Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 29)

Nghiên cứu được triển khai sau khi được Hội đồng thông qua đề cương khoá luận tốt nghiệp của Trường Cao Đẳng Bách Khoa Đà Nẵng phê duyệt. Nội dung và kế hoạch triển khai nghiên cứu được Khoa Điều dưỡng phê duyệt và ủng hộ cho nghiên cứu.

Nghiên cứu đã xin phép và thông qua lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.

Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Số liệu, thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng mục đích nào khác.

Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu thu thập từ phiếu khảo sát được giữ bí mật.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu (N = 82) Nhận xét:

Đa số thai phụ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 26 tuổi đến 34tuổi chiếm 82%. Tiếp theo là nhóm >=35 tuổi với 12%, thấp nhất là nhóm <=25 tuổi (6%).

Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (N = 82)

Dân tộc Kinh 82 100 Khác 0 0 Tôn giáo Không 51 62,2 Phật giáo 21 25,6 Thiên chúa giáo 10 12,2

Nghề nghiệp

Cán bộ viên chức 23 28 Công nhân 12 14,6

Kinh doanh buôn bán 37 45,1

Nội trợ 10 12,2

Trình độ học vấn

Không biết chữ 0 0 Trung học cơ sở 2 2,4 Trung học phổ thông 17 20,7 Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học 61 74,4

Sau đại học 2 2,4

Nơi ở hiện tại

Ở nhà riêng 65 79,3 Nhà trọ 17 20,7 Người ở cùng nhà Bố mẹ chồng 19 23,2 Bố mẹ đẻ 7 8,5 Ở riêng 56 68,3 Tình hình tài chính

Không đủ chi phí sinh hoạt 1 1,2 Gần đủ,phải đắn đo khi chi tiêu 34 41,5

Đầy đủ 47 57,3

Nhận xét:

Tất cả phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu đều là dân tộc kinh chiếm 100%. Phần lớn phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu không theo tôn giáo nào chiếm 62,2%, còn lại có 25,6% phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo

Phật giáo và 12,2 % phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo Thiên Chúa giáo.

Nghề nghiệp của phụ nữ mang tham gia cứu chủ yếu là kinh doanh buôn bán chiếm 45,1%, công nhân viên chức, công nhân, nội trợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 28%,14,6% và 12,2%. Trình độ học vấn từ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 74,4%

Hầu hết phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu ở nhà riêng chiếm tỷ lệ cao hơn 79,3%, còn lại ở nhà trọ chiếm 20,7%. Hơn 2/3 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu 23 ở riêng chiểm 68,3%, còn lại ở với bố mẹ chồng chiếm 23,2%,

ở với bố mẹ để chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,5%.

Hơn một nửa phụ nữ mang thai tham gia nghiên cưú cho biết tình hình tài chính là đủ chiếm 57,3%, còn lại có 41,5% trong số họ cảm thấy tình hình tài chính gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu và 1,2% cho thấy tình hình tài chính không đủ.

Biểu đồ 3.2. Tuổi thai (N= 82) Nhận xét:

Số phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu có tuổi thai ở ba tháng cuối của thai kì chiếm số tỷ lệ cao nhất với 61%. Theo sau là những thai phụ đang trong thời kỳ ba tháng giữa với 30,5% và chỉ có 8,5% phụ nữ đang mang thai ở ba tháng đầu.

Biểu đồ 3.3. Lần mang thai (N = 82) Nhận xét:

Phụ nữ mang thai lần 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 44%, theo sau là 34% thai phụ mang thai lần 1 và thấp nhất là nhóm mang thai lần thứ 4 với 2,4%.

3.2 Tình hình stress của thai phụ

Bảng 3.2 Đánh giá tổng thể về tình hình stress ở phụ nữ mang thai

Nhận xét:

Khoảng điểm stress thực tế ở phụ nữa mang thai trong nghiên cứu này là từ 1 đến 64 điểm.

Điểm trung bình stress của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 1,41 (SD = 0,54), mức độ stress vừa.

Bảng 3.3 Mức độ stress ở phụ nữ mang thai (N = 82 )

Nhận xét:

100% phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này đều bị stress nhưng ở những mức độ khác nhau. Stress ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất 61 %. Tiếp theo là stress ở mức độ vừa 36,6 %. Mức độ stress cao chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,4 %.

