấp cho các nhà đầu tư quyền tự bảo vệ mìnhnhư cho phép tiếp cận với luật sư và quyền kháng cáo. Ngoài việc bảo đảm đối xử ngang bằng và công bằng cho các nhà đầu tư, các chính phủ cũng phải bảo vệ sự an toàn và an ninh cho các khoản đầu tư mọi lúc.

Nội dung về bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong Hiệp định ACIA cònđược quy định cụ thể trong Điều 1: Đãi ngộ đầu tư, với nội dung là:

“1. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ dành cho khoản đầu tư của nhà đầu tư của bất

kì quốc gia thành viên khác đối xử một cách công bằng và bình đẳng, và bảo hộ an toàn và đầy đủ,…”

Để bảo đảm và khuyến khích đầu tư, Hiệp định cũng quy định về các biện pháp khi xảy ra tranh chấp. Các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn để giải quyết tranh chấp với chính phủ sở tại nếu họ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài có 3 lựa chọn chính:

Một là đưa yêu cầu lên các tòa án trong nước của nước chủ nhà.

Hai là khi nhà đầu tư cần yêu cầu một bên thứ ba độc lập hơn, họ có thể lựa chọn sử dụng phương thức trọng tài tòa án quốc tế, ở Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), hoặc Trung tâm Quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), hoặc bất kỳ trung tâm trọng tài nào khác trong khu vực ASEAN.

Ba là các bên cũng được tự do lựa chọn một phương thức thay thế khác mà hai bên thoả thuận, và được khuyến khích giải quyết thông qua hòa giải và thương lượng tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hiệp định ACIA đã đề ra các hướng cụ thể để xây dựng và phát triển một khu vực đầu tư nhiều thuận lợi hơn. Những định hướng phù hợp với tình hình thực tế khu vực, thích hợp với bối cảnh hiện tại sẽ giúp các nước ASEAN xóa bỏ dần các yếu tố cản trở, dần hình thành những môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào khu vực.

1.4.4.3 Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA và EVIPA)

Tháng 10/2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. Đến Tháng 6/2018, Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoàivà Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.Hiệp định Thương mại tự do(EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) được ký kết vào ngày 30/06/2019. Có thể coi hai Hiệp định là toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của WTO. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo. Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Hiệp định EVFTA và EVIPA có hai điểm mới:

Một là, EU sẽ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực tiềm năng được nhiều doanh nghiệp EU chờ đón. Với quy mô và tiềm năng về vốn, công nghệ của

EU, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, cửa ngõ kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực châu Á.

Hai là, việc đầu tư hướng tới không chỉ nhằm vào sản xuất, xuất nhập khẩu mà còn cả những lĩnh vực dịch vụ công nghệ 4.0 như viễn thông và công nghệ thông tin, kiến trúc và tư vấn kỹ thuật, dịch vụ môi trường.

Trong hiệp định, số các cam kết mang tính quy tắc, có ý nghĩa ràng buộc cách hành xử chính sách của các bên là rất lớn. Theo đó, hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, v.v... Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện chí thông qua đàm phán và hòa giải. Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và hòa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể trong Hiệp định này.

Tuy nhiên, các lợi ích từ hiệp định sẽ không đương nhiên trở thành hiện thực, các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết không tự nhiên phát huy tác dụng mà cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm và khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)