5. Kết cấu luận văn
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và định hướng hoàn thiện
pháp luật về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư
Trong giai đoạn tới, tình hình đất nước và bối cảnh phát triển quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục công việc đổi mới, phát huy sức mạnh dân tộc để đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc.
Nước ta với thuận lợi lớn nhất là tình hình trong nước chính trị xã hội ổn định, là nền tảng thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hệ thống pháp luật và chính sách đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm, chỉ đạo xây dựng và điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, quan hệ về chính trị, ngoại giao của nước ta cũng ngày mở rộng trên thị trường quốc tế.
Khó khăn lớn nhất còn tồn tại là trình độ phát triển kinh tế còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, thu nhập dân cư thấp, hệ thống tài chính tiền tệ chưa thật sự vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhìn chung trình độ công nghệ của Việt Nam còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với đất nước ta. Chúng ta cần tận dụng tối đa những thuận lợi và cơ hội, né tránh và hạn chế những rủi ro tiêu cực.
Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ để thu hút các nhà đầu tư vào các ngành nghề như công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, viễn thông, công nghệ thông tin,…Việc ban hành các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư đã thu hút được lượng lớn đầu tư vào Việt Nam kể cả vốn lẫn các dự án đầu tư. Xuất phát từ ý nghĩa về tầm quan trọng của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư mà các biện pháp này có sức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư cả về số lượng và chất lượng của nước ta. Thực tiễn cho thấy các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư này đã làm tăng tính hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư, đồng thời tạo được sự hấp dẫn cho môi trường
đầu tư tại Việt Nam và rất phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.
Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư góp phần không nhỏ tạo ra môi trường đầu tư bình ổn thu hút đầu tư tăng cao. Xu hướng q́c tế hóa về đầu tư đã tạo ra những luồng đầu tư không chỉ giới hạn trong khuôn khổ biên giới một quốc gia mà các nhà đầu tư đã thực hiện những dự án đầu tư ở nhiều q́c gia khác nhau. Do có sự ởn định trong quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư; các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không bị xáo trộn đến các vấn đề cơ bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư. Sự thay đổi một cách linh hoạt và đúng đắn của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư sẽ đồng nghĩa với việc cải tạo mơi trường đầu tư mợt cách tích cực; thơng thống và hấp dẫn để đẩy nhanh tốc độ thu hút ng̀n lực từ bên ngồi. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư là cơ sở pháp lý để bảo đảm cho nhà đầu tư có một môi trường đầu tư tốt.
Bên cạnh đó, các biện pháp đảm bảo và khuyến khích đầu tư còn định hướng đầu tư vào các lĩnh vực tạo cơ sở cho phát triển tồn bợ nền kinh tế; định hướng đầu tư vào phát triển các vùng dân tộc; miền núi; hải đảo; các vùng nông thôn và duyên hải gặp khó khăn; để thực hiện cơ cấu vùng lãnh thổ; giảm dần sự chênh lệch sự phát triển giữa thành thị và nông thôn; giữa các vùng, miền khác nhau của tổ quốc.
Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư được ban hành đã thể hiện thái độ đầy thiện chí cũng như những nỗ lực của nhà nước trong việc mời gọi các nhà đầu tư đầu tư vào và tìm kiếm lợi nhuận. Như đã phân tích ở trên, mặc dù pháp luật Việt Nam đã có nhiều cải cách tiến bộ, pháp luật đã có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế, song vẫn còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho việc thi hành áp dụng, là rào cản các nhà đầu tư khi muốn thực hiện hoạt động đâu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết là hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư. Có thể hoàn thiện pháp luật theo các định hướng sau:
Thứ nhất, hồn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, pháp luật cần hoàn thiện các quy định giải quyết những khó khăn trong hoạt độngđầu tư của nhà đầu tư, đặc biệt là những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về điềukiện đầu tư và thủ tục đầu tư;
Việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh được thực hiện một các tốt nhất như lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án,…
Các nhà đầu tư được đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.
Nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, đờngthời hồn thiện chế đợ phân cấp quản lý đầu tư và các quy định về thủ tục đầu tư theo nguyêntắc đơn giản hóa thủ tục, nhưng phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý nhànước, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở trungương và địa phương.
Thứ hai, hồn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế.
Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư không chỉ bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư mà còn tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế quốc gia. Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của hoạt động đầu tư mà Chính phủ muốn đạt được là sự tăng trưởng của nền kinh tế. Pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm và khuyến khích nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư, tuy nhiên pháp luật cũng cần quy định chế tài đối với các trường hợp lợi dụng ưu đãi để trục lợi cá nhân, gây phương hại đến xã hội hay kinh tế. Chẳng hạn trường hợp các doanh nghiệp áp dụng thủ thuật để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, xét về doanh nghiệp được hưởng lợi khi lợi nhuận tăng, tuy nhiên lại là lỗ hổng cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước... tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu hội nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật bảo đảm và khuyến khích đầu tư phù hợp các quy định quốc tế
Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện nhiều quy định luật pháp quốc tế, với cấp độ và hình thức hội nhập khác nhau như tham gia các thỏa thuận thương mại ưu đãi, các hiệp định thương mại tự do, tham gia các tổ chức như WTO, ASEAN,,…
Định hướng trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực đầu tư. Việc ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương về thương mại, đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã tạo cơ sở pháp lý và tiền đề, điều kiện quan trọng về thể chế để nền kinh tế nước ta hợi nhập ngày càng sâu rợng và tồn diện vào nền kinh tế quốc tế.