Bảng 3.4 Các yếu tố gây stress ở phụ nữ mang thai (N = 82)

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ là yếu tố gây nên tình trạng stress ở phụ nữ mang thai nhiều nhất, với điểm trung bình là cao nhất ( X = 1,85, SD = 0,72). Mặc dù yếu tố này gây nên stress ở phụ nữ mang mức độ vừa nhƣng điểm trung bình cũng cao gần bằng với mức độ stress nghiêm trọng. Tiếp theo là yếu tố gây stress do lo lắng về thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất ( X = 1,32, SD = 0,47). Yếu tố gây

stress do việc xác định vai trò người mẹ cho điểm trung bình thấp nhất ( X= 1,09, SD = 0,67).

Bảng 3.5 Stress gây ra bởi sự lo lắng về việc xác định vai trò người mẹ (N = 82)

Khó khăn trong việc tìm trông trẻ phù hợp 0,61 ± 0,81 Khó khăn trong việc quyết định cách thức cho trẻ ăn 0,67 ± 0,90 Lo lắng về việc sợ mất tự do sau khi sinh con 0,83 ± 0,84

Lo lắng về việc thiếu sự hổ trợ tâm lý 0,57 ± 0,72 Lo lắng sẽ gây gián đoạn công việc khi có con 1,01 ± 0,85

Lo lắng về tương lai con trẻ 1,46 ± 0,90

Lo lắng về việc khó đặt tên cho con 0,18 ± 0,48 Khó khăn quyết định địa điểm cho phù hợp giai đoạn hậu sản 0,56 ± 0,70 Khó khăn trong việc sắp đặt môi trường sinh hoạt cho trẻ 0,83 ± 0,81

Lo lắng rằng người thân không chấp nhận đứa trẻ 0,05 ± 0,27 Khó khăn sắp xếp việc nhà trong suốt thời gian sinh nở 0,78 ± 0,74 Sợ rằng ngoại hình trẻ không ưa nhìn 0,21 ± 0,54 Sợ rằng giới tính trẻ không như mong muốn của ba mẹ 0,17 ± 0,41

Lo sợ các hoạt dộng tình dục của ba mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi 0,43 ± 0,52 Khó khăn trong việc chuẩn bị vật dụng cá nhân cho trẻ 0,28 ± 0,57

Nhận xét:

Yếu tố lo lắng về tương lai con trẻ có điểm trung bình cao nhất 1,46 (SD =0,90), yếu tố lo lắng sẽ gây gián đoạn công việc khi có con, yếu tố lo lắng về việc sợ mất tự do sau khi sinh con, yếu tố khó khăn trong việc sắp đặt môi trường sinh hoạt cho trẻ cũng có điểm trung bình tương đối cao và xấp xỉ nhau lần lượt là 1,01 (SD = 0,85), 0,83 (SD = 0,84), 0,83 (SD = 0,81).Yếu tố lo lắng người thân không chấp nhận đứa trẻ có điểm trung bình thấp nhất 0,05 (SD = 0,27).

Bảng 3.6 Stress gây ra bởi sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ (N = 82)

Nỗi sợ trẻ phát triển không được bình thường 1,35 ±0,82 Lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh 1,73 ± 0,90 Lo lắng về sự an toàn của bản thân sản phụ trong quá trình sinh 1,73 ± 0,93 Nỗi sợ về những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh

khó/mổ đẻ 1,85 ± 0,99

Nỗi sợ về việc có thể sinh con non 1,45 ± 1,01 Lo lắng về trình độ chuyên môn của nhân viên y tế trong

cuộc đẻ 1,21 ± 0,93 Lo lắng về cân nặng của thai nhi 1,11 ± 0,82

Lo lắng về đau đớn khi sinh/ mổ đẻ 1,11 ± 0,82

Nhận xét :

Yếu tố nỗi sợ về những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh khó/ mổ đẻ có điểm trung bình cao nhất 1,85(SD = 0,99), yếu tố lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh và yếu tố lo lắng về sự an toàn của bản thân sản phụ trong quá trình sinh có điểm trung bình tương đối cao và xấp xỉ nhau lần lượt là 1,73 (SD = 0,93), 1,73 (SD = 0,90). Yếu tố lo lắng về cân nặng của thai nhi và yếu tố lo lắng về đau đớn khi sinh/ mổ đẻ có điểm trung bình thấp nhất và bằng nhau 1,11 (SD = 0,82).

