Kế toán xác định kết quả tiêu thụ:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TIÊU THỤ và xác ĐỊNH kết QUẢ TIÊU THỤ tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ và đầu tư PHÁT TRIỂN HOÀNG MẠNH NAM (Trang 29)

1.3.6.1. Khái niệm:

Xác định kết quả kinh doanh là việc tính toán,so sánh tổng thu nhập thuần từ các hoạt động với tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh doanh thông qua các chỉ tiêu ..

* Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ:

- Kết quả tiêu thụ = Lợi nhuận gộp - (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN) Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần bán hàng và CCDV - Giá Vốn.

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và CCDV - Các khoản giảm trừ.

* Chứng từ sử dụng:

- Bảng kết chuyển doanh thu thuần,doanh thu hoạt động tài chính,thu nhập khác.

- Bảng kết chuyển giá vốn hàng bán.

- Bảng kết chuyển chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.3.6.2. Tài khoản (TK) sử dụng:

Để hạch toán xác định kết quả kinh doanh,kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

* Công dụng:

Tài khoản này xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.

* Nội dung và kết cấu:

Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Có

TK này không có số dư

Doanh thu thuần về số SP, HH, BĐSĐT và dịch vụ đã bán

Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập DN

Kết chuyển lỗ Trị giá vốn của SP, HH, BĐSĐT và dịch vụ đã

bán

Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác

Chi phí bán hàng và chi phí QLDN Kết chuyển lãi

1.3.6.3. Phương pháp hạch toán:

TK này này xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.

Sơ đồ 1.6: sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ

TK 632 TK 911 TK 511

Kết chuyển GVHB Kết chuyển doanh thu thuần TK 641

Kết chuyển CPBH TK 521

Kết chuyển các khoản giảm

TK 642 trừ doanh thu

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH

VỤ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HOÀNG MẠNH NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh góp phần làm cho thị trường ngày càng đa dạng hơn. Khi nền kinh tế thị trường không còn quá mới mẻ ở nước ta thì ông Lê Việt Hồng đã mạnh dạn tìm hiểu, lựa chọn và phân tích thị trường về nhiều khía cạnh khác nhau làm tiền đề cho quyết định thành lập công ty

Kinh tế ngày càng phát triển, xã hội càng tiên tiến, con người ngày càng có điều kiện hơn từ đó cũng đòi hỏi nhiều nhu cầu hơn về ăn uống, giải trí… Tìm hiểu về thị trường bia rượu, nước giải khát các loại, nhận thấy rằng nhu cầu tiêu dùng của những mặt hàng này rất lớn và rất có tiềm năng phát triển. Trên thị trường Việt Nam dần cho thêm nhiều sản phẩm bia rượu tự sản xuất trong nước, ngoài ra cò có các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

Ông Lê Việt Hồng là một người có nhiều chí hướng, ông lựa chọn thị trường kinh doanh là tại TP Đà Nẵng, một thành phố rất tiềm năng và lúc đó đang phát triển để bắt đầu kinh doanh. Đã đi đến quyết định với tư cách là chủ công ty, vào ngày 22/01/2009 công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Đầu tư phát triển Hoàng Mạnh Nam được thành lập theo giấy phép kinh doanh lần một số 0400783098 thuộc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng. Và được thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh lần một vào ngày 28/05/2009.

Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Đầu tư phát triển Hoàng Mạnh Nam.

Khi mới thành lập công ty với số vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng (năm 2009), sau thời gian nghiên cứu trước khi thành lập, công ty bắt đầu kinh doanh sản phẩm bia Hà Nội gồm: Bia chai Hà Nội 450ml và bia chai Hà Nội 330ml. Trở thành nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm của công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội HABECO.

Trong suốt những năm thành lập, tồn tại và phát triển cùng với những bước tiến thăng trầm của kinh tế thị trường, công ty cũng đã gặp những biến động như thiếu vốn, thiếu đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, khan hiếm hàng hay hàng bán ra chậm, hàng tồn kho lớn dẫn đến ứ đọng vốn,… Nhưng không vì những khó khăn đó mà các thành viên công ty chùn bước. Trái lại, công ty đã cố gắng nỗ lực hết mình và luôn hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Cùng với đó mà công ty đã mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trên toàn thành phố Đà Nẵng.