Đồng thời, đẩy mạnh việc rà sốt, sửa đởi, bở sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo tính q́c tế của sự phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam.
3.2. Giải pháp hoàn thiện và thực thi biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư ở việt nam
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về bảo đảm và khuyến khích đầu tư
Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm và khuyến khíchđầu tư tương đối đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn những hạn chếnhất định như đã phân tích trong phần trước. Một trong những hạn chế của pháp luật đó
là chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật, các quy định còn rườm rà,cũng có quy định chung chung chưa điều chỉnh bao quát hết các trường hợp có thểphát sinh trong thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả xin đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện các quy định pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư phải phù hợp với Hiến pháp và thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật
Xây dựng pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư phải phù hợp với Hiến pháp bởi vì Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc có tính chất nền tảng của chế độ nhà nước, là cơ sở xác định toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.
Pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại các các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật, do vậy cần được quy địnhthống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tránh quy định chồngchéo và quy định rải rác ở các văn bản khác nhau gây khó khăn cho các chủ thể ápdụng.Đồng thời hoàn thiện một cách đồng bộ các đạo luật khác nhau, không điều chỉnh chắp vá mang tính tình thế. Hoàn thành xây dựng các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động đầu tư như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp,… và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến đầu tư như: Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Bộ Luật Dân sự,…Ngoài ra pháp luật cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư hoàn chỉnh trong thời gian tới. Pháp luật cần quy định rõ ràng, không quy định nửa vời như biện pháp bảo đảm trong trường hợp thay đổi pháp luật,…
Thứ hai, pháp luật cần hồn thiện mợt số quy định pháp luật cụ thể như sau:
Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật (về khái niệm nhà đầu tư nước ngồi, doanhnghiệp có vớn đầu tư nước ngồi, dự án đầu tư...) làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đợt giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan.
Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thực hiện các dự án có cơng nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường, sử dụng có hiệu quả các ng̀n tài ngun, khống
sản, đất đai ...; quy định thớng nhất Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở để áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, sử dụng đất ...
Sửa đổi quy định về thủ tục đầu tư theo hướng bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoàn thiện các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhằm làm rõ hờ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn thực hiện..., đờng thời bở sung tiêu chí thẩm tra dự án phù hợp với quy hoạch và yêu cầu quản lý nhằm tránh tình trạng cấp phép tùy tiện, phá vỡ quy hoạch.
Thứ ba, hồn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia tiến bộ trên thế giới.
Hoàn thiện pháp luật dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm là hợp lý, đúng đắn và hiệu quả. Sự kế thừa không chỉ được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về đầu tư thực định mà còn phải nghiên cứu cả pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Ngoài ra, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có chế độ chính trị, kinh tế xã hội có nét tương đồng với nước ta như Trung Quốc và các nước ASEAN vì những vấn đề mà Việt Nam đang tiếp cận đã từng được cộng đồng quốc tế nghiên cứu, giải quyết bằng pháp luật một cách thỏa đáng và khoa học. Việc tiếp thu các quy định này một mặt giúp chúng ta không tốn thời gian và công sức, mặt khác góp phần làm cho pháp luật Việt Nam trở nên tương thích hơn với pháp luật của các nước trên thế giới.
Thứ tư, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch và cơng khai các quy định pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư.
Pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư cần được quy định rõ ràng và minh bạch. Bởi trong xu thế hội nhập quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ e ngại hợp tác với quốc gia có hệ thống pháp luật mập mờ, không rành mạch. Vì vậy, pháp
luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư phải được quy định dễ hiểu, hiểu theo một nghĩa thống nhất, hết sức rành mạch. Các quy định sau khi được ban hành cần được công bố công khai rộng rãi và kịp thời cho mọi đối tượng là cá nhân, tổ chức đầu tư, các cán bộ thi hành pháp luật để có thể kịp thời nắm bắt từ đó mới có quyết định đầu tư và thực hiện chính xác triệt để các quy định của pháp luật.
Thứ năm, xây dựng chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm và khuyến khích đầu tư.
Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư giúp kích cầu hoạt động đầu tư, thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên mặt hạn chế của các biện pháp này khi nhà đầu tư lợi dụng các ưu đãi, hỗ trợ để thực hiện các hành vi trục lợi. Vì vậy, bên cạnh xây dựng những chính sách bảo đảm và khuyến khích đầu tư, pháp luật cần xây dựng những chế tài đi kèm để tránh trường hợp các nhà đầu tư bất chấp vì lợi nhuận mà tác động xấu đến môi trường và kinh tế - xã hội.
3.2.2. Tăng cường tính thực thi của pháp luật
Thực trạng thi hành pháp luật về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư được xem là chưa thực sự hiệu quả, các nhà đầu tư còn lo ngại về thủ tục hành chính, pháp luật còn chưa thống nhất và thường xuyên thay đổi.
Bên cạnh việc điều chỉnh pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, vai trò quản lý của cơ quan nhà nước cũng rất quan trọng.
Đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một ngành, lĩnh vực thì các quy định quản lý ngành sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hơn là các quy định về ưu đãi. Do đó, để thu hút đầu tư vào một ngành, lĩnh vực thì trước tiên cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc dỡ bỏ rào cản gia nhập ngành, minh bạch hố thơng tin chính sách, đơn giản hố thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng trước khi phải sử dụng đến biện pháp ưu đãi đầu tư. Ví dụ: khi Nhà nước ḿn khún khích