Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu khám phá)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với TP đà nẵng (Trang 66 - 68)

Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và ý kiến chuyên gia, sau khi xây dựng thang đo phù hợp với mô hình để ứng dụng mô hình HOLSAT trong luận văn, tác giả tiếp tục phát triển và thiết kế bảng câu hỏi hoàn chỉnh dành cho khách du lịch. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 3 phần bằng tiếng Việt dành cho khách du lịch nội địa và tiếng Anh cho khách du lịch quốc tế.

2.3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần này thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch trả lời phỏng vấn bao gồm: độ tuổi, giới tính, quốc tịch, mức thu nhập.

Phần 2: Các câu hỏi chung liên quan đến chuyến đi tới thành phố Đà Nẵng Phần này đưa ra các câu hỏi về chuyến du lịch tới thành phố Đà Nẵng như mục đích, phương tiện, số lần du lịch tới Đà Nẵng số ngày lưu trú tại đây và hình thức đi.

Phần 3: Đánh giá thành phố Đà Nẵng

Phần cuối được thiết kế gồm 35 thuộc tính đặc trưng của du lịch Đà Nẵng. Trong đó có thuộc tính 27 tích cực và thuộc tính 8 tiêu cực được thể hiện trên thang đo Li-kert 5 mức độ. Người tham gia khảo sát sẽ lần lượt cho điểm đối với các nhận định (biến) được đưa ra theo thang điểm 1-5 với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý để so sánh giữa kì vọng trước khi tới và cảm nhận sau khi tới Đà Nẵng.

2.3.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cúu

Công cụ chủ yếu là bảng câu hỏi

Đối tượng phỏng vấn là khách du lịch nội địa và quốc tế tại thành phố Đà Nẵng.

2.3.2.3. Mẫu

Số liệu mẫu để có thể có đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác cần phải đủ lớn. Tổng hợp số lượng mẫu đã tiến hành là 350 phiếu điều tra được phát ra. Mẫu lấy ngẫu nhiên.

2.3.2.4. Tổ chức thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là phương pháp phát phiểu hỏi được chuẩn bị trước.

2.3.2.5. Xử lí dữ liệu và kiểm định độ tin cậy của các thuộc tính

Trong nghiên cứu này, tác giả phát đi 350 phiếu, sau khi kiểm tra có 21 phiếu không đảm bảo độ tin cậy nên loại bỏ. Như vậy, 329 phiếu đạt yêu cầu, có giá trị để phân tích và đảm bảo kích thước mẫu của nghiên cứu này.

Nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các tiêu chí như tần suất, tỷ lệ, số ngày cư trú, mục đích, cơ sở cư trú... để mô tả đối tượng nghiên cứu và phân tích thực trạng du khách đến với Thành Phố Đà Nẵng. Để phân tích các nhân tố liên quan đến mức độ hài lòng đối với điểm đến Đà Nẵng hay nói cách khác chính là về chất lượng sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng, trước tiên tác giả sử dụng kiểm định Cronbach alpha để đánh giá độ phù hợp của thang đo trong mô hình nghiên cứu. Sau đó dữ liệu đã thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu, và được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để phân tích so sánh cặp T-test giữa “cảm nhận” và “kỳ vọng".

Bảng 2.10: Hệ số Cronbach Alpha của mô hình nghiên cứu

Tên thành phần Cronbach’s Alpha

Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất .609

Môi trường .882

Di sản và văn hóa .704

Dịch vụ lưu trú .868

Dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm .716

Kết quả kiểm định của Cronbach Alpha đã đưa ra một số thành phần có hệ số tương quan biến < 0.3 không đóng góp nhiều cho thang đo nhưng dù xóa thành phần này đi hệ số alpha không có biến đổi nhiều; hơn nữa các câu hỏi đều mất quá trình tìm tòi nghiên cứu để đưa ra được nhận định đánh giá nên tác giả vẫn quyết định giữ lại để phân tích ở các phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với TP đà nẵng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)