5. Kết cấu luận văn
2.3.2. Về các quy định ưu đãi về chính sách sử dụng đất, mặt nước,mặt
biển
Ưu đãi về chính sách sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển là một trong những biện pháp ưu đãi được chính phủ định hướng trong chính sách để thu hút đầu tư. Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ như giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn từ 2011 – 2014, điều chỉnh giảm mức tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% xuống 1% và ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức trong khung từ 0,5% đến 3% để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương… Thực hiện Luật Đất đai 2013, Chính phủ đã ban hành các Nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước với những quy định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh như: miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; ưu đãi trong lĩnh vực xã hội hóa; ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và đối tượng áp dụng để xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất cho doanh nghiệp đã cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xác định, thông báo nộp tiền thuê đất vào ngân sách và hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp…
Đồng thời, để thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35 năm 2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghiệp cao với những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi của các dự án đầu tư thông thường.
Các chính sách ưu đãi về đất đai, mặt nước, mặt biển nhìn chung đã đem lại những hiệu quả nhất định thu hút đầu tư, đặc biệt là vùng khó khăn, góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các lĩnh vực cần khuyến khích. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế như diện ưu đãi còn
rộng, dàn trải, chồng chéo, làm suy giảm nguồn thu ngân sách, vốn đang rất thiếu cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực, địa bàn cũng chưa đạt được các mục tiêu thu hút đầu tư như định hướng.
2.3.3 Về các quy định biện pháp hỗ trợ về thủ tục hành chính
Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam xác định cải cách thủ tục hành chính về đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm và phải được thực hiện thường xuyên liên tục từ khâu xây dựng đến tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Năm 2017, Bộ kế hoạch và đầu tư đã ban hành Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông tư hướng dẫn trình tự thực hiện cơ chế liên thông giải quyết hồ sơ đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 26 của Luật Đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp sẽ dẫn đến nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế nhận vốn góp.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có văn bản thông báo chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư đó.
Sau khi đã có văn bản chấp thuận, nhà đầu tư mới có thể thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; Đồng thời, doanh nghiệp nhận vốn góp mới có thể hoàn thành hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, như: đăng ký
thay đổi vốn điều lệ, đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập; đăng ký thay đổi thành viên công ty,…
Như vậy, để chính thức trở thành thành viên mới của công ty, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đăng ký góp vốn; Sau khi nhận được văn bản chấp thuận thì cung cấp cho công ty nhận vốn góp để công ty hoàn tất hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên. Như vậy là có thể mất 18 ngày để hoàn thành các thủ tục – khá mất thời gian.
Nay, theo cơ chế liên thông này, nhà đầu tư hoặc công ty nhận vốn góp có thể nộp chung hồ sơ đăng ký góp vốn và đăng ký thay đổi thành viên tại bộ phận giải quyết hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ngoài các cải cách về thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư cũng từng bước thực hiện rút ngắn thời gian.Các địa phương đều đưa ra những ưu đãi riêng, theo đó thời gian cấp phép đầu tư ngày càng rút ngắn. Điển hình như ở Hải Phòng cấp phép đầu tư trong vòng 3 giờ; Quảng Nam cấp phép trong vòng 24 giờ;…
2.4. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm và khuyến khích đầu tư khuyến khích đầu tư
2.4.1. Ưu điểm
Nhận thấy vai trò của đầu tư trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư, đảm bảo minh bạch trong quy định và áp dụng, công bằng giữa các nhà đầu tư, giảm thiểu chi phí, góp phần tạomột môi trường đầu tư bình ổn, an toàn để khuyến khích các nhà đầu tư.
Nhìn một cách tổng quát, các quy định Việt Nam về đầu tư và khuyến khích đầu tư hiện nay khá đầy đủ. Ngay từ khi mới bắt đầu chính sách đổi mới, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã có những quy định về ưu đãi đầu tư, tập trung chủ yếu vào biện pháp giảm thuế lợi tức. Luật Đầu tư nước ngoài 1996 cũng có các biện pháp ưu đãi đầu tư gồm cả thuế nhập khẩu và thuế lợi tức. Đối với các nhà đầu tư trong nước, phải đến năm 1994 mới có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, sau được thay thế bằng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Năm
2005, Luật đầu tư mới được ban hành có sự tương thích với các quy định của WTO, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều tiêu chí để xác định đối tượng được ưu đãi thuế cũng được điều chỉnh, bãi bỏ như không còn ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hoá có tỷ lệ nội địa hoá cao. Về hình thức ưu đãi, theo Luật Đầu tư 2005 ngoài các hình thức ưu đãi quen thuộc như thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, bắt đầu xuất hiện thêm nhiều hình thức ưu đãi khác như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, hỗ trợ chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, trợ giá, bao tiêu sản phẩm đối với một số ngành rất khó thu hút đầu tư như năng lượng sạch, hoá dầu. Mặc dù có nhiều cải cách tiến bộ, nhưng Luật Đầu tư 2005 vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình hình phát triển kinh tế đã có nhiều biến động.
