- Vấn đề gian lận thương mại:
Vấn đề gian lận thương mại giữa các nước cũng được coi như là một thách thức đối với Việt Nam khi được hưởng NTR. Khi đó nếu được Mỹ áp dụng GSP đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì sẽ xảy ra tình trạng hàng hoá nước ngoài lợi dụng xuất xứ Việt Nam để đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam sang các nước khác để hưởng ưu đãi thuế quan. Hàng hóa được “chuyển tải” đơn giản từ Việt Nam mà không có sự thay đổi vật lý nào đối với sản phẩm hoặc sản phẩm tháo rời xuất khẩu sang Việt Nam, sau đó thực hiện các công đoạn lắp ráp đơn giản (không tạo ra sự chuyển đổi đáng kể) thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất đi Mỹ. Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp hơn nhiều so với hàng của Việt Nam, thậm
chí chỉ bằng một nửa giá thành của Việt Nam, lại được hưởng thuế suất ưu đãi thông thường dưới 5%, thì hàng của các nước này chắc chắn sẽ cạnh tranh và đánh bật hàng của Việt Nam và chiếm được thị phần trong thị trường Mỹ. Gian lận xuất xứ làm tăng nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tính tuân thủ cao của Việt Nam. Hàng hóa từ thị trường có rủi ro cao thì sẽ phải kiểm tra chặt chẽ, thủ tục phức tạp hơn.
Để chống gian lận thương mại hai bên phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu như EU và Việt Nam đã từng làm để hình thành cơ chế kiểm tra kép đối với mặt hàng giày dép trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ.
- Rủi ro về môi trường:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa mang tính thời vụ, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như: nông sản, hải sản,… khi xảy ra những sự cố thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, động đất, sóng thần sẽ làm cho giá trị sử dụng và giá thị thương mại của hàng hóa giảm nhanh chóng.
- Rủi ro về pháp lý:
Ở Mỹ, hai hệ thống luật thương mại của liên bang và của 50 bang được áp dụng đồng thời, đôi khi chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với nhau, đồng thời do sự thay đổi về pháp luật liên quan đến kinh doanh như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, môi trường, lao động nên doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều rủi ro. Nếu không hiểu biết kỹ về luật liên bang và luật các tiểu bang ở Mỹ có thể sẽ bị kiện về vi phạm Luật sở hữu trí tuệ, Luật chống bán phá giá, Luạt bảo vệ môi trường,… - Rủi ro do biến động giá cả:
Biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và yếu tố đầu vào nhiều khi rất khó dự đoán. Các doanh nghiệp ký xong hợp đồng thì giá cả lại biến động mạnh, khi đó doanh nghiệp sẽ buộc phải lựa chọn hoặc phá hợp đồng và đền bù, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu lỗ.
- Rủi ro trong khâu làm thủ tục xuất khẩu (xin giấy phép, làm thủ tục hải quan, …):
Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu việc xin giấy phép kéo dài quá lâu hoặc thủ tục hải quan bị ách tắc, gián đoạn, dẫn đến việc chậm thời hạn cung cấp hàng cho người mua hoặc mất tính thời vụ.
Việc chọn các đối tác hậu cần không có uy tín và không quen thuộc với các quy tắc và quy định của địa phương sẽ có rất nhiều rủi ro về việc chịu trách nhiệm hàng hóa tại nước nhập khẩu. Bên cạnh việc chưa đảm bảo chắc chắn lô hàng sẽ khởi hành và đến đúng giờ, đúng nơi thì còn xảy ra các rủi ro như thiệt hại, mất mát và trộm cắp hàng hóa.