Nhìn chung thì công ty đang dần dần từng bước phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hơn về sản phẩm. Như vậy, đến nay Công ty TNHH TMDV & ĐTPT Hoàng Mạnh Nam đang là đại lý chính thức cho Công ty TNHH MTV Habeco tại Đà Nẵng, đồng thời cũng là nhà phâ phối Độc quyền cho sản phẩm Rượu Men Vodka, Rượu Sân Đình, Rượu Làng tôi của Công ty cổ phần Hương Vang, phân phối rượu vang Đà Lạt cho nhà máy rượu vang Đà Lạt. Ngoài ra công ty cũng đang phân phối sản phẩm nước tăng lực Red Sun của Công ty cổ phần VIFOTEX Việt Nam.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:

2.1.2.1. Chức năng:

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Đầu tư phát triển Hoàng Mạnh Nam là một phân phối nên nó đảm nhiệm hết chức năng của một nhà phân phối.

- Phân phối hàng đến các hiệu bán buôn hoặc bán lẻ, các nhà hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Các chỉ tiêu hoạt động của công ty đều dựa trên các chỉ tiêu, hạn mức của công ty mẹ, phối hợp với các công ty mẹ xúc tiến bán hàng, tìm kiếm, thâm nhập những thị trường mới hay những khách hàng mới.

- Công ty chịu trách nhiệm về cung cầu trên thị trường, nhằm chiếm doanh số thị phần để đem lại doanh thu cao nhất.

- Thu thập thông tin cần thiết cho việc hoạch định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, định hình và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Tài trợ hay vận động vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí, đảm bảo thị trường.

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

Để thực hiện tốt chức năng của mình, công ty đặt ra các nhiệm vụ sau: - Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hợp lý theo đúng quy định, chính sách pháp luật nhà nước.

- Kinh doanh theo đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh. - Thực hiện đáp ưng tốt nội quy, quy định của các công ty mẹ.

- Làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng. - Tìm hiểu thoả mãn đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng một cách tốt nhất để đề xuất ý kiến cho các công ty mẹ có chiến lược đổi mới sao cho phù hợp.

- Cải tổ bộ máy tổ chức quản lý, kế toán hợp lý gọn nhẹ, không quá cồng kềnh phù hợp theo từng thời kỳ phát triển của công ty.

- Lựa chọn, đào tạo đội gũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tốt để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Ngoài ra còn tạo điều kiện và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc về vật chất, tinh thần để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Chú thích:

- Quan hệ chỉ đạo

- Quan hệ đối chiếu, qua lại

Bộ phận kế toán Bộ phận kinh doanh- bán hàng Kho hàng Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận hành chính

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Giám Đốc: Giám đốc công ty là ông Lê Việt Hồng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, kỹ thuật và đời sống của các cán bộ nhân viên trong công ty. Là người tổ chức quá trình hoạt động của công ty, đưa ra các mục tiêu chung và ban hành các quy chế, nội quy của công ty.

- Phó giám đốc: Phó giám đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, có trách nhiệm giúp cho giám đốc quản lý, điều hành công việc trong công ty về nhiều mặt như: về thị trường tiêu thụ, về tuyển dụng lao động,… Có quyền ký kết hợp đồng khi có sự uỷ quyền của giám đốc và có trách nhiệm trực tiếp giám sát, điều hành, giải quyết các công việc hàng ngày của công ty.

- Bộ phận hành chính: Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý hành chính của công ty..

- Bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, vận dụng các nguyên tắc kế toán, kiểm tra và cố vấn cho giám đốc về tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định phù hợp.

- Bộ phận kinh doanh bán hàng: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch kinh doanh, các kế hoạch phương pháp đầu tư, khai thác và ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Luôn năm bắt tình hình biến động của thị trường, chỉ đạo trực tiếp mua bán hàng hoá, đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng.

- Kho hàng: Là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hoá. Bộ phận kho hàng có nhiệm vụ theo dõi số lượng, chất lượng hàng ở từng loại sản phẩm hàng hoá trong kho để tránh tổn thất về mặt số lượng và chất lượng như: hàng bị ẩm mốc, hư hỏng, hàng bị thiếu không rõ nguyên nhân... nhằm đảm bảo hàng hoá trong kho luôn được ổn định.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp:

2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Chú thích:

- Quan hệ trực tuyến - Quan hệ đối chiếu

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán tại công ty, chịu sự quản lý của giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi từng phần hành kế toán có thực hiện đúng chức trách khác, thường xuyên tập hợp các sổ sách ở các phần hành khác để ghi vào các sổ tổng hợp và lên báo cáo cuối kỳ, lập báo cáo thuế. Là người kiểm tra tình hình hạch toán, tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn, cung cấp các thông tin về tài chính một cách kịp thời để tham mưu cho ban giám đốc đưa ra quyết định trong quá trình hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên và các cơ quan nhà nước về việc chấp hành pháp luật, thể lệ, chế độ tài chính hiện hành.

- Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán kiểm kê khoản thu chi và các khoản công nợ của công ty. Nhiệm vụ là phải luôn theo dõi, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiên gửi ngân hàng, các khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán. Kế toán phải mở các sổ chi tiết các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ để lên sổ tổng hợp.

- Kế toán hàng hoá: Kế toán hang hoá có nhiệm vụ theo dõi và lên sổ chi tiết hàng hoá về tình hình nhập xuất tồn của hàng hoá về mặt số lượng, giá trị hàng hoá. Đối chiếu số liệu nhập xuất tồn trên sổ sách với thẻ kho của từng loại hàng hoá mà

Kế toán trưởng

Kế toán thanh

thủ kho đã lập. Sau đó lên bảng tổng hợp hàng hoá. Lên sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 156, lập báo cáo nhập xuất tồn của từng mặt hàng.

- Thủ quỹ, thủ kho: Thủ quỹ có trách nhiệm theo dõi và cất giữ toàn bộ tài sản bằng tiền của công ty. Theo dõi tiền mặt thu - chi khi có yêu cầu của cấp trên, chi tiền thanh toán lương của nhân viên. ghi sổ quỹ và báo cáo tiền tồn, chi tiêu quỹ hàng tháng, cuối kỳ cho giám đôc. Thủ kho có nhiệm vụ iểm tra hàng nhập vào, xuất ra và kiểm tra hàng tồn kho hàng ngày, nắm rõ số lượng lẫn giá trị để có thông báo kịp thời cho lãnh đạo nắm bắt tình hình hàng tồn kho để phương án nhập xuất hợp lý nhất.

2.1.4.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng

Tại công ty áp dụng kế toán máy theo hình thức nhật ký chung sử dụng phần mềm MISA

Sơ đồ theo dõi nghiệp vụ kế toán thông qua phần mềm kế toán

- Chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

+ Chế độ kế toán: theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 + Đồng tiền hạch toán: VND

+ PP tính giá xuất kho: nhập trước xuất trước + PP tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

+ Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

+ Công ty hiện đang sử dụng hình thức kế toán trên máy tính đó là phần mềm MISA.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾTQUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP QUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP

2.2.1. Đặc điểm mặt hàng tiêu thụ và phương thức tiêu thụ

- Bán buôn thuốc lá sản xuất trong nước - Bán buôn văn phòng phẩm

- Bán lẻ rượu, bia, nước giải khát …

2.2.1.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ lực:

Công ty kinh doanh các loại hàng gồm : • Rượu Vodka Men 500ml, 300ml • Bia chai Hà Nội 450ml, 330ml • Rượu vang Đà Lạt trắng, đỏ 750ml • Rượu Sân Đình, rượu Làng tôi • Nước tăng lực Red Sun

2.2.1.2. Các phương thức thanh toán:

Phương thức thanh toán là tùy vào nhu cầu của từng khách hàng và hợp đồng kinh tế, có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Cụ thể:

• Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, kế toán sẽ ghi phiếu thu đồng thời với hóa đơn thủ quỹ sẽ thu tiền theo số tiền ghi trên hóa đơn.

• Thanh toán thông qua chuyển khoản ngân hàng, kế toán nhận GBC ghi vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng khoản thu tiền bán hàng.

• Đối với trường hợp thanh toán sau, kế toán ghi vào sổ chi tiết công nợ phải thu cho từng đối tượng khách hàng.

2.2.1.3. Phương thức tiêu thụ:

• Phương thức bán lẻ: Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ không gia vào quá trình lưu thông ,thực hiện hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa .

• Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là việc bán hàng thu tiền nhiều lần .Sản phẩm hàng hóa khi giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần, số tiền thanh toán chậm phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định…

2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

2.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng:

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền thu được từ việc bán các loại nước uống, rượu, bia ... Là doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên việc ghi nhận doanh thu tiêu thụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Doanh thu của công ty được ghi nhận khi hoàn thiện việc giao hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

*Chứng từ sử dụng:

+ Hóa đơn GTGT

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TIÊU THỤ và xác ĐỊNH kết QUẢ TIÊU THỤ tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ và đầu tư PHÁT TRIỂN HOÀNG MẠNH NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w