Để giải quyết những hạn chế của Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 được ban hành đã tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm thông qua các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện. Luật cũng sửa đổi một số điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển sang áp dụng hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm. Luật Đầu tư 2014 cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư với những nội dung sửa đổi, bổ sung, gồm:
Thứ nhất, bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư
trong nước.
Thứ hai, Luật đã đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực
hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây; Dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: 5 ngày làm việc. Đối với trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Thứ ba, Luật đưa ra quy định thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) để tách bạch đầu tư theo dự án với đăng ký kinh doanh. Theo quy định này, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được và đủ.
Thứ tư, thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với
nhà đầu tư nước ngoài. Theo Luật Đầu tư 2005, tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đây thực sự là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh những mặt tích cực của các quy định cải cách thủ tục hành chính, Luật Đầu tư 2014 còn có nhiều ưu điểm như Luật đã xóa bỏ phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng pháp lý bình đẳng về quyền thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo đó, trừ một số hạn chế về tỷ lệ vốn góp và phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài được quyền thành lập tất cả các loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp, được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ sở hữu không hạn chế và thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định áp dụng thống nhất đối với nhà đầu tư trong nước. Luật liệt kê cụ thể các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Quy định này giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thay vì trước đây phải tìm hiểu qua các văn bản chuyên ngành. Quy định này cũng tránh được cách hiểu khác nhau của người thi hành, áp dụng luật. Trước đây theo
Luật Đầu tư 2005, lĩnh vực cấm đầu tư mang tính chất chung chung, không rõ ràng như: phương hại đến quốc phòng, an ninh, quốc gia… nhưng theo Luật Đầu tư 2014 chỉ cấm hoạt động đầu tư kinh doanh được liệt kê tại Luật. Đây là quy định tiến bộ, khẳng định “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Một khía cạnh của các biện pháp khuyến khích đầu tư đó là hỗ trợ đầu tư. Hiện nay, Luật Đầu tư 2014 với tư cách là nguồn luật chung điều chỉnh lĩnh vực đầu tư, đã đưa ra những quy định về hỗ trợ đầu tư rất đơn giản và ngắn gọn trong 3 Điều luật là Điều 19, Điều 20 và Điều 21. pháp luật hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam là tập hợp các quy định xác định các hình thức hỗ trợ đầu tư trong Luật Đầu tư 2014 và các quy định về cách thức thực hiện các hỗ trợ đầu tư trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Luật Công nghệ cao 2008, Luật Chuyển giao công nghệ 2006; Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; Luật Đất đai; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các văn bản dưới luật khác,…
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, các hình thức hỗ trợ đầu tư hiện nay đa dạng và có tính thu hút, khuyến khích đầu tư, với những quy định cụ thể như sau:
- Hỗ trợ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quy định trong Luật Đầu tư 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Luật Công nghệ cao 2008;
- Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã được thực hiện gắn liền với chính sách phát triển giáo dục ( Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014);
- Hỗ trợ tín dụng giúp đỡ giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp đầu tư (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017);
- Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh (Luật Đất đai 2013);
- Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ được Nhà nước thực hiện thông qua các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ để cung cấp dịch vụ
khoa học và công nghệ, việc thành lập và tổ chức quản lý các tổ chức này được điều chỉnh bởi Luật Khoa học và Công nghệ 2013;…
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn có quy định bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp, đảm bảo trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà các bên không thể giải quyết được thông qua con đường thỏa thuận, hòa giải thì một trong hai bên, đặc biệt là nhà Đầu tư nước ngoài được chọn một cơ quan phán quyết để giải quyết tranh chấp sao cho họ có lợi nhất phù hợp với các điều ước và thông lệ quốc tế. Mặc dù tranh chấp là điều không nhà đầu tư nào mong muốn, nhưng thực tế hoạt động đầu tư vô cùng đa dạng, phức tạp và tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Việc quy định cơ chế để giải quyết các tranh chấp phát sinh về đầu tư phần nào trấn an tâm lý các nhà đầu tư, khiến họ cảm thấy yên tâm hơn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình.
Như vậy, có thể nói, Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm hàng đầu đến bảo đảm và khuyến khích đầu tư, thể hiện trong việc điều chỉnh những quy định pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh từ đó tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, giảm bớt rào cản về thủ tục hành chính, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các quy định pháp luật đang ngày được hoàn thiện, không chỉ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong nước mà còn phù hợp với các Hiệp ước, Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
2.4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của pháp luật Việt Nam về bảo đảm và khuyến khích đầu tư thì còn tồn tại một số nhược điểm như:
Thứ nhất, pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư còn thiếu sự thống nhất
và chồng chéo giữa các văn bản (VD: Luật Đầu tư và Luật các tổ chức tín dụng như thực trạng phân tích trong Chương 2), có sự khác biệt rõ nét giữa quy định trong Luật đầu tư và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tạo lỗ hổng trong việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi các nhà đầu tư lợi dụng ưu đãi làm phản tác dụng của