Bảng 3.7 Stress gây nên bởi thay đổi về ngoại hình và hoạt động thể chất (N = 82)

Lo lắng về việc tăng cân 0,22 ± 0,45 Lo lắng về những mảng nâu/nám da xuất hiện trên

khuôn mặt 0,20 ± 0,43 Nhận thức về việc mất khả năng kiểm soát về tư thế

vận động (đi đứng, ngồi, nằm,...) 0,26 ± 0,54

Lo lắng về thay đổi ngoại hình 0,26 ± 0,58

Nhận xét :

Yếu tố lo lắng về thay đổi ngoại hình và yếu tố nhận thức về việc mất khả năng kiểm soát về tư thế vận động (đi, đứng, ngồi, nằm,..) có điểm trung bình cao nhất và bằng nhau lần lượt 0,26 (SD = 0,58) và 0,26 (SD = 0,54).

Bảng 3.8 Những yếu tố stress khác (N = 82)

Nhận thức về việc thiếu khả năng để chăm sóc trẻ 1,09 ± 0,86

Nhận thức về việc thiếu khả năng đáp ứng đƣợc cho trẻ

một môi trường sống tốt 0,99 ± 0,69 Lo lắng tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng sau khi có con 0,45 ± 0,59

Nhận xét:

Yếu tố nhận thức về việc thiếu khả năng để chăm sóc trẻ có điểm trung bình cao nhất là 1,09 (SD = 0,86).

Yếu tố lo lắng tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng sau khi có con có điểm trung bình thấp nhất là 0,45 (SD = 0,59).

3.3 Các yếu tố liên quan đến stress ở thai phụ

Bảng 3.9 Các yếu tố liên quan đến stress ở thai phụ tham gia nghiên cứu (N = 82) Tuổi ≤ 25 5 34,4 ± 17,05 F(2,79) = 2,72 26 - 35 67 27,8 ± 14,20 P > 0,05 ≥ 36 10 18,4 ± 9,75 Tôn giáo Không 51 27,4 ± 15,47 F(2,79) = 0,04 Phật giáo 21 26,7 ± 12,07 P > 0,05

Thiên chúa giáo 10 26,1 ± 12,84

Trình độ học vấn

Trung học cơ sở 2 19,0 ± 15,56 F(3,78) = 0,75 Trung học phổ thông 17 25,5 ± 15,99 P > 0,05

Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học 61 28,1 ± 12,87 Sau đại học 2 16,5 ± 6,36 Người ở cùng Bố mẹ chồng 19 33,1 ± 14,16 F(2,79) =5,18 Bố mẹ ruột 7 14,0 ± 14,71 P < 0,01 Nhà riêng 56 26,6 ± 13,19 Lần mang thai thứ Lần đầu 28 34,9 ± 13,57 F(2,79) = 2,39 Lần 2 36 23,4 ± 12,75 P < 0,01 Lần 3 16 21,5 ± 13,79

Lần 4 2 26,0 ± 12,72

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tình trạng stress giữa các nhóm thai phụ ở cùng bố mẹ chồng, bố mẹ ruột hay ở riêng (F (2,79) = 5,18, P < 0,01) và lần mang thai hiện tại (F (2,79) = 2,39, P < 0,01).

Trong đó nhóm phụ nữ mang thai ở cùng với bố mẹ chồng thì có tỷ lệ bị stress cao nhất với điểm trung bình là 33,1 (SD =14,16), nhóm phụ nữ mang thai ở nhà riêng có tỷ lệ bị stress cao thứ 2 với điểm trung bình là 26,6 (SD =13,19) và cuối cùng là nhóm ở với bố mẹ ruột có tỷ lệ bị stress thấp nhất với điểm trung bình 14 (SD = 14,71).

Nhóm phụ nữ mang thai lần đầu có điểm số về stress cao nhất với điểm trung bình 34,93 (SD = 13,57), xếp hạng thứ hai là nhóm phụ nữ mang thai lần thứ 4 với điểm trung bình là 26,0 (SD = 12,72), nhóm phụ nữ mang thai lần 2 có tỷ lệ stress cao thứ 3 với điểm trung bình 23,4 (SD =12,75) và cuối cùng là nhóm phụ nữ mang thai lần 3 có tỷ lệ bị stress thấp nhất với điểm trung bình 21,5 (SD =13,79).

Nhìn chung điểm số stress ở phụ nữ mang thai có độ tuổi dưới 25 tuổi ( X = 34,4, SD = 17,05) cao hơn 2 độ tuổi còn lại. Phụ nữ theo tôn giáo hay không tôn giáo có tỷ lệ stress xấp xỉ nhau với lần lượt là ( X = 26,7, SD = 12,07) và ( X =27,4, SD = 15,47). Nhóm phụ nữ mang thai có trình độ học vấn là Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học có tỷ lệ stress cao nhất ( X = 28,1, SD = 12,87),nhóm phụ nữ có trình độ học vấn sau đại học ( X = 16,5, SD = 6,36). Tuy nhiên sự khác nhau giữa các nhóm trên không có ý nghĩa thống kê với P > 0.05.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện trên 82 thai phụ, khám thai tại khoa Phụ sản trung tâm Y tế quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng và tỷ lệ trả lời là 100%.

Đa số thai phụ tham gia nghiên cứu này thuộc nhóm tuổi từ 26 tuổi đến 34 tuổi chiếm 82%. Tiếp theo là nhóm >=35 tuổi với 12%, thấp nhất là nhóm <=25 tuổi (6%). Theo một số nghiên cứu độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi là độ tuổi lý tưởng để mang thai. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Engidaw và các cộng sự (2017) trên 396 thai phụ thì có đến 52,5% phụ nữ ở nhóm tuổi dưới 24 mang thai. Tuổi trung bình của những người được hỏi là 25 (SD = 5,44) tuổi [13].

Tất cả phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu đều là dân tộc Kinh chiếm 100%. Phần lớn phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu không theo tôn giáo nào chiếm 62,2%, còn lại có 25,6% phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo Phật giáo và 12,2 % phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo Thiên Chúa giáo.

Tuy nhiên tùy vào từng khu vực thì có các tôn giáo khác nhau. Theo nghiên cứu của Engidaw và các cộng sự (2017) có 57% phụ nữ theo đạo Hồi và 37,3% phụ nữ theo Cơ đốc giáo [13].

Về trình độ học vấn từ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 74,4%, trong khi đó trong nghiên cứu của A. Boakye-Yiadom và các cộng sự trên 396 phụ nữ mang thai ở những bệnh viên vùng Bale, Nam Ethopia có 43,5 % dân số được nghiên cứu mù chữ, 24% đạt trình độ học vấn cơ bản, 21,4% đạt trình độ trung học cơ sở và chỉ có 11% đạt trình độ đại học [23].

Nghề nghiệp của phụ nữ mang thai tham gia cứu chủ yếu là kinh doanh buôn bán chiếm 45,1%, công nhân viên chức, công nhân, nội trợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 28%, 14,6% và 12,2%, kết quả này khả quan hơn với kết quả của nghiên cứu của A. Boakye-Yiadom và các cộng sự (2015) thì hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao 57,8% [23].

Hầu hết phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu ở nhà riêng chiếm tỷ lệ cao hơn 79,3%, còn lại ở nhà trọ chiếm 20,7%. Hơn 2/3 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu ở riêng chiểm 68,3%, còn lại ở với bố mẹ chồng chiếm 23,2%, ở với bố mẹ để chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,5%. Hơn một nửa phụ nữ mang thai tham gia

nghiên cưú cho biết tình hình tài chính là đủ chiếm 57,3%, còn lại có 41,5% trong số họ cảm thấy tình hình tài chính gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu và 1,2% cho thấy tình hình tài chính không đủ.

Số phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu có tuổi thai ở ba tháng cuối của thai kì chiếm số tỷ lệ cao nhất với 61%. Theo sau là những thai phụ đang trong thời kỳ ba tháng giữa với 30,5% và chỉ có 8,5% phụ nữ đang mang thai ở ba tháng đầu. Trong nghiên cứu của Qingzhi Hou và các cộng sự (2018) phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu đang ở ba tháng cuối của thai kì chiếm tỷ lệ cao nhất 71,3% [21].

4.2 Tình hình stress của thai phụ

4.2.1 Đánh giá tổng thể về tình hình stress và lo âu của thai phụ

Trong nghiên cứu này, khoảng điểm stress thực tế ở phụ nữ mang thai là từ 1 đến 64 điểm. Điểm trung bình stress của phụ nữ mang thai là 1,41 (SD =0,54), stress ở mức độ vừa, kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) cũng sử dụng thang đo SPRS cho điểm stress trung bình là 0,63 (SD = 0,38), mức độ stress ở mức độ thấp [15].

Trong nghiên cứu này, 100% phụ nữ mang thai đều nhận thấy các triệu chứng stress nhưng ở những mức độ khác nhau. Stress ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất 61 %. Tiếp theo là stress ở mức độ vừa 36,6 %. Mức độ stress cao chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,4 %. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Tang Xian và cộng sự (2019) trên 1204 phụ nữ mang thai ở Chongqing, Trung Quốc có 91,86% phụ nữ bị stress trong thời kì mang thai [43]. Tỷ lệ này cũng cao hơn so